Hệ thống chứng từ hạch toán thuế GTGT và phương pháp tính thuế GTGT ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

Phương pháp tính thuế GTGT 1. Phương pháp khấu trừ thuế

Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá dịch vụ( bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT. Là các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ không sử dụng chế độ hoá đơn chứng từ và cơ sở kinh doanh mua bán vàng bạc đá quý. Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh bán hàng là số chênh lệch giữa doanh số bán với doang số vật tư mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hạch toán thuế GTGT 1.Hệ thống chứng từ sử dụng

Tài khoản sử dụng

Sự thay thế các loại thuế doanh thu bằng thuế GTGT tại nhiều nước phải trải qua thời gian khá lâu, thường khoảng 5 năm trong đó thời gian hướng dẫn thử nghiệm cho các cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận kéo dài đến 3 năm. Tất cả mọi nghiệp vụ mua bán hàng hoá và dịch vụ đều phải chịu thuế và các cá nhân doanh nghiệp đều phải đăng kí khai thuế nếu doanh số trong năm cao hơn một mức tối thiểu nào đó (ví dụ là 30000 USD tại Canada). Với một hệ thống kế toán như các nước Canada, Newzeland mà họ vẫn phải loại ra một số dịch vụ như ngân hàng, tài chính và bảo hiểm vì cho rằng các loại dịch vụ này rất phức tạp, không thể hạch toán đầy đủ được.

Trường hợp doanh nghiệp vừa bán buôn vừa bán lẻ thì phân biệt thuế doanh thu phải chịu thuế chỉ bằng cách mở sổ kế toán, vì trong sổ sách kế toán nếu là bỏn buụn phải ghi rừ địa chỉ người mua và mó số kinh doanh, cũn nếu bỏn lẻ thì không phải ghi. Mặt khác, Mỹ đã phát triển hệ thống máy vi tính hoàn hảo, nó cho phép đói chiếu một cách chính xác doanh số bán buôn ( chính là chi phí mua vào của đơn vị kinh doanh) và doanh số bán lẻ (ghi trong hoá đơn bán lẻ cho người tiêu dùng).

NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ VÀ HẠCH TOÁN THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM-THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

  • ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG THUẾ GTGT Ở VIỆT NAM
    • GIẢI PHÁP CHO VIỆC NÂNG CAO QUAN LÝ VÀ HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN THUẾ GTGT

      Nhiều doanh nghiệp đã phải chịu chi phí trả lãi cao cho phần thuế GTGT chậm được hoàn trả.Nguyên nhân do lập hồ sơ chứng từ xin hoan thuế không đúng thủ tục, ghi không đầy đủ và ghi sai nội dung cần thiết trong chứng từ gây khó khăn cho cơ quan thuế,có trường hợp không được hoàn thuế theo đúng qui định của Nhà nước nhưng doanh nghiệp vẫn gửi hồ sơ xin hoàn thuế. Nhiều trường hợp gian lận trong các hoá đơn xin hoàn thuế,chẳng hạn gian lận qua việc : một chứng từ đầu vào có thể đươc hoàn thuế nhiều hơn số thuế thực được hoàn, vì: doanh nghiệp không thể mua nguyên liệu vào rồi cùng một lúc đưa hết vào sản xuất,và được tiêu thụ ngay hết,mà đưa vào theo tiến độ sản xuất và tiêu thụ hàng hoá theo nhu cầu của thị trường,nên một chứng từ đâu vào có thể phải được khấu trừ thuế nhiều lần. Bên cạnh đó do thân quen, cảm tình, nể nang cán bộ thúê giải quyết công việc một cách tiêu cực gây thất thu nghiêm trọng về thuế, nợ đọng dây dưa kéo dài rồi việc kiểm tra hoá đơn, chứng từ vẫn thường bị ách tắc, trì trệ bởi nếu tiến hành kiểm tra quá nhanh gọn, khả năng thất thu thuế chi ngân sách Nhà nước sẽ có nguy cơ rất lớn; còn nếu tiến hành kiểm tra quá chậm chạp lại làm cản trở sự phát triển của các donah nghiệp.

      Về vấn đề hạch toán thuế GTGT , xem xét những cải cách tích cực về chế độ hoá đơn, chứng từ ta với thấy những cách quy định như vậy (cả theo như Luật thuế GTGT và bổ sung trong nghị định số 158/2003/ NĐ-CP) đã khuyến khích, thúc đẩy những doanh nghiệp chưa áp dụng chế độ hoá đơn, chứng từ, ra sức triển khai mở sổ sách kế toán, sử dụng triệt để các loại chứng từ trong mọi khâu, mọi hoạt động của mình để có thể áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Đây là yêu cầu bắt buộc của pháp luật đồng thời cũng là sự cần thiết tự thân. GIẢI PHÁP CHO VIỆC NÂNG CAO QUAN LÝ VÀ HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN THUẾ GTGT. Việc xây dựng, sửa đổi và bổ sung 2 lần luật thuế GTGT, bên cạnh những ưu điểm vượt trội so với thuế doanh thu. Tuy nó đã phần lớn hoàn thiện nhưng trong đó vẫn còn một số khuyết điểm. Thêm vào đó việc áp dụng thi hành thuế GTGT trong điều kiện tốc độ phát triển nền kinh tế có nhiều dấu hiệu suy giảm góp phần tác dụng bất lợi đến sự ổn định và phát triển kinh tế. Chính vì điều đó trong đề án này em xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để phát huy thuế GTGT có hiệu quả. Những kiến nghị về quản lý. Khuyến khích và dần đi đến bắt buộc tất cả các hàng hoá bán lẻ, bán sỉ dù lớn hay nhỏ đều dùng máy tính tiền trong đó có tỉ lệ thuế GTGT phải đóng, tổng số hàng và tổng số tiền phải trả. Khách hàng mua hàng, dù muốn lấy hay không thì máy vẫn cứ in ra 2 hoá đơn - một cho cửa hàng và một cho người mua. Trên thực tế tâm lý người mua đều muốn có hoá đơn để kiểm tra số lượng hàng đã mua, chứng minh địa điểm, thời gian mua hàng và quan trọng hơn là để có thể mang trả lại hoặc đổi hàng nếu không vừa ý. Hoặc khi cần nó là chứng từ kê khai thuế thu nhập. Chính vì vậy, thông qua máy này vừa thuận tiện cho người mua, người bán, vừa tránh được gian lận, vừa dễ cho cơ quan thuế kiểm tra. Phối hợp với các cơ quan pháp luật, quản lý thị trường, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp in ấn hóa đơn, chứng từ giả, buôn bán hoá đơn giả, hoá đơn thật. Thành lập các Trung tâm, các dịch vụ tư vấn về thuế GTGT, hướng dẫn doanh nghiệp kê khai chính xác thuế GTGT, đồng thời cung cấp thông tin về thuế GTGT hoặc thuế gần giống với thuế GTGT ở các nước nhằm giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc thâm nhập thị trường các nước này. Bên cạnh đó các trung tâm cũng sẽ là cầu nối giữa doanh nghiệp với cơ quan thuế. Nghành thuế cùng với các công ty phần mềm, các chuyên viên tin học không ngừng nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện các phần mềm tin học phục vụ việc quản lý thông tin, hồ sơ doanh nghiệp và tra cứu, quản lý thuế. Cũng cố và thể chế hoá những quy định về hệ thống tin học tại từng cấp. Những kiến nghị về hạch toán. Trong thời gian qua có rất nhiều trường hơp in hoá đơn giả, rồi mua hoá đơn khống làm thất thoát nguồn thu thuế và thâm hụt ngân sách khi hoàn thuế không đúng. Vì vậy các cơ quan tài chính cần có một cơ chế quản lý hoá đơn chặt chẽ, kiểm soát quá trình lưu chuyển của hoá đơn trên thị trường. Phải ứng dụng công nghệ thông tin để giám sát quá trình vận hành của hoá đơn. Đây là con đường duy nhất nhằm giải quyết những tồn tại trong quản lý hoá đơn mà nghành thuế đang phải đương đầu. Nghành thuế cần thực hiện việc nối mạng trong toàn quốc với chương trình ứng dụng thống nhất từ cấp Tổng cục đến cấp các Chi cục. Trong đó ứng dụng quan trọng nhất là chương trình quản lý thuế GTGT ở 2 cấp Cục và Chi cục, thực hiện việc nhập các căn cứ tính thuế, tính toán số liệu phải nộp và phát hành thông báo thu hàng tháng. Theo quy định hiện hành, hàng tháng các đối tượng nộp thuế phải kê khai số lượng hoá đơn đầu vào, đầu ra gửi cho cơ quan thuế. Tuy nhiên do hạn chế về số lượng cán bộ, nghành thuế mới. chỉ nhập tờ khai thuế GTGT vào hệ thống máy tính, còn các bảng kê khai hoá đơn chỉ lưu trữ như một tài liệu tham khảo đối chiếu khi có nhu cầu cần xác minh, do đó nghành thuế cần phải xây dựng được chương trình cập nhật thông tin về các loại hoá đơn đã sử dụng vào hệ thống máy tính trong phạm vi toàn quốc. Phải kết nối thông tin giữa kho bạc nhà nước và hệ thống thuế. Nhà nước nên quy định các nghành khác cũng khai thác sử dụng mã số thuế của các cơ sở kinh doanh để tiện theo dừi thống nhất quản lý. b) Về phương pháp tính thuế. Trong giai đoạn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước và ngành thuế phải tiếp tục hoàn thiện các giải pháp để thực hiện tốt các luật thuế trong đó có luật thuế GTGT theo tinh thần nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ IX đã đề ra: “ tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng nuôi dưỡng nguồn thu, thực hiện công khai minh bạch, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và dân cư, khuyến khích phát triển sản xuất và đảm bảo công bằng xã hội.