MỤC LỤC
Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các thương phiếu và các giấy tờ có giá ngặn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. Việc thành lập, tổ chức hoạt và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
Để đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư có rất nhiều chỉ tiêu định lượng khác nhau, trong đó nợ quá hạn, nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ, hệ số sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng là những chỉ tiêu quan trọng nhất. Một dự án đạt hiệu quả về mặt tài chính khi dự án đó đã thẩm định phải có khả năng trả nợ (cả gốc và lãi) theo dự kiến, thời gian thẩm định nhanh, có hiệu quả về mặt xã hội, rủi ro tín dụng thấp, không phát sinh các khoản nợ khó đòi, quá hạn, từ đó giúp ngân hàng có lợi nhuận.
Kết quả thẩm định tài chính dự án là công việc của cá nhân nhưng nó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của cả ngân hàng, đặc biệt là những dự án lớn đòi hỏi vốn nhiều và thời gian kéo dài, do đó cán bộ thẩm định phải có tính kỷ luật cao và lòng nhẫn nại, tuân thủ quy trình thẩm định mà ngân hàng đề ra và có những sáng tạo trong quá trình thẩm định. Trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thì tính kịp thời của các nguồn thông tin thu thập được có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng thẩm định, sự chậm trễ của thông tin làm ảnh hưởng không tốt trong mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng, nhất là khách hàng truyền thống và có thể làm mất cơ hội tài trợ cho một dự án tốt. Mỗi dự án có những đặc thù nhất định, không phải bất cứ dự án nào cũng áp dụng được các tất cả các chỉ tiêu trong hệ thống thẩm định, do vậy việc lựa chọn phương pháp và các chỉ tiêu làm sao đánh giá được tính khả thi về mặt tài chính của dự án cũng như tính khả thi về khả năng trả nợ ngân hàng.
Chỉ trong thời gian ngắn máy tính có thể xử lý lưu trữ được một khối lượng thông tin khổng lồ, với khả năng nối mạng như hiện nay thì việc truy cập để tìm kiếm những thông tin cần thiết phục vụ cho thẩm định dự án là rất đơn giản và nhanh chóng giúp cho ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Nhiều khi hồ sơ dự án chủ đầu tư trình quá sơ sài, thiếu sức thiếu phục do năng lực quá yếu kém đã khiến ngân hàng không thể chấp nhận được, nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi mà khả năng quản lý tài chính và tiềm lực tài chính rất hạn chế, rủi ro dự án đi vào hoạt động không hiệu quả như dự kiến là rất lớn. Bên cạnh đó, tính trung thực của nguồn thông tin mà chủ dự án cung cấp cho ngân hàng trong các báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính hiện có của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng trong việc quyết định tài trợ cho dự án.
Được đánh giá và xếp loại A (loại cao nhất) trong bảng xếp loại của Ngân hàng Nhà nước cho năm 2006 và xếp thứ 04 trong ngành tài chính ngân hàng tại Việt Nam do chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) đánh giá cho năm 2007. Vào ngày 16/5/2008, Tập đoàn Sacombank được hình thành và ra mắt công chúng với 11 thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ nhằm khai thác lợi thế so sánh của các công ty thành viên để phát huy sức mạnh của cả Tập đoàn, hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển bền vững lâu dài. Do nhu cầu mở rộng mạng lưới trên cả nước, ngày 15/9/2005 ngân hàng Sacombank chi nhánh Thủ Đô chính thức được thành lập với tên gọi đầu tiên là sở giao dịch Hà Nội (sau này đổi tên thành chi nhánh Thủ Đô), trụ sở đặt tại 88 Lý Thường Kiệt – Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh năm 2008, 2009, 2010 Chi nhánh Thủ Đô ra đời vào cuối năm 2005, trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế Việt Nam và thế giới cùng những thách thức khi bước vào một môi trường kinh doanh mới. Tuy nhiên, với đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, nhiệt huyết, trình độ nghiệp vụ cao và luôn tâm huyết với nghề nghiệp, chi nhánh đã tạo cho mình một hệ khách hàng ổn định từ những ngày đầu, huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế. Nguồn: Báo cáo tài chính chi nhánh năm 2008, 2009,2010 Mặc dù trong năm 2009, tình hình kinh tế vẫn chưa thực sự thuận lợi cho ngành ngân hàng, nhưng chi nhánh Thủ Đô cũng như hệ thống ngân hàng Sacombank cũng đã đạt được những kết quả kinh doanh khá tốt.
Tái thẩm định tại các chi nhánh của Sacombank là quá trình mà các nhân viên tái thẩm định tại các chi nhánh (với các chi nhánh có nhân viên thẩm định được ủy quyền tái thẩm định ) hoặc các nhân viên tái thẩm định thuộc phòng Quản lý tín dụng và quản. Trong quá trình tái thẩm định thì các cán bộ tái thẩm định phải tiến hành thẩm định không dựa trên báo cáo thẩm định trước đó của nhân viên quan hệ khách hàng, khi tái thẩm định thì cán bộ có thể tiến hành sửa ngay trên báo cáo thẩm định hoặc có thể lập báo cáo tái thẩm định riêng có chữ ký kè theo báo cáo thẩm định và hồ sơ vay vốn. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn: Căn cứ vào các nguồn vốn có thể huy động cần phân tích, đánh giá khả năng giải ngân theo đúng tiến độ (vốn tự có của doanh nghiệp, vốn trợ cấp của ngân sách, vốn vay ngân hàng, vốn vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả,…).
Căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch đầu tư của dự án, bằng phương pháp so sánh đối chiếu với các văn bản pháp luật và các dự án đã và đang hoạt động, dựa vào kinh nghiệm của bản thân, cán bộ thẩm định đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp và hợp lý chi phí của dự án. Bộ phận thẩm định xác định doanh thu của dự án trên cơ sở chi phí sản xuất giá bán buôn sản phẩm dịch vụ của dự án, trong đó các chỉ tiêu tổng sản lượng, tổng doanh thu, lợi nhuận trước thuế, công suất hoạt động luôn được chú ý xem xét,… Từ các kết quả tính toán khác nhau về doanh thu, chi phí, chi nhánh xác định khả năng trả nợ của dự án. Để tiến hành thẩm định, cán bộ thẩm định tại chi nhánh đã sử dụng nhiều phương pháp thẩm định khác nhau như: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích tối ưu, phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp triệt tiêu rủi ro, phương pháp chuyên gia, phương pháp thống kê kinh nghiệm.
Chi phí thẩm định các dự án trong lĩnh vực xây dựng rất lớn nên nếu trong quá trình thẩm định từng nội dung, thấy có nội dung cơ bản nào mà không khả thi thì có thể bác bỏ dự án ngay để tránh những chi phí không cần thiết khi thẩm định các nội dung tiếp theo sau này. Khi tiến hành dự báo, các nhà dự báo cũng như các cán bộ thẩm định đã căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hướng vận động của các hiện tượng trong tương lai nhờ vào một số mô hình toán học (định lượng).