MỤC LỤC
Hiện nay trên thế giới áp dụng nhiều kỹ thuật hiện đại và có giá trị cao trong chẩn đoán TDMP do lao nhưng những dấu hiệu lâm sàng TDMP vẫn được chú ý và được nghiên cứu một cách đầy đủ hơn với các công trình của Chan C.H, Follador E.C [42], [45]. - Đau ngực: đau có thể có trước TDMP vài tuần hoặc vài tháng vì vậy các bệnh nhân có triệu chứng đau ngực cần phải khám kỹ để tránh bỏ sót, đau liên tục, tăng lên khi bệnh nhân ho, đau xuyên ra sau lưng và lên lách [31]; Tỷ lệ đau ngực trong TDMP do lao cũng khác nhau tuỳ theo từng nghiên cứu cụ thể. Theo Kinasewitz G.T khi siêu âm có tần số cao hướng trực tiếp vào khoang lồng ngực thì sóng siêu âm không được phản chiếu do nhu mô phổi chứa đầy khí, nhưng khi trong khoang màng phổi có dịch thì sóng siêu âm được phản chiếu do vậy trên màn hình xuất hiện khoảng trống siêu âm.
* Bệnh nhân không có các tiêu chuẩn trên sẽ được loại trừ ra khỏi nhóm nghiên cứu.
- Nhận định màu sắc DMP - Đánh giá tổng lượng DMP - Số lần chọc hút DMP - Thời gian hết DMP. - Tổn thương màng phổi: - Vách hoá màng phổi - Dày màng phổi đơn thuần - Dày dính màng phổi - Vôi hoá màng phổi. - Tương quan mức độ dịch của hình ảnh siêu âm với kết quả chọc hút dịch màng phổi.
+ Phản ứng Mantoux: tiến hành thử phản ứng cho tất cả các bệnh nhân bằng dung dịch Tuberculin với liều lượng 1/10ml, tiêm vào trong da ở vị trí 1/3 trên mặt trước ngoài cẳng tay. Đánh giá kết quả phản ứng Mantoux dựa theo chương trình chống lao quốc gia bằng cách đo đường kính ngang cục sẩn sau tiêm 72h bằng thước nhựa có vạch [32]. * Chụp Xquang phổi chuẩn và nhận định kết quả được thực hiện tại khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Lao và bệnh phổi Thái nguyên.
* Siêu âm màng phổi được thực hiện tại phòng siêu âm khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh phổi Thái Nguyên với các máy siêu âm có độ phân giải cao;. - Hỡnh ảnh màng phổi bỡnh thường: hai đường tăng õm rừ nột trượt lờn nhau theo nhịp thở là lá thành và lá tạng màng phổi. - Hình ảnh TDMP tự do: ổ trống âm hình lưỡi liềm ở phía trên cơ hoành khi bệnh nhân được khám ở tư thế nằm ngửa.
TDMP mức độ II: khi thấy có dịch xấp xỉ mặt hoành hoặc dịch đã vượt qua mặt hoành song chiều cao cột dịch đo từ điểm cao nhất vòm hoành lên trên không quá 2cm. - Hình ảnh TDMP có vách ngăn: thấy nhiều ổ trống âm hoàn toàn hoặc các ổ thưa âm có hình dạng và kích thước khác nhau, ngăn cách giữa các ổ dịch là các vách (thể hiện là các dải tăng âm nằm trong khoang màng phổi). - Hình ảnh TDMP khu trú: ổ trống âm hoặc thưa âm thành mỏng hay dày nằm ở các vị trí bất kỳ, ít thay đổi khi bệnh nhân chuyển tư thế.
- Vôi hoá màng phổi: hình mảng tăng âm thường thấy trên nền màng phổi dày, thường là lỏ tạng, phỏt hiện rừ khi cú TDMP.
Không thấy ổ trống âm và không thấy sự trượt của hai đường tăng âm màng phổi khi thở. - Với các trường hợp có dịch: nghiên cứu hình dạng ổ dịch, đánh dấu vị trí chọc hút dịch màng phổi.
Nhận xét: trên hình ảnh Xquang gặp chủ yếu là tổn thương thâm nhiễm, chiếm tỷ lệ 25,4%. Kết quả đánh giá tương quan mức độ dịch của hình ảnh siêu âm với kết quả chọc hút DMP.
Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Điện số bệnh nhân có nghề nghiệp làm ruộng chiếm tỷ lệ (30%), lao động tự do là (27,5%) [10]; Điều này chứng tỏ những người có nghề nghiệp nặng nhọc, thu nhập thấp hoặc già yếu thì sức đề kháng giảm, khả năng mắc bệnh sẽ tăng lên. Sở dĩ có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu như vậy chúng tôi cho rằng xã hội ngày càng phát triển, vấn đề về sức khoẻ của mỗi người ngày càng được quan tâm nhiều hơn nên họ đã ý thức được tầm quan trọng của việc khám chữa bệnh cộng thêm với sự phát triển của các kỹ thuật chẩn đoán hiện có, so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Huy Điện thì tỷ lệ bệnh nhân vào viện được xác định chẩn đoán dưới 4 tuần của chúng tôi cao hơn, đặc biệt thời gian từ lúc khởi phát đến khi được xác định chẩn đoán dưới 2 tuần chiếm 61,8% so với 37,5% [10]. Theo Mai Văn Khương và Hoàng Minh thì cần phải tiến hành chọc hút dịch màng phổi một cách sớm nhất, triệt để sẽ tránh được hiện tượng dầy dính và vách hoá màng phổi sau này [18], [23]; Vì vậy mà thời gian xác định chẩn đoán bệnh sớm khi vừa mới khởi phát là việc làm hết sức cần thiết nó có tác dụng tích cực đến kết quả điều trị.
Theo chúng tôi sự liên quan giữa sốt và lao là chặt chẽ, khi có TDMP trên 1 bệnh nhân có sốt cũng sẽ là một dấu hiệu quan trọng giúp cho hướng tới nguyên nhân do lao, tuy nhiên không phải lúc nào bệnh nhân TDMP do lao cũng có sốt, điều đó được minh chứng qua nghiên cứu của chúng tôi thấy có 16,4% bệnh nhân không hề có sốt nhưng khi được điều trị bằng các thuốc chống lao và hút dịch lại cho kết quả rất tốt. Phải chăng có một số ít bệnh nhân không sốt do số lượng dịch ít trong khoang màng phổi, nhận định đó đã được Cronpton J và CS nhắc tới trong những nghiên cứu trước đó [43]; Kết quả này cũng tương đối phù hợp với nghiên cứu của Richar W Light thấy bệnh nhân không sốt. Theo chúng tôi nghĩ màu sắc DMP chỉ có giá trị gợi ý vì nhiều trường hợp do ung thư DMP cũng màu vàng chanh, cái quan trọng nhất là theo dừi tiến triển của DMP trong quỏ trỡnh điều trị và khả năng tỏi tạo của dịch, điều này mới có giá trị quyết định cho việc hướng đến nguyên nhân.
Theo Hoàng Minh trong chẩn đoán TDMP thì các xét nghiệm hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu, tốc độ máu lắng góp phần cho chẩn đoán (nếu do lao, công thức bạch cầu, thường có tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính, tốc độ máu lắng tăng cao, khác với nguyên nhân ung thư chỉ số này thường không tăng [23]). Đây là một xét nghiệm dễ làm ít tốn kém nhưng ở nước ta tỷ lệ tìm được AFB thấp, cho nên theo chúng tôi trong tương lai chúng ta cần phải tăng cường mọi biện pháp để xác định AFB trong DMP bằng việc xét nghiệm nhiều lần, số lượng dịch gửi xét nghiệm càng nhiều càng tốt và phải cấy DMP ở mỗi lần chọc hút DMP. Theo Bùi Xuân Tám trong TDMP do lao thấy có tổn thương lao ở phổi kèm theo như lao nốt, lao thâm nhiễm, hang lao, tuy nhiên khi lượng dịch nhiều, màng phổi dày dính thì tổn thương nhu mô phổi không thấy được do bị che lấp lúc đó cần chọc hút hết DMP, kiểm tra lại Xquang, hoặc chụp cắt lớp vi tính tìm tổn thương nhu mô phổi [35].
Kết quả của chúng tôi gặp nhiều hơn so với kết quả nghiên cứu của Cung Văn Công (gặp 11,3% trường hợp TDMP vách hoá); Nhưng so với kết quả nghiên cứu của Akhan O và CS thấy rằng bệnh nhân TDMP do lao có vách hóa màng phổi chiếm tỷ lệ 90% [41]; thì kết quả của chúng tôi thấp hơn. Sở dĩ có sự khác biệt đó vì đa phần bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều đến viện khám sớm khi mới bắt đầu các triệu chứng đầu tiên của bệnh, họ được tiến hành siêu âm ngay để xác định mức độ tràn dịch trong khoang màng phổi, vì thế số bệnh nhân TDMP ở mức độ I và II của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn trong nghiên cứu là hợp lý, và tỷ lệ thuận với kết quả nghiên cứu trong (bảng 3.10) cho thấy thời gian hết DMP dưới 2 tuần là (72,7%). Qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, khi TDMP mức độ I và II càng chiếm tỷ lệ cao thì thời gian hết dịch MP sẽ càng được rút ngắn lại, do vậy trong lao màng phổi cần tiến hành siêu âm sớm, xác định ngay mức độ tràn dịch để từ đó tiến hành điều trị một cách tích cực ngay từ đầu, sẽ giúp cho quá trình điều trị hết DMP trên lâm sàng đạt được hiệu quả cao.