MỤC LỤC
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước để xây dựng một cách toàn diện và hệ thống những cơ sở lí thuyết và cơ sở thực tiễn của vấn đề xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu hiện nay. - Phương pháp thực nghiệm: Đưa những phiếu học tập thiết kế được trong quá trình thực hiện đề tài để áp dụng vào thực tế đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cho học sinh lớp 12 THPT, đánh giá hiệu quả của hệ thống câu hỏi này.
Các tài liệu được chúng tôi tìm hiểu ở các trường phổ thông là những tài liệu mang tính thực tiễn, đã được đưa vào sử dụng và bước đầu thể hiện hiệu quả của nó. - Phương pháp điều tra thực tiễn: Tiến hành tìm hiểu trong thực tế câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu đã được sử dụng như thế nào, trên cơ sở đó đánh giá được tình hình, thực trạng của việc xây dựng câu hỏi đọc hiểu hiện nay.
Văn bản thông tin và câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thông tin trong môn Ngữ văn của học sinh ở THPT
Tổ chức xây dựng hệ thống câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh trong môn Ngữ văn
Thiết kế hoạt động thể nghiệm sư phạm
Nhà nghiên cứu này trong một tài liệu khác là Vấn đề khan hiếm văn bản thông tin ở chương trình lớp Một (The scarcity of informational texts in first grade) đã đưa ra định nghĩa cụ thể về văn bản thông tin như sau (2000): Văn bản thông tin là “văn bản được viết với mục đích chính là chuyển tải thông tin về thế giới tự nhiên và xã hội (đặc biệt là từ những người được giả định là có nhiều hiểu biết hơn tới những người được giả định là biết ít hơn), sử dụng những thuật ngữ để thực hiện mục đích đó” [49; 205]. Đặc điểm viết không theo niên đại của văn bản thông tin được sử dụng để đối lập với một số loại văn bản khác (thuộc loại văn bản phi hư cấu) nhưng lại được viết theo trật tự thời gian như văn bản giải thích (explanation, loại văn bản nói về những điều xảy ra theo trật tự, ví dụ như trật tự của một sự kiện hay trận đánh), văn bản tường thuật (recount) và văn bản hướng dẫn (instructions, văn bản bao gồm một số điểm quan trọng về việc phải làm như thế nào).
Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trí nhớ, tính nhạy cảm, trí tuệ, tính cách của cá nhân”, “Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong phú của cuộc sống” hay “Năng lực thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện để vươn tới một mục đích cụ thể”, “năng lực là tập hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề, hoặc có cách ứng xử phù hợp với bối cảnh phức tạp của cuộc sống”. Nếu ngữ liệu đảm bảo sự phù hợp về nội dung, nghệ thuật đối với mức độ nhận thức của học sinh, đảm bảo mức độ phong phú về hình thức (ngoài định dạng viết có thể là các định dạng khác như tranh vẽ, hình ảnh, kí hiệu,…), mức độ khó (tăng mức độ khó hơn) hay độ dài của văn bản (bổ sung thêm những đoạn ngữ liệu dài hơn nhằm kiểm tra năng lực đọc độc lập, thành thạo và tốc độ đọc của học sinh) thì câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thông tin cũng cần tương thích với ngữ liệu đưa ra, nên tương thích về độ khú (đối với học sinh) và độ phõn biệt để cú thể biết rừ những em cú trỡnh độ khá, giỏi sẽ làm khác với những em có trình độ trung bình và khá như thế nào.
Nắm được thực trạng hiện nay của việc đặt câu hỏi đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh, người giáo viên cần biết mục đích chính hướng đến là kết quả đánh giá đúng thực tế năng lực đọc hiểu của học sinh để đặt những câu hỏi mang tính phát huy khả năng sáng tạo của học sinh, không gò bó theo khuôn khổ có sẵn để giới hạn học sinh phải suy nghĩ theo những cách đã có sẵn. Giáo viên có thể đa dạng hóa các cách ra đề khác nhau như tìm ý, đề xuất ý, viết đoạn văn (những kiểu bài này thường không được quan tâm một cách. đúng mức như vai trò của nó); đảm bảo sao cho câu hỏi tự luận phải phù hợp với mục tiờu học tập; cõu hỏi cần rừ ràng, xỏc định để học sinh hiểu rừ nhiệm vụ mà mỡnh phải thực hiện, trỏnh hỏi nước đụi, khụng rừ ràng; trong cõu hỏi cần cho học sinh biết các tiêu chí được sử dụng để đánh giá bài làm của các em (ví dụ về biểu điểm của câu hỏi); nên giới hạn một độ dài nhất định để học sinh viết một cách có định hướng (có thể giới hạn bằng số dòng, số trang, số từ, số chữ…); đảm bảo học sinh có đủ thời gian để thực hiện các câu hỏi một cách hoàn thiện; khi ra đề tự luận nên ra kết hợp nhiều câu hỏi nhỏ, quy định tỉ lệ điểm phù hợp để đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh một cách chính xác và khách quan hơn.
Theo quy định trong công văn 8773/BGDĐT-GDTrH ngày 30/10/2010 của bộ GD&ĐT cũng như tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh, môn Ngữ văn cấp Trung học phổ thông của Vụ giáo dục trung học, việc xây dựng ma trận đề gồm có 9 bước cơ bản [47; 138] là: liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương…) cần đánh giá; viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy; quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…); quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra; tính số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương…) tương ứng với tỉ lệ %; tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng; tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột; tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;. Khi viết các chuẩn đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy cần lưu ý một số tiêu chí đánh giá sau: chuẩn được chọn để đánh giá phải là chuẩn có vai trò quan trọng trong chương trình môn học, đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình nhiều hơn và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác; Mỗi một chủ đề (nội dung, chương…) nên có chuẩn được chọn để đánh giá; số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề (nội dung, chương…) tương ứng thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề (nội dung, chương…) đó; số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức độ tư duy cao (vận dụng) nhiều hơn.
Khâu chấm bài cần được tổ chức một cách nghiêm túc bởi kết quả chấm bài cho học sinh cũng góp phần định hướng cho giáo viên về cách thức ra câu hỏi, nội dung câu hỏi được phân loại theo độ khó, độ phân biệt, đồng thời giáo viên cũng biết được những học sinh nào có nhận thức tốt, năng lực đọc hiểu văn bản thông tin tốt, những học sinh nào có nhận thức và năng lực đọc hiểu văn bản thông tin chưa tốt để từ đó rút kinh nghiệm, tìm ra phương hướng để giải quyết. Nếu thang đo nhận thức của Bloom chỉ ra rằng có các cấp bậc nhận thức là Nhớ, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá thì cách phõn loại như trờn chỉ rừ giỏo viờn cần tiếp cận đến những yếu tố cụ thể nào để cú thể đánh giá toàn diện năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh (các ý chính, các chi tiết, các yếu tố nghệ thuật, các sự kiện và vấn đề từ trải nghiệm bản thân…) để thuận lợi hơn trong việc xây dựng câu hỏi.
Câu hỏi nắm bắt các ý tưởng và chi tiết chính của văn bản thông tin. - Chuẩn kiến thức: Học sinh nắm được các chuẩn kiến thức cũng chính là các thành phần năng lực đọc hiểu văn bản thông tin như sau: Xác định thông tin từ văn bản; Phát triển thông tin từ văn bản; Kết nối thông tin từ văn bản với kiến thức chung, từ đó vận dụng, suy luận, phản hồi và đánh giá thông tin để giải quyết vấn đề.
Đề kiểm tra
Việc sử dụng phương pháp chuyên gia giúp chúng tôi có định hướng chính xác về tính thiết thực của các câu hỏi mà chúng tôi biên soạn so với tình hình thực tế ở các trường phổ thông, đối với các loại câu hỏi đã có ở các trường phổ thông, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm chứng tính hiệu quả xem có đáp ứng mục đích đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 12 hay không, đối với các loại câu hỏi tương đối mới mẻ, chúng tôi sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia xem nó có thực sự phù hợp với mục đích đánh giá hay không. Đồng thời thu thập ý kiến của các chuyên gia đánh giá về chất lượng, tính khả thi và sự đáp ứng của các câu hỏi trong các đề thi đã được xây dựng ở chương trước; 2 - Bước đầu kiểm chứng khả năng ứng dụng của các kết quả nghiên cứu vào đổi mới việc ra câu hỏi trong môn Ngữ văn lớp 12; 3 - Thể nghiệm để kiểm chứng việc đánh giá được các năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh; 4 - Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các câu hỏi trong việc đánh giá mức độ phát triển năng lực học sinh.