Giải pháp giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại Việt Nam

MỤC LỤC

THỰC TRẠNG TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH Ở VIỆT NAM

Tuy nhiên từ năm 2002 - 2004, gần 1/3 các vụ đình công xuất phát từ vấn đề trả lương thấp ( thường là doanh nghiệp không thể tăng lương như đã hứa với người lao động), 1/4 là do yêu cầu tăng tiền thưởng (thường do doanh nghiệp không trả được mức thưởng như đã thoả thuận), 1/4 liên quan đến giờ làm việc (thường là vì doanh nghiệp trả lương làm thêm cho người lao động quá thấp), 1/5 là yêu cầu trả số lương mà doanh nghiệp còn nợ, 1/6 là do doanh nghiệp không trả lương làm thêm. Kể từ khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động của Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 10 số 74/2006/QH11 ngày 2 tháng 11 năm 2006 được ban hành và có hiệu lực cho đến nay, tuy chưa có số liệu thống kê về số lượng các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (thường được biểu hiện thông qua các vụ đình công xuất phát từ loại hình tranh chấp này) nhưng có thể khẳng định một điều chắc chắn rằng các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích xảy ra trong thời gian này chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số các cuộc tranh chấp lao động tập thể đã xảy ra.

Bảng 1.Số vụ đình công tính theo hình thức sở hữu, tính theo năm,  1990-2005.
Bảng 1.Số vụ đình công tính theo hình thức sở hữu, tính theo năm, 1990-2005.

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH

Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích mà theo đó một bên thứ ba (ở Việt Nam là hội đồng hoà giải lao động cở sở hoặc hoà giải viên lao động) sẽ hỗ trợ các bên tranh chấp trong quá trình đàm phán, hoặc khi đàm phán gặp bế tắc, nhằm giúp họ đạt được thoả thuận. Pháp luật lao động Việt Nam quy định hoà giải là một phương thức bắt buộc trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (“hoà giải bắt buộc” - Thuật ngữ “hoà giải bắt buộc” ở đây không có nghĩa là các bên tranh chấp buộc phải chấp nhận các phương án giải quyết mâu thuẫn được đề nghị bởi người hoà giải, mà nó mang nghĩa là bắt buộc các bên tranh chấp phải sử dụng phương thức hoà giải khi giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích). Tuy nhiên, ở Việt Nam không thể lựa chọn giữa trọng tài và hoà giải tuỳ theo tình hình từng vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích cụ thể mà đây là hai bước bắt buộc nối tiếp nhau mà hai bên tranh chấp phải trải qua khi giải quyết vụ tranh chấp.

NGUYÊN TẮC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH

Việc tự thương lượng, dàn xếp trực tiếp giữa hai bên không chỉ diễn ra trước khi các bên có đơn yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết mà còn được chấp nhận cả sau khi các bên đã gửi yêu cầu các cơ quan, tổ chức giải quyết. Đây cũng là nguyên tắc đặc thù của việc giải quyết tranh chấp lao động nhằm xoá bỏ, dập tắt sớm những bất bình, xung đột của hai bên tranh chấp, không để tình trạng mâu thuẫn kéo dài, ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên tranh chấp cũng như gây khó khăn cho việc hàn gắn quan hệ lao động. Thể hiện nguyên tắc này bộ luật lao động đã quy định vai trò của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong hội đồng hoà giải lao động cơ sở (điều 162), quy định về sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong qúa trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích (điều 170, 171).

HỆ THỐNG CƠ QUAN, TỔ CHỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH

Căn cứ vào số lượng người lao động, đặc điểm, quy mô và cơ cấu tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đại diện của bên người sử dụng lao động thảo luận, thống nhất với đại diện của bên người lao động là ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời về số lượng thành viên hội đồng nhưng không ít hơn bốn người và lựa chọn thành viên của mỗi bên tham gia hội đồng, chủ tịch và thư ký hội đồng. Ngoài các cuộc họp để giải quyết các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo đơn yêu cầu của các bên tranh chấp, hội đồng trọng tài lao động có thể họp đột xuất theo yêu cầu của chủ tịch hội đồng trọng tài lao động, họp thường kỳ 6 tháng một lần vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm để đánh giá kết quả hoạt động của hội đồng và báo cáo chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, bộ lao động thương binh và xã hội. Các thành viên khác trong hội đồng trọng tài lao động có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu các vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích để góp ý, đề xuất phương án hoà giải, giải quyết của hội đồng trọng tài lao động; dự các phiên hoà giải, giải quyết tranh chấp lao động tại hội đồng trọng tài lao động; thực hiện các công việc theo sự phân công của chủ tịch hội đồng trọng tài lao động.

THỦ TỤC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH

Mỗi bên hoặc cả hai bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp phải làm đơn yêu cầu theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư số 22/2007/TT-BLĐTBXH gửi hội đồng hoà giải (đối với nơi có hội đồng hoà giải) hoặc gửi cơ quan lao động cấp huyện trong trường hợp vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích xảy ra ở nơi chưa có hội đồng hoà giải hoặc trong trường hợp ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động thoả thuận với người sử dụng lao động quyết định lựa chọn hoà giải viên lao động giải quyết. Trường hợp một hoặc cả hai bên tranh chấp có yêu cầu thay đổi thành viên của hội đồng trọng tài lao động vì cho rằng thành viên đó không đảm bảo tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết tranh chấp lao động (người thân thích hoặc người có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hay gián tiếp với một bên tranh chấp) thì phải có đơn gửi hội đồng trọng tài lao động ít nhất ba (3) ngày. Trong trường hợp hai bên tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không chấp nhận phương án hoà giải do hội đồng trọng tài lao động đưa ra hoặc đã triệu tập đến lần thứ hai mà một trong hai bên tranh chấp vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành (theo mẫu số 4 kốm theo Thụng tư số 23/2007/TT-BLĐTBXH), trong đú ghi rừ ý kiến của các bên; biên bản phải có chữ ký của các bên tranh chấp, chủ tịch, thư ký hội đồng trọng tài lao động.

THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH

Thứ nhất, phương pháp này thường biến đổi tranh chấp lao động tập thể về lợi ích thành tranh chấp lao động tập thể về quyền trong đó người sử dụng lao động có lỗi và loại bỏ những yêu cầu bị coi là không chính đáng nảy sinh từ sự mâu thuẫn không hoà giải được về lợi ích giữa hai bên. Do đó phương pháp này đã không giải quyết vấn đề gây tranh chấp mà chỉ đơn giản là gói ghém lại để cho tương lai nên hậu quả tất yếu là người lao động sẽ tiếp tục đình công để cải thiện điều kiện làm việc trong tương lai. Thứ hai là người lao động sẽ có một động lực lớn để đình công tự phát và họ biết rằng yêu sách của mình, mặc dù được biến thành vấn đề về quyền thay vì lợi ích thông qua hoà giải tình thế, sẽ được đáp ứng.

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH

Thực hiện được những điều đã nêu ở trên sẽ giúp cho người lao động đảm bảo được lợi ích của mình trong điều kiện tăng trưởng kinh tế và người sử dụng lao động cũng khó có thể lợi dụng lương tối thiểu để đưa ra mức lương thấp gây ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động dẫn đến phát sinh tranh chấp lao động tập thể về lợi ích. Nếu thúc đẩy được thương lượng tập thể phát triển ở Việt Nam theo những tiêu chí đã đề cập ở trên thì tình hình tranh chấp lao động về lợi ích sẽ giảm đi rất nhiều bởi vì người sử dụng lao động sẽ khó mà vi phạm thoả ước lao động tập thể (lúc này đã thành luật) và những điều khoản đạt được trong thương lượng tập thể đáp ứng được yêu cầu của tập thể người lao động trong một thời gian. Công đoàn vững mạnh sẽ giúp cho người lao động có kênh giao tiếp với người sử dụng lao động, những bất đồng giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về lợi ích sẽ được giải quyết ngay từ đầu mà không dẫn tới tranh chấp lao động, đồng thời tổ chức công đoàn mạnh sẽ giúp cho tập thể người lao động rất nhiều trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

KIẾN NGHỊ VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP LAO ĐỘNG TẬP THỂ VỀ LỢI ÍCH

Với chức năng nhiệm vụ gần như tương tự hội đồng hoà giải lao động cơ sở thì hội đồng trọng tài lao động rất khó để có thể giải quyết thành công vụ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích khi mà hội đồng hoà giải lao động cở sở đã không giải quyết được. Khi xảy ra tranh chấp lao động các bên vẫn phải tiến hành bước hoà giải bắt buộc như quy định của pháp luật, nếu hoà giải không thành thì hai bên tranh chấp có thể lựa chọn đình công hoặc hai bên cùng nhất trí đưa tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ra trọng tài, khi đó phán quyết của trọng tài khi đó là bắt buộc phải thực hiện. Mô hình đề xuất chỉ có một bước hoà giải bắt buộc trước khi hai bên có thể lựa chọn đình công là mô hình phổ biến nhất trên thể giới kết hợp giữa hoà giải bắt buộc và trọng tài tự nguyện có phán quyết bắt buộc thực thi.