MỤC LỤC
Do đó, để phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm Công ty, hoạt động sản xuất lại được chia thành các các tổ sản xuất với chức năng, nhiệm vụ khác nhau, nhằm đảm bảo tính chuyên môn hoá trong sản xuất. - Phân xưởng sản xuất Dược phẩm:chuyên sản xuất các loại Dược phẩm như: bổ tỳ dưỡng cốt, trà gừng Thái Dương,…Phân xưởng này gồm các tổ sản xuất có chức năng, nhiệm vụ giống phân xưởng sản xuất Mỹ phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phi bằng tiền khác. Điều này cho phép nhân viên các phòng sử dụng tài nguyên thuận tiện và nhanh chóng, giúp công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất được hỗ trợ nhiều, giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán.
Phòng kế hoạch - kinh doanh: căn cứ vào tình hình sản xuất và tiêu thụ của các năm trước, nghiên cứu tình hình thị trường,…phòng kế hoạch - kinh doanh có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất cho từng sản phẩm, như sản xuất sản phẩm nào và số lượng sản xuất. Phòng chất lượng (Nghiên cứu - Kiểm tra - Kiểm nghiệm): phòng chất lượng có nhiệm vụ nghiên cứu công thức sản phẩm, kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, phòng có nhiệm vụ lên công thức sản phẩm, cũng như nguyên vật liệu dùng sản xuất sản phẩm, sao cho sản phẩm chất lượng tốt với mức nguyên vật liệu hợp lý.
Theo quy định tại Công ty, chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí về tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý, thống kê, thủ kho, lái xe,…tại các phân xưởng và các khoản đóng góp cho các các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp. Chi phí nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí về vật liệu mà không xác định được trực tiếp cho từng sản phẩm như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, các chi phí vật liệu cho quản lý phân xưởng (giấy bút, văn phòng phẩm,…).
Các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh của các phân xưởng bao gồm tiền điện, nước, điện thoại, chi phí sửa chữa TSCĐ, bảo dưỡng máy móc,…Các chi phí này được kế toán tập hợp từ các chừng từ như: giấy đề nghị thanh toán, hoá đơn mua hàng, phiếu chi,…Khi nhận được hóa đơn thanh toán, kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy, tập hợp các chi phí này vào chi phí sản xuất chung của các phân xưởng, sau khi đồng bộ sẽ được kế toán giá thành phân bổ vào các phân xưởng và sản phẩm theo các tỷ lệ xác định. Chi phí khác bằng tiền là các chi phí còn lại ngoài các chi phí đã nêu trên, bao gồm: chi phí hội nghị, lễ tân, tiếp khách, giao dịch, các phí ngân hàng liên quan trực tiếp đến phân xưởng (phí chuyển tiền, phí bảo lãnh ngân hàng),…tại các phân xưởng sản xuất, được chi trực tiếp bằng tiền, do kế toán tiền mặt tập hợp. Hàng ngày, khi chi phí sản xuất chung phát sinh liên quan đến phần hành nào thì kế toán phần hành đó dựa vào chứng từ ban đầu như: phiếu chi, giấy đề nghị thanh toán, hoá đơn mua hàng,… để hạch toán vào sổ chi tiết TK 621.
Sau khi tập hợp và phân bổ các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành tổng hợp các chi phí trên vào bên Nợ TK 154 vào cuối kỳ bằng các phiếu kế toán. Sổ chi tiết TK 154: Sổ chi tiết TK 154 phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến 3 khoản mục chi phí xuất dùng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ và giá trị thành phẩm nhập kho. (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Sau khi tính được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ và tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ, kế toán lên Sổ cái TK 154.
Số liệu trên Sổ cái TK 154 là cơ sở đối chiếu với số liệu các tài khoản liên quan, phản ánh tổng hợp các chi phí sử dụng để sản xuất sản phẩm. Tại Công ty, quá trình tổng hợp chi phí diễn ra khá phức tạp do Công ty có nhiều phòng ban, phân xưởng, có nhiều loại chi phí, sản phẩm. Công việc tính giá thành được thực hiện đồng thời trên cả 2 phân xưởng, vì các sản phẩm của 2 phân xưởng sản xuất độc lập, không sử dụng sản phẩm của nhau để gia công, chế biến tiếp.
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, vào đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành, Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn (hay còn gọi là phương pháp trực tiếp). Tổng giá thành Giá trị SPDD CPSX phát sinh Giá trị SPDD sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Giá thành đơn vị Tổng giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
Trong quá trình sản xuất tại các phân xưởng, các tổ trưởng có nhiệm vụ xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho từng sản phẩm. Giá trị sản phẩm dở dang cuối tháng 1: 0 Tổng chi phí sản xuất Kem nghệ Thái Dương. Giá thành đơn vị sản phẩm trên cơ sở số lượng sản phẩm kem nghệ Thái Dương nhập kho là 11.250 tuýp.
Ngoài ra, việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng sản phầm còn giúp cho công tác quản lý được chi tiết, dễ dàng hơn, nhanh chóng đưa ra các quyết định sản xuất mặt hàng nào là phù hợp, thực hiện được các biện pháp kiểm soát chi phí trên cơ sở nắm được chi phí của từng mặt hàng. Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng là một điều tất yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán, giúp kế toán thực hiện chức năng cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho việc đưa ra các quyết định của nhà quản lý. Để đưa ra được phương hướng hoàn thiện, trước hết phải nắm được chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hạch toán kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng trên cơ sở các luật, chế độ đã được ban hành, đồng thời hoàn thiện công tác kế toán phải xuất phát từ chính đặc điểm sản xuất đặc điểm sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lý chi phí và tính giá thành tại Công ty.
Việc sử dụng phương pháp này cần sự đầu tư hơn về thời gian, khối lượng công việc hạch toán kế toán tăng lên, đánh giá SPDD phức tạp hơn nhưng áp dụng phương pháp này, kế toán sẽ tính được đầy đủ các khoản mục chi phí trong SPDD, do đó sẽ cung cấp thông tin chính xác cho công tác tính giá thành và quản lý. Áp dụng phương pháp này, khối lượng công việc của kế toán nhiểu hơn, nhưng sẽ phản ánh trung thực từng khoản mục chi phí và giá thành của từng giai đoạn, thuận lợi cho việc tính toán hiệu quả sản xuất cho từng giai đoạn, từng tổ sản xuất, cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành đòi hỏi sự vận dụng một cách linh hoạt, không máy móc các nguyên tắc kế toán đã được quy định nhưng vẫn phải đảm bảo sự phù hợp với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc điểm quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty.
Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng: Nhà nước và cơ quan chức năng cần phối hợp ban hành các luật, chế độ, chuẩn mực, có hướng dẫn chi tiết về điều kiện, phạm vị, thời gian áp dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng. Quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài đã giúp em hiểu sâu hơn về đặc điểm sản phẩm, tổ chức quản lý chi phí sản xuất tại Công ty, đồng thời có được cái nhìn tổng quát về thực trạng và vai trò quan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty, và cuối cùng là một số ý kiến đóng góp của em đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.