Những hạn chế trong phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

MỤC LỤC

Những hạn chế trong phát triển kinh tế tư nhân a. Những mặt hạn chế

Luật Đất đai năm 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật được ban hành trong năm 2004 là khung pháp luật rất quan trọng, mang tính đột phá, dỡ bỏ nhiều rào cản, vướng mắc cho các doanh nghiệp, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân về quyền có mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Thứ ba, vẫn còn tồn tại bất bình đẳng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong việc sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh: doanh nghiệp nhà nước được giao đất không thu tiền sử dụng đất; chủ chương về giá trị tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải bao gồm giá trị quyền sử dụng đất chưa được thực hiện nhất quán. Như vậy, khi mua hàng hóa, dịch vụ đầu vào của các cơ sở hoặc cá nhân không có hoá đơn GTGT thì doanh nghiệp không được tính vào chi phí hợp lý và buộc phải chịu thuế, hoặc khi xác minh tính hợp lệ của cơ sở sản xuất hoá đơn, cơ quan thuế không tìm được vì cơ sở đó đã chấm dứt hoạt động (bỏ trốn) thì cơ quan thuế lại không cho doanh nghiệp được sử dụng những hoá đơn này để khấu trừ và thậm chí còn phạt doanh nghiệp mua hàng.

Theo Hội hội Công thương Thành phố Hà Nội, sau khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp còn phải hoàn tất nhiều thủ tục khác nữa và mất nhiều thời gian thì mới có thể chính thức hoạt động như xin phép khắc dấu, đăng ký mã số thuế, xin cấp sổ mua hoá đơn… sau khi nhận giấy đăng ký kinh doanh, trung bình một doanh nghiệp phải mất từ 54 – 63 ngày mới có thể hoàn thành hàng loạt công đoạn với nhiều thủ tục. Trong bốn năm qua, đã có hàng chục giấy phép được ban hành mới, không ít hiện tượng làm trái quy định về đăng ký kinh doanh vẫn tiếp tục tồn tại như đòi nộp thêm hồ sơ trái quy định (xác nhận lý lịch tư pháp của người chủ doanh nghiệp, xác nhận địa chỉ, trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện v.v.), xác nhận hợp đồng thuê trụ sở, địa điểm kinh doanh, đòi hỏi giấy chứng nhận điều kiện kinh doanh trước khi thành lập doanh nghiệp. Ngoài ra, cho đến năm 2004, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, như sự bình đẳn thực sự giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp liên doanh thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng; sự độc quyền của doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực như điện, nước, bưu chính, viễn thông…; việc cụ thể hoá quyền của các doanh nghiệp theo nguyên tắc doanh nghiệp được phép làm những gì mà pháp luật không cấm như doanh nghiệp được quyền thuê lao động nước ngoài mà không cần xin.

Sở dĩ như vậy là do nhận thức và tâm lý, thói quen tư duy cũ, một bộ phận không nhỏ trong xã hội, trong đó có cả cán bộ, công chức nhà nước vẫn chưa hết mặc cảm với kinh tế tư nhân, chưa có cách nhìn nhận đúng vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chưa thực sự quán triệt chủ trương, chính sách phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước ta. Giữa DNNN và doanh nghiệp tư nhân còn tồn tại nhiều phân biệt đối xử, cả trong việc đề ra chính sách, lẫn trong việc thực hiện chính sách, chẳng hạn DNNN có những lợi thế hơn so với doanh nghiệp tư nhân trong vay vốn ngân hàng như thủ tục và điều kiện vay dễ dàng hơn, không phải thế chấp, dễ dàng thuê đất hơn, tiếp cận tín dụng ưu đãi của Chính phủ dễ dàng hơn. Còn tồn tại nhiều thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết hoặc bất cập với yêu cầu thực tiễn, dẫn đến không những tạo cơ hội phát triển tệ sách nhiễu, tham nhũng của các cơ quan và công chức hành chính, mà còn có thể khiến doanh nghiệp đánh mất những cơ hội kinh doanh tốt, hoặc phải trả giá đắt hơn cho các giao dịch làm ăn của mình.

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

    Một số chớnh sỏch kinh tế của ta cũn thiếu tớnh rừ ràng và hệ thống phỏp luật hay thay đổi, do vậy cần hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế theo hướng minh bạch, ổn định, phù hợp dần với thông lệ khu vực và quốc tế, đồng thời chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện tránh tình trạng “trên thông, giữa thắt, dưới bóp” nhằm tạo môi trường cho tự do kinh doanh trên một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Cần sớm ban hành cơ chế quản lý tài chính đối với doanh nghiệp dân doanh, bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp với trình độ doanh nghiệp vừa và nhỏ, vừa chống thất thu thuế vừa đảm bảo công tác quản lý nhà nước với doanh nghiệp dân doanh sử dụng dich vụ kiểm toán, thực hiện công khai tài chính doanh nghiệp hàng năm. Cùng với việc đổi mới hệ thống giáo dục-đào tạo và với chính sách hỗ trợ tích cực cho đào tạo nguồn nhân lực của Nhà nước, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao dộng, làm cho việc học tập, nhất là tự học là suốt đời của mỗi người để có tri thức thực sự mà trước hết phải làm chủ được công việc thuộc lĩnh vực công tác được giao.

    Hiện nay, các nhà kinh tế hàng đầu thế giới cũng đánh giá rất cao nhân tố con người, trên cơ sở nghiên cứu về mọi loại hình doanh nghiệp ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, giáo sư Cô-pen-man, giảng dạy ở Trường quản lý kinh doanh New York, đã kết luận sự thành công của mọi loại hình doanh nghiệp dưa trên ba yếu tố chính là: 1/Sự thoả mãn của người lao động trong doanh nghiệp về vật chất, tinh thần như tiền lương và nhu cầu phát triển nghề nghiệp; 2/Sự thoả mãn của khách hàng khi mua hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp; 3/Hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Đối với chủ doanh nghiệp, cần quan tâm bồi dưỡng, giáo dục, phát huy tinh thần yêu nước và trách nhiệm trước cộng đồng xã hội, có đạo đức kinh doanh, tôn trọng chữ tín, tự giác chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo đời sống và điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp. Vốn đầu tư phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp được tính vào giá thành sản phẩm; doanh nghiệp được lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ để chủ động đầu tư phát triển khoa học và công nghệ; doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu những vấn đề khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên trọng điểm của Nhà nước được xét tài trợ một phần kinh phí nghiên cứu và được vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ.

    Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là rất mới mẻ và cũng chưa có tiền lệ trên thế giới, nên trong quá trình vừa xây dựng phát triển vừa tổng kết đúc rút kinh nghiệm, do đó còn những bất cập nhất định về chính sách, luật pháp và chưa tương thích, phù hợp với trong thông lệ khu vực, quốc tế là điều khó tránh khỏi, song với quyết tâm của Đảng và Nhà nước nó nhất định sẽ được hoàn thiện dần trên nền tảng kinh tế thị trường định hướng XHCN, chủ động hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cơ chế hoạt động, đối tượng được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư phát triển đã được Chính phủ sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 106/2004/NĐ-CP, tuy nhiên vẫn tồn tại một số vấn đề; đối tượng được vay bị thu hẹp (lý do, phục vụ đầu tư trọng điểm, tập trung); mức lãi suất áp dụng chưa được phù hợp, cần có mức ưu đãi hơn cho các dự án đầu tư tại các địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Các địa phương cần có những chính sách hỗ trợ như: mở các lớp ngắn hạn miễn phí bồi dưỡng kiến thức khoa học công nghệ cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân; hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin thuê, mua trả góp thiết bị để đổi mới công nghệ, thực hiện tốt việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; khen thưởng các cá nhân và doanh nghiệp áp dụng có hiệu quả công nghệ tiên tiến.