Ngôn ngữ trong tiểu thuyết Một mình một ngựa của Ma Văn Kháng

MỤC LỤC

Thể loại tiểu thuyết và đặc điểm ngôn ngữ tiểu thuyết .1 Về thể loại tiểu thuyết

Lịch sử hình thành và phát triển của tiểu thyết đã để lại cho nền văn học thế giới những thành tựu rực rỡ: từ những tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đến những tác phẩm đồ sộ của tiểu thuyết hiện thực phê phán phương Tây; từ dòng chảy của tiểu thuyết sử thi hoành tráng trong văn học Nga đến những nguồn mạch văn chương hiện thực huyền ảo châu Mỹ - Latinh, sự trỗi dậy và vượt thoát truyền thống của những nền văn học châu Á,…Những mô hình ấy đã tạo dựng nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kì đã qua tính từ khi hình thành thể loại. Tiểu thuyết đối thoại của Dostovski với con người đời tư được đặt trong tương quan với cả thế giới… Thế kỉ 20, tiểu thuyết phương Tây phát triển trong sự đa dạng đối nghịch nhau về nhiều mặt, bên cạnh những thành tự của tiểu thuyết hiện thực với khuynh hướng hiện thực phê phán hoặc khuynh hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, hướng sáng tác mới của M.Proust, J.Joyce, F.Kafka lại cho thấy một loạt các nguyên tắc tiểu thuyết vốn đã thành truyền thống trước kia bị biến đổi: độc thoại nội tâm bao trùm các tác phẩm như một thủ pháp của tiểu thuyết dòng ý thức; sự xáo trộn liên tục các bình diện thời gian và không gian, các mảng đời sống hiện thực hòa quyện cùng huyền thoại, xuất hiện người kể chuyện không toàn năng khi trong lời kể có cả cái biết lẫn cái không biết, các khách quan lẫn chủ quan. Cùng với trào lưu thơ mới, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam 1930 – 1945 có những bước tiến vượt bậc và thành ự lớn với hai khuynh hướng sáng tác: nhưng cây bút nổi tiếng của Tự lực văn đoàn, những người đã thúc đẩy sự hình thành thể loại như Nhất Linh, Khái Hưng, Thách Lam và những nahf văn hiện thực phê phán như Ngô Tất Tố, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Haon, Nguyên Hồng…Trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc ( chống Pháp và chống Mỹ), đội ngũ các nhà tiểu thuyết Việt Nam ngày càng đông đảo ( Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc…).

Tác giả Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Một mình một ngựa .1. Vài nét về Ma Văn Kháng và sáng tác của Ma Văn Kháng

Tác giả Trần Cương trong bài viết Mùa lá rụng trong vườn - Một đóng góp mới của Ma Văn Kháng cũng nhận xét: Càng ngày, sự kết hợp giữa miêu tả và biểu hiện ở Ma Văn Kháng càng nhuần nhụy với văn chương duyên dáng và trong sáng ( có gọt giũa nhưng không cầu kì, kiểu cách theo lối làm văn) cùng với các thủ pháp nghệ thuật đã được vận dụng một cách thuần thục như dùng ẩn dụ, so sánh, liên tưởng, lập thế tương phản, song hành,sử dụng đối thoại…tất cả những cái đó không bề bộn, rối rắm mà được điều hành nhịp nhàng cân đối bởi một tư duy nghệ thuật cần mẫn sắc sảo. Bằng sự phát hiện nhạy bén, phân tích tâm lí vững vàng, nhận thức sắc sảo đặc biệt của nhà văn chính luận…Ma Văn Kháng đã dẫn độc giả cùng Toàn ( một thầy giáo dạy văn. – nhân vật chính của tiểu thuyết) thâm nhập, hòa đồng vào cơ quan đầu não của tỉnh Hoàng Liên, gặp gỡ tiếp xúc với từng người để hiểu cặn kẽ về họ từ ngoại hình, li lịch xuất thân, quá trình công tác, cái tốt lẫn cái xấu, những việc làm thăng hoa bay bổng và cả những phút yếu lòng sa ngã xuống vực thẳm. Tự truyện là một thể loại hình thành và phát triển sớm trên thế giới, gắn liền với những tên tuổi như L.Tônxtoi ( Thời thơ ấu), J.Rutxo (Tự thú)… Ở Việt Nam, tự truyện xuất hiện trong văn học giai đoạn 1930 – 1945 với Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng, Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn của Nam Cao…và đã làm nên một cuộc cách mạng nghệ thuật ở những mức độ đậm nhạt khác nhau.

Tiểu kết chương 1

Trong các đơn vị ngôn ngữ: âm vị, hình vị, từ,câu thì từ là đơn vị có thể định danh, nhưng trong ngữ đoạn, từ còn có chức năng phân biệt nghĩa, bộc lộ ý nghĩa này thành yếu tốt cấu tạo giống như hình vị hoặc có thể đảm nhiệm chức năng thông báo khi trở thành câu. Từ ghép phân nghĩa ( còn gọi là từ ghép chính phụ, từ ghép phụ nghĩa, từ ghép phân loại) thường gồm một hình vị mang nghĩa tổng loại chung ( về sự vật, hoạt động, thuộc tính) và hoặc một số hình vị đứng sau có tác dụng phân hóa nghĩa: xe đạp, xe máy, xe công nông, xe xích lô…máy bay, máy cày, máy kéo, máy nổ, máy khoan, áo bông, áo vải, áo len…tốt bụng, tốt tính, tốt nết, tốt phúc….mát lòng, mát tay, mát tính, mát đầu…nhà văn, nahf báo, nhà phê bình, nhà thơ…. Khi các cá nhân thực hiện hoạt động và kết hợp với nhau thì các từ cần thiết trong vốn từ được huy động và kết hợp với nhau thành các đơn vị lớn hơn (cụm từ, câu, văn bản) để thể hiện các nội dung giao tiếp và làm cơ sở để các cá nhân đạt mục tiêu giao tiếp.

Chúng đã xuất hiện nhiều trong sáng tác của các nhà văn đàn anh đi trước như Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân..và gần hơn, cùng thời với Mã Văn Kháng, có các tác giả như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái..cũng rất sở trường trong việc đưa lớp từ khẩu ngữ đã phát huy tác dụng, tăng sức biểu cảm, sức hấp. Nhưng trong mỗi sáng tác của Ma Văn Kháng nói chung, tiểu thuyết một mình một ngựa nói riêng, lớp từ này lại được sử dụng rất khéo, phù hợp với từng hoàn cảnh, từng nhân vật, do đó đã phát huy được ưu thế của nó trong tác phẩm. Thứ nhất, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Một mình một ngựa không nhiều nhưng ở mỗi nhân vật, tùy thuộc vào giới tính, địa vị, tính cách, tâm trạng, quan hệ..mà khi giao tiếp, tác giả đã khoác cho họ một thứ ngôn ngữ phù hợp.

Cuối thế kỉ XX, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã nhận thấy sự hạn chế của các hướng tiếp cận hoặc chỉ dựa vào hình thức hoặc chỉ dựa vào nội dung ý nghĩa nên đã chủ trương đề xuất các định nghĩa về câu có sự kết hợp cả nội dung và hình thức. Để tìm hiểu đặc điểm câu văn trong tiểu thuyết Một mình một ngựa, chúng tôi lựa chọn định nghĩa về câu của tác giả Đỗ Thị Kim Liên: Câu là dơn vị dùng từ đặt ra trong quá trình suy nghĩ, được gắn với ngữ cảnh nhất định nhằm mục đích thông báo hay thể hiện thái độ đánh giá. - Câu đơn bình thường: Là câu có tính chất độc lập về ngữ pháp, có đủ nòng cốt C – V, có ngữ điệu kết thúc và biểu đạt một ý nghĩa tương đối trọn vẹn.Thông thường, cây đơn bình thường có chủ ngữ do danh từ (hay cụm danh từ đảm nhận) và vị ngữ do động từ, tính từ (hay cụm động từ, cụm tính từ đảm nhận); ngoài ra, các từ loại khác cũng có khả năng làm vị ngữ.

Câu đơn có thành phần phụ tức là ngoài nòng cốt C – V ra còn có các thành phần khác như trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ, giải thích ngữ…Khảo sát tiểu thuyết Một mình một ngựa, chúng tôi nhận thấy loại câu anyf có tần số xuất hiện khá cao. Thông thường câu có thành phần chuyển tiếp được dùng nhiều trong văn bản khoa học để thể hiện tính logic của nội dung, nhất là các từ dùng để liên kết, chuyển tiếp như tóm lại, cuối cùng, tất nhiêu, do, vì…Nhưng qua khảo sát chúng tôi thấy trong tiểu thuyết một mình một ngựa cũng xuất hiện nhiều những từ ngữ này. Thực ra, đây là câu có đủ hai thành phần nhưng bị tỉnh lược bớt một thành phần(chủ ngữ) nhờ sự có mặt của câu đứng trước.Tìm hiểu câu đặc biệt trong tiểu thuyết Một mình một ngựa, chunsg tooi chir xin đi sâu vào hai tiểu nhóm còn lại là câu đặc biệt tự thân và câu đặc biệt tách biệt.

Và ở hai câu sau, bổ ngữ khác lạ hẳn và bổ ngữ vui và thanh thản lắm không những được tách thành câu riêng mà nó còn được lặp lại để nhấn mạnh sự khác lạ của hội nghị, đó là điều không bình thường, và nhấn mạnh tâm trạng trái ngược của nhân vật. Một số thành ngữ tục ngữ như lục phủ ngũ tạng, tả xung hữu đột, diễu vừ dương oai, vượng phu ớch tử, bỡnh dõn tối dạ học giả yếu chim, quõn tử lộ hình tiểu nhân lộ tướng, xà hành tước bộ, thần thiêng tại bộ hạ, nhân sinh thức tự đa ưu hoan.

Bảng 2: Bảng số lượng câu đơn đặc biệt
Bảng 2: Bảng số lượng câu đơn đặc biệt