MỤC LỤC
Phương pháp so sánh là phương pháp được sử dụng nhiều trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để xác định được mức độ và xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích so với kỳ gốc đã chọn. - So sánh số liệu của doanh nghiệp với các số liệu trung bình ngành hoặc của doanh nghiệp khác để có thể thấy được mức độ hoàn thiện các chỉ tiêu của doanh nghiệp đang tiến hành phân tích.
- So sánh tuyệt đối và tương đối của chỉ tiêu thời kỳ hiện tại so với kỳ gốc để rút ra các thay đổi trong hoạt động của doanh nghiệp cũng như các xu hướng có thể xảy ra trong tương lai. Tiêu biểu cho phương pháp phân tích nhân tố là phương pháp phân tích tình hình tài chính sử dụng phương trình Dupont đối với các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có trong các báo cáo tài chính khác, đồng thời giải thích thêm một số chỉ tiêu chưa được các báo cáo tài chính trình bày cụ thể và rừ ràng.
Từ việc đánh giá tổng quát, ta cần nắm được những thông tin chung nhất về tình hình hiện tại của công ty cũng như xác định được khả năng sinh lời hiện tại của công ty và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, dựa trên các kết luận được rút ra trong quá trình phân tích, ta có thể đề nghị các giải pháp để khắc phục các nhược điểm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm gia tăng khả năng sinh lợi trong tương lai của doanh nghiệp.
Từ những biến động trong từng khoản mục tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, ta sử dụng nhóm chỉ tiêu tỷ trọng tài sản và nguồn vốn để rút ra sự thay đổi trong cơ cấu của cấu trúc tài chính doanh nghiệp, từ đó có thể có các kết luận về ảnh hưởng của chính sách tài trợ và cơ cấu vốn lên kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng tài sản hiệu quả hay không, thời gian luân chuyển vốn ngắn hay dài đều có tác động lớn đến khả năng sinh lợi của doanh nghiệp do các yếu tố này đều tác động đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tác động đến lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Trong lĩnh vực truyền thống sửa chữa tàu biển: công ty chủ yếu sửa chữa các phương tiện nổi dùng cho mục đích quốc phòng, các loại vận tải biển từ 50 đến 300 tấn, tàu đánh cá, xà lan, tàu dầu kéo,… Khách hàng chủ yếu là các đơn vị vân tải biển thuộc các tỉnh miền Trung. - Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp việc cho giám đốc, có quyền đề xuất và tham gia xây dựng kinh tế kĩ thuật, xây dựng đơn giá lương thực và phương án chi trả lương ở xí nghiệp, chịu trách nhiệm trước giám đốc, tập thể người lao động ở xí nghiệp và kết quả kinh doanh ở xí nghiệp. - Phó giám đốc chính trị: được giám đốc và Đảng ủy ủy quyền trong công việc thực hiện hướng dẫn, tiến hành tổ chức công tác Đảng, công tác chính trị, trực tiếp phụ trách ban chính trị, chỉ tạo lĩnh vực tổ chức nhân sự, quản trị hành chính, bảo vệ nội bộ và công tác bảo vệ ở công ty.
Hàng ngày, từ các chứng từ gốc bằng phân tích phần chi, phần tạm ứng, phần nhập vật tư, phần xuất vật tư,… sau khi kiểm tra, kế toán tiến hành ghi vào Bảng kê ghi Có TK (tất cả Bảng kê đều được lập theo các TK bên Có của nhân viên), kế toán tổng hợp căn cứ vào đó để lập các chứng từ ghi sổ vào cuối kì. Do đơn vị mở sổ kế toỏn chi tiết như sổ theo dừi tạm ứng, sổ chi tiết vật tư… nên đồng thời với việc ghi nhận chứng từ ghi sổ, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các Sổ kế chi tiết, lập các Bảng tổng hợp chi tiết để đưa vào Bảng kê ghi có để đối chiếu với Bảng cân đối số phát sinh.
Tuy có sự biến đổi không đồng đều giữa các khoản mục nhưng tổng tài sản của doanh nghiệp qua ba năm hoạt động nhìn chung đang có xu hướng tăng đã thể hiện nỗ lực rất lớn của doanh nghiệp trong việc đầu tư tài sản của mình nhằm phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Nguồn vốn chủ sở hữu có thời gian sử dụng vốn lâu dài và mang tính ổn định, tuy có tăng lên qua ba năm nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn chứng tỏ năng lực tự chủ về tài chính của doanh nghiệp còn thấp mặc dù doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao nguồn vốn này. Đến cuối năm 2009 tỷ suất này lại tăng lên 281,24% như vậy qua ba năm mặc dù doanh nghiệp đã có những nỗ lực trong việc gia tăng vốn chủ sở hữu tuy nhiên mức độ tăng thấp nên tính tự chủ của doanh nghiệp vẫn chưa cao, do đó khả năng tài trợ của vốn chủ đối với các khoản nợ là rất thấp.
Tuy nhiên, việc duy trì một tỷ trọng nợ cao trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp về lâu dài có thể ảnh hưởng tiêu cực đến bộ mặt tài chính của doanh nghiệp, làm giảm mức độ tín nhiệm tín dụng của doanh nghiệp và gây khó khăn trong vay vốn sau này. Khả năng ổn định của nguồn tài trợ chưa cao và có xu hướng giảm dần qua ba năm, điều này cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn vay từ bên ngoài, là rất khó khăn đối với doanh nghiệp khi mà tỷ suất nguồn vốn tạm thời chiếm tỷ trọng cao như hiện nay là 70,37%. Số vòng quay nợ phải thu của doanh nghiệp tăng dần theo thời gian, vào năm 2009 là 0,68 và năm 2010 là 0,94 chứng tỏ doanh nghiệp có cải thiện trong công tác quản lý và thu hồi nợ, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn bởi các đối tác kinh doanh và góp phần gia tăng hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp, như đã nêu tại mục 1.2.6.4, ta tiến hành phân tích Dupont để xác định mức độ của các nhân tố thành phần đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, cụ thể là hai chỉ tiêu sinh lợi ROA và ROE.
Từ các nhận định trên, ta có thể có được cái nhìn khái quát về những điểm tồn tại của doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp thích hợp để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp một các đúng đắn.
Đối với việc gia tăng vốn chủ sở hữu, tuy đem lại cho doanh nghiệp mức độ an toàn tài chính cao, tuy nhiên việc huy động vốn tương đối khó khăn và bị động, ngoài ra còn tác động theo hướng giảm ROE của doanh nghiệp nếu quy mô hoạt động của doanh nghiệp không gia tăng. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dụng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc có thể với số vốn như cũ nhưng doanh nghiệp mở rộng đươc quy mô sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn. Thể hiện của đòi hỏi này là tài sản cố định phải được bố trí với cơ cấu hợp lý, thời gian hoạt động cũng như năng lực của tài sản cố định phải được huy động tới mức tối đa nhằm không ngừng tăng sản lượng, tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm góp phần tăng sức cạnh tranh để đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Đối với những máy móc quá cũ, không còn phù hợp cho sản xuất, tức là những tài sản cố định đã khấu hao hết và không còn sử dụng được nữa thì doanh nghiệp nên có kế hoạch thanh lý hoặc nhượng bán tài sản cố định nhằm quay vòng vốn để có thể mua mới hoặc thuê tài chính để bù vào những tài sản cố định đã được thanh lý này. Nhưng do đặc điểm hoạt động kinh doanh đóng mới và sửa chữa tàu biển là nguyên vật liệu giao thẳng không nhập kho, đồng thời các hợp đồng đóng tàu có thời gian lắp đặt dài trong khi thời gian lắp đặt chưa tạo ra sản phẩm nhưng sử dụng nhiều vật tư, nhân lực của xã hội.