Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực giáo dục của giáo viên THCS ở Tây Bắc Nghệ An hiện nay

MỤC LỤC

Khái niệm năng lực giáo dục của người giáo viên 1 Hoạt động sư phạm và nhân cách của người giáo viên

Năng lực sư phạm 1. Năng lực

Các hoạt động trong cộng đồng bao gồm các hoạt động xã hội chính trị, hoạt động nhân đạo từ thiện, hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường, hoạt động lao động công ích, hoạt động tuyên truyền, hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội, hoạt động giúp đỡ đồng bào vùng khó khăn… Những hoạt động này có tác dụng giáo dục học sinh về các nét tính cách của con người phát triển toàn diện. * Nhóm các yếu tố khách quan như đời sống kinh tế của xã hội và của gia đình, cá nhân; sự tôn vinh và đãi ngộ của xã hội; các điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và của xã hội phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh; các đặc điểm tâm lý và hoàn cảnh của học sinh; các hoạt động bồi dưỡng, phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên của nhà trường phổ thông; các chính sách quản lý của Nhà nước và của Ngành giáo dục đối với nhà giáo…; yếu tố thuộc về đào tạo và bồi dưỡng của nhà trường sư phạm.

Nội dung nghiên cứu

+ Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên THCS, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông trong thời kì mới. Các biện pháp tập trung vào các nhóm: Biện pháp bồi dưỡng năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên hiện đang dạy học trong các trường THCS;.

Các phương pháp nghiên cứu 1. Cách tiếp cận

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Đề tài sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây:. a) Phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Mục đích: Mục đích của phương pháp nghiên cứu tài liệu là xây dựng khung lí luận của việc nghiên cứu thực tiễn; xác định các khái niệm công cụ và cơ sở lí luận của đề tài. - Nội dung: Sưu tầm, tìm hiểu một số tài liệu trong nước và tài liệu nước ngoài về các vấn đề xoay quanh chủ đề hoạt động dạy học và hoạt động giáo dục trong trường phổ thông; các chủ đề về nhân cách, năng lực, năng lực sư phạm và năng lực giáo dục của người giáo viên trong Tâm lí học đại cương, Tâm lí học nhân cách, Tâm lí học sư phạm, Giáo dục học; các tài liệu về chuẩn nghề nghiệp, chuẩn năng lực nghề nghiệp của giáo viên Trung học được ban hành ở các nước và ở nước ta. Trên cơ sở các tài liệu sẽ phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa, hình thành khung lí luận của đề tài. b) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. - Mục đích: Thu thập thông tin mang tính định lượng về thực trạng các năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên THCS ở Tây Bắc Nghệ An hiện nay;. các nguyên nhân chủ quan và khách quan của thực trạng và các thông tin về những biện pháp nâng cao năng lực giáo dục cho người giáo viên trong điều kiện nhà trường đổi mới. - Nội dung bảng hỏi:. + Tự đánh giá của giáo viên về thực trạng mức độ hiểu biết, thái độ và kĩ năng thực hiện cỏc hoạt động giỏo dục cốt lừi của người giỏo viờn THCS: Xõy dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục; Giáo dục qua môn học; Giáo dục qua tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh; Giáo dục qua tổ chức các hoạt động trong cộng đồng; Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào giải quyết các tình huống giáo dục cụ thể; Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh. + Đánh giá về mức độ tác động của các yếu tố chủ quan và khách quan đến các năng lực giáo dục của giáo viên: Các yếu tố chủ quan từ phía bản thân người giáo viên; Các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế - xã hội, từ cơ chế, chính sách của Nhà nước, từ điều kiện nhà trường phổ thông, đặc điểm tâm lí và hoàn cảnh của học sinh, yếu tố từ đào tạo và bồi dưỡng của trường sư phạm. + Đánh giá về các biện pháp được đề xuất nhằm nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên THCS: Các biện pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục học sinh cho giáo viên; Các biện pháp về cơ chế, chính sách của Nhà nước, của ngành tới đội ngũ giáo viên; Các biện pháp thuộc về đào tạo nghiệp vụ sư phạm của các trường sư phạm, với tư cách là nơi tạo ra các cơ sở ban đầu về năng lực sư phạm nói chung, năng lực giáo dục nói riêng cho đội ngũ giáo viên. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được tiến hành theo nhiều bước:. Bước 1: Thiết kế bảng hỏi. Việc thiết kế bảng hỏi dành cho đối tượng giáo viên THCS dựa trên các tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thiết kế cụ thể:. Câu 1: Đánh giá về mức độ hiểu biết các hoạt động giáo dục tương ứng với các năng lực giáo dục của giáo viên. Câu 2: Đánh giá thái độ đối với hoạt động giáo dục tương ứng với các năng lực giáo dục của giáo viên. Câu 3: Đánh giá kỹ năng thực hiện hoạt động giáo dục tương ứng với các năng lực giáo dục của giáo viên. Câu 4: Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực giáo dục của giáo viên. Câu 5: Đánh giá về các biện pháp tác động đến nhận thức - thái độ - kỹ năng hoạt động giáo dục của giáo viên. Bước 2: Tổ chức khảo sát trên mẫu đã được chọn, nhằm thu thập các thông tin có liên quan tới nội dung nghiên cứu. Các bảng hỏi được kiểm soát và làm sạch ngay tại địa bàn khảo sát nhằm giảm thiểu những sai sót, thiếu thông tin trong bảng hỏi. Những phiếu không đạt sẽ được yêu câu hỏi lại hoặc thay thế. Các phiếu đạt yêu cầu sẽ được nhập và xử lý bằng chương trình SPSS phiên bản 16.0. Khi sử dụng phần mềm này các câu hỏi, các ý trả lời được mã hóa theo ngôn ngữ riêng của chương trình. c) Phương pháp phỏng vấn. - Mục đớch: nhằm thu thập, bổ sung, làm rừ hơn những thụng tin đó thu được từ các phương pháp khác về năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên THCS; các nguyên nhân dẫn đến thực trạng và các biện pháp nâng cao năng lực giáo dục cho đội ngũ giáo viên THCS hiện nay. - Đối tượng phỏng vấn: Là cán bộ quản lí nhà trường, giáo viên THCS và một số em học sinh. - Nguyên tắc phỏng vấn. Trong phỏng vấn, chúng tôi đưa ra những câu hỏi mở, để các đối tượng được phỏng vấn có thể trả lời trực tiếp hoặc hồi tưởng lại những suy nghĩ của mình. Khi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng tạo sự tin cậy ở đối tượng, để các đối tượng không cảm thấy mình đang bị chất vấn, mà là buổi nói chuyện về các chủ đề mà cả hai đều đang quan tâm. - Nội dung phỏng vấn. Nội dung phỏng vấn được chuẩn bị với vấn đề cụ thể liên quan đến điều cần nghiên cứu. Trình tự nội dung phỏng vấn không bị cố định theo trình tự đã chuẩn bị, mà có thể linh động, mềm dẻo tùy theo từng khách thể. Tuỳ theo đối tượng và khách thể của cuộc phỏng vấn mà nội dung của mỗi cuộc phỏng vấn có thể thay đổi. d) Phương pháp xử lí số liệu. Phương pháp này được sử dụng để tính toán, xử lí các số liệu thu được bằng phương pháp định lượng: bảng hỏi, phỏng vấn.

Vài nét về địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu

Đội ngũ giáo viên của vùng chủ yếu là con em trong Tỉnh, chỉ có một số ít là từ nơi khác đến. Để tìm hiều năng lực giáo dục của đội ngũ giáo viên THCS ở Tây Bắc Nghệ An trong giai đoạn đã phát triển cùng với sự nâng cao chất lượng mọi mặt của vùng hiện nay, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 90 giáo viên thuộc 3 trường của thị xã Thái Hòa và huyện Nghĩa Đàn.

Thực trạng các năng lực giáo dục của giáo viên 1. Năng lực xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục

Một số giỏo viờn tỏ thỏi độ và rừ quan điểm: đối với kế hoạch hoạt động của Đoàn TNCS HCM thì chỉ cần nắm được về cơ bản là đủ, để có những lưu ý khi xây dựng bản kế hoạch giáo dục riêng (chẳng hạn lưu ý một số vấn đề như nội dung, thời gian tổ chức các hoạt động của Đoàn, Đội để phối - kết hợp, tận dụng làn sóng phong trào..). Xét cụ thể trong từng yếu tố: 3 yếu tố “lựa chọn hoạt động trong cộng đồng phù hợp với lứa tuổi học sinh được giáo dục”, “phối hợp với các lực lượng giáo dục khác trong quá trình tổ chức hoạt động trong cộng đồng” và “kỹ năng lãnh đạo tập thể trẻ”, có sự thể hiện thái độ tích cực mạnh mẽ dần lên khi thâm niên giáo viên tăng lên.

Bảng 3.2 Thái độ đối với xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục  của giáo viên
Bảng 3.2 Thái độ đối với xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục của giáo viên

Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực giáo dục cho giáo viên THCS trong giai đoạn hiện nay

Bên cạnh đó cần tổ chức nhiều hơn nữa và chất lượng hơn nữa các hoạt động ngoại khóa phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức và có ý nghĩa giáo dục năng lực sư phạm cho sinh viên, như: các cuộc giao lưu, trao đổi, trò chuyện với những giáo viên giỏi, thành đạt, có kinh nghiệm nghề nghiệp; các hội thi viết về các câu chuyện sư phạm hay, giải đáp xử lý tình huống sư phạm tốt hoặc thành lập các câu lạc bộ hoạt động với phương thức tổ chức nhiều phong trào rèn luyện nâng cao năng lực giáo dục và chia sẻ kinh nghiệm giáo dục, gồm cả thành viên là giáo viên và sinh viên sư phạm cùng tham gia…. Hàng năm, nhà trường sư phạm cần tổ chức Hội nghị với các giáo viên THCS để xác định các vấn đề cụ thể về phương pháp giáo dục, đánh giá và các kĩ năng khác; 2 - 3 năm một lần, tổ chức Hội nghị các Hiệu trưởng THCS để xác định các vấn đề quản lí, chương trình và các nhu cầu cấp cơ sở; 3 - 5 năm một lần tổ chức Hội nghị Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo để xác định nhu cầu nguồn lực đào tạo, năng lực giáo viên và các điều kiện khác.