Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

Thực trạng nguồn nhân lực của đơn vị .1. Số lượng

Trong đó có đồng chí Trưởng phòng 54 tuổi và 03 đồng chí ở độ tuổi 42-49 tuổi, đây là các đồng chí đã công tác lâu năm trong ngành nên nhiều kinh nghiệm tạo điều kiện thuận lợi cho việc kèm cặp, hướng dẫn khi phòng có chuyên viên mới được tuyển dụng. Tỷ lệ nữ trong phòng bằng với tỷ lệ nam,đây lại là thế mạnh của phòng do tính chất đặc thù của ngành Lao động TB&XH phải tiếp xúc với các đối tượng yếu thế của xã hội (người tàn tật, mồ côi, nhiễm HIV, đối tượng người có công với cách mạng..) nên đòi hỏi sự cảm thông, tế nhị và nhẹ nhàng phù hợp với nữ giới đảm nhận.

Bảng 1.2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực phòng
Bảng 1.2: Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực phòng

Cơ sở lí luận về “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn”

Một số khái niệm .1 Khái niệmviệc làm

Theo quy định tại điều 14 của BLLĐ và được quy định cụ thể trong nghị định 39 như sau: Chỉ tiêu tạo việc làm mới là số lao động mới cần tuyển thêm vào làm việc thường xuyên tại doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị và cá nhân sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế do nhu cầu mới thành lập hoặc mở rộng thêm về quy mô và các mặt hoạt động, sắp sếp lại lao động. Ở Việt Nam theo hướng dẫn điều tra lao động việc làm của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội "Người thiếu việc làm là những người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra dưới 40 giờ hoặc có số giờ làm việc nhỏ hơn số giờ quy định và họ có nhu cầu làm việc".

Cơ sở thực tiễn

Lao động nông thôn là một bộ phận của lực lượng lao động, bao gồm toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân) thuộc khu vực địa lý bao trùm toàn bộ dân số nông thôn. Máy móc, thiết bị chưa được áp dụng phổ biến vào sản xuất nên năng suất lao động mang lại không cao bên cạnh đó thời gian nhàn rỗi nhiều làm cho lao động dôi dư ở nông thôn ngày càng tăng.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ

Thực trạng lao động việc làm ở nông thôn Phúc Thọ 1. Tình hình việc làm ở nông thôn Phúc Thọ

    Tỷ lệ thất nghiệp nói chung của huyện đang có xu hướng giảm ở cả thành thị, nông thôn và toàn khu vực nhưng vẫn ở mức tương đối cao so với trung bình cả nước nói chung, nhưng so với tỷ lệ thất nghiệp của Thành phố Hà Nội thì tỷ lệ này vẫn ở mức thấp (Năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp cả nước là 2,31% và của Thành phố Hà Nội là 4,56%). Qua thực trạng lao động việc làm trên ta thấy trong những năm vừa qua (2010 – 2015) tình hình việc làm của người lao động ở nông thôn Phúc Thọ đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo ra sự ổn định, phát triển và nâng cao đời sống cho người lao động ở nông thôn. Đây là thế mạnh của lực lượng lao động nông thôn Phúc Thọ vì lực lượng lao động trong độ tuổi này có ưu thế về sức khỏe, về trình độ, văn hóa, nhanh nhạy nắm bắt kiến thức và tiếp nhận chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn một cách dễ dàng hơn.

    Những chuyển biến tích cực về trình độ văn hóa của người lao động nông thôn Phúc Thọ sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc đẩy mạnh các hoạt động đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tạo thêm việc làm mới cho lực lượng lao động nông thôn của huyện trong thời gian tới.

    Bảng 2.2: Số lượng và tỷ lệ lao động thất nghiệp giai đoạn 2010 – 2015
    Bảng 2.2: Số lượng và tỷ lệ lao động thất nghiệp giai đoạn 2010 – 2015

    Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Phúc Thọ, thành phố Hà Nội

    Trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020, một trong những nhiệm vụ quan trọng để thực hiện mục tiêu Chiến lược của Đảng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 là phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có nhân lực qua đào tạo nghề. - Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành, đoàn thể, các cơ sở dạy nghề, chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, vận động gia đình và người lao động học nghề, tạo việc làm để tăng thu nhập cải thiện cuộc sống, các lớp dạy nghề thiết thực với yêu cầu học tập, có thị trường tiêu thụ sản phẩm nên đã thu hút nông dân tham gia học nghề. Phúc Thọ là huyện có 8 làng nghề, trong đó có 05 làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh Hà Tây cũ công nhận, đó là làng may Thượng Hiệp ở xã Tam Hiệp, làng chế biến nông sản bánh, bún, đậu Linh Chiểu ở xã Sen Chiểu, làng chế biến nông sản tinh bột sắn Hiếu Hiệp ở xã Liên Hiệp, làng chế biến nông sản tinh bột sắn Hạ Hiệp, xã Liên Hiệp, làng dệt thảm thôn Đông xã Phụng Thượng, ngoài ra còn các làng nghề khác sản xuất ra nhiều mặt hàng đa dạng, phong.

    Hiện nay do có chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre (Theo Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre) nên UBND huyện đã chỉ đạo, đầu tư đúng đắn nên đã tạo ra nguồn nguyên liệu tương đối ổn định cung cấp cho sản xuất và thu được nhiều kết quả. Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và đối tượng chính sách khác; Quyết định số 86/2009/QĐ- UBND ngày 07/7/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn cho vay của Quỹ giải quyết việc làm Thành phố uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội Thành phố Hà Nội; Quyết định số 4466/QĐ- UBND ngày 28/8/2009 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân hàng Thành phố uỷ thác qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Hà Nội cho hộ nghèo vay chăn nuôi bò sinh sản. Một trong những văn bản lớn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với vấn đề này là “Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm” Theo đó quỹ cho vay ưu đãi với lãi suất thấp (0,65%) đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới.

    Bảng 2.10. Kết quả tạo việc làm thông qua dạy nghề cho lao động nông thôn Phúc Thọ giai đoạn 2010 – 2015
    Bảng 2.10. Kết quả tạo việc làm thông qua dạy nghề cho lao động nông thôn Phúc Thọ giai đoạn 2010 – 2015

    Đánh giá chung về công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội

    Bình quân số vốn vay đối với một lượt hộ tăng lên, năm 2010 bình quân một lượt hộ chỉ được vay 10 triệu đồng đến năm 2015 con số này tăng lên 20 triệu đồng, đây là thành quả trong việc tạo vốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Công tác đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng ngành nghề, khôi phục nghề truyền thống còn kém hiệu quả do chưa được chú trọng đầu tư hợp lý (nghề làm bún, bánh ở Linh Chiểu – Sen Chiểu; nghề mây tre đan ở xã Tích Giang, Trạch Mỹ Lộc. Như vậy: Để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Phúc Thọ đạt được kết quả như mong đợi là một vấn đề mà cần sự quan tâm nhiều của cấp ủy đảng, chính quyền trong việc hỗ trợ kinh phí GQVL cũng như phương án thực hiện.

    Đối với lao động nông thôn giải quyết việc làm tại chỗ là cần thiết nhất, thông qua phát triển làng nghề truyền thống, dịch vụ, đa dạng hóa các loại cây trồng như: lúa, ngô, khoai, sắn, lạc, đậu … tùy theo từng thời kỳ, đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong thời kỳ mới.

    Bảng 2.23. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm LĐNT và LĐNT qua đào tạo nghề  huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010-2015
    Bảng 2.23. Tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm LĐNT và LĐNT qua đào tạo nghề huyện Phúc Thọ giai đoạn 2010-2015

    MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH

    Phương hướng và mục tiêu 1. Phương hướng

    - Coi giải quyết việc làm là trách nhiệm quan trọng của toàn xã hội, là nhiệm vụ của từng cá nhân, tập thể, các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành trong toàn huyện. - Tạo điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất và kinh phí để thành lập Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện thuận lợi trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn của địa phương. Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động trong ngành Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong ngành Nông lâm ngư nghiệp.

    - Tạo điều kiện môi trường thuận lợi để phát triển, xây dựng giao thông nông thôn điện - đường - trường- trạm, đầu tư vốn, vay vốn mở rộng sản xuất, xây mới mở rộng quy mô các trung tâm giao dịch, chợ nông thôn.

    Một số giải pháp chủ yếu góp phần giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn huyện Phúc Thọ, Thành phố Hà Nội

    - Nắm bắt chặt chẽ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó thực hiện tốt pháp luật lao động đối với người lao động về: Bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ đồng thời là cầu nối trong việc tạo việc làm cho lao động nông thôn vào làm việc tại các doanh nghiệp. - Với trách nhiệm là cơ quan thường trực trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, Phòng Lao động TB&XH huyện sớm tham mưu cho UBND huyện và phối hợp tốt với các ban ngành, đoàn thể trong việc thành lập Trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện tạo điều kiện dạy nghề cho lao động trong huyện. - Làm tốt chức năng cầu nối giữa người lao động và người chủ sử dụng lao động, Phòng tham mưu cho UBND huyện và phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của huyện để tổ chức hiệu quả các hội chợ việc làm, giúp lao động chưa có việc làm và thiếu việc làm trên địa bàn huyện tìm được việc làm phù hợp.

    - Hiện nay Phúc Thọ đã có trung tâm dịch vụ việc làm, xuất khẩu lao động, nhưng chưa có trung tâm tư vấn lao động- việc làm đóng trên địa bàn nông thôn để tư vấn cho người lao động về cách làm ăn, lựa chọn mô hình sản xuất kinh doanh, vay vốn, phù hợp tình hình thực tế từng vùng, từng khu vực mà.