MỤC LỤC
Vốn huy động bao gồm tiền gửi kỳ hạn trên 1 năm của các cá nhân và tổ chức, vốn từ phát hành các giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ tiền gửi.., vốn uỷ thác cho vay của các cá nhân và tổ chức ( nguồn vốn uỷ thác cho vay của các cá nhân và tổ chức được hiểu là số vốn mà bên uỷ thác giao cho Công ty tài chính là Bên nhận uỷ thác thông qua Hợp đồng uỷ thác cho vay, để Công ty tài chính sử dụng số vốn này trực tiếp cho vay đến các đối tượng khách hàng có yêu cầu thu xếp vốn hoặc vay vốn). Theo khoản 1 điều 2 của quyết định số 286/2002/QĐ-NHNN về việc ban hành Quy chế đồng tài trợ của cỏc TCTD cú nờu rừ: “Việc đồng tài trợ của cỏc TCTD là quá trình tổ chức thực hiện việc cấp tín dụng của bên đồng tài trợ với sự tham gia của 2 hay nhiều tổ chức tín dụng do một tổ chức tín dụng làm đầu mối cho một hoặc một phần dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống ( gọi tắt là dự án ).” Cũng theo khoản 4 điều 2 của quyết định 286, công ty tài chính không được phép đứng ra với tư cách là đầu mối đồng tài trợ để thực hiện quản lý, tổ chức đồng tài trợ và giải quyết các vấn đề phát sinh của các bên tài trợ. - Số lượng các dự án trong ngành được thực hiện thu xếp vốn/ Tổng số dự án trong ngành cần thu xếp vốn: tuy chỉ tiêu này không đánh giá được hết hiệu quả của hoạt động thu xếp vốn của Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế bởi hoạt động thu xếp vốn không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành, nhưng chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng khi đánh giá hiệu quả thu xếp vốn của Công ty tài chính trực thuộc Tập đoàn kinh tế bởi một trong những mục đích chính khi thành lập Công ty tài chính là thu xếp vốn cho các dự án trong ngành.
Khi quyền lợi của cả hai bên được đảm bảo tới mức tối ưu tức Công ty tài chính chịu trách nhiệm đến cùng với các dự án của bên nhận tài trợ, luôn có những giải pháp xử lý thích hợp với những tình huống nảy sinh trong quá trình thu xếp vốn cho khách hàng và luôn đảm bảo thu xếp vốn đầy đủ, tiến trình giải ngân đúng tiến độ, không làm ảnh hưởng đến dự án, đồng thời Công ty tài chính luôn đảm bảo cung cấp cho bên tài trợ đầy đủ, chính xác những thông tin về dự án thì khi đó có thể thấy hoạt động thu xếp vốn đạt chất lượng tốt.
- Khả năng huy động vốn sử dụng cho hoạt động thu xếp vốn: Như đã phân tích ở trên, nguồn vốn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động thu xếp vốn, vì vậy nếu như Công ty tài chính huy động được một nguồn vốn dồi dào và đa dạng thì khả năng tăng cường hoạt động thu xếp vốn là rất lớn. Hỗ trợ cho cán bộ thu xếp vốn, cán bộ quản lý dòng tiền sẽ xem xét số vốn tự có của công ty và số dư trong tài khoản của công ty tại ngân hàng, nếu như không đủ để thu xếp vốn cho dự án thì sẽ kêu gọi đồng tài trợ hoặc huy động thêm nguồn vốn uỷ thác cho vay; cán bộ phòng quản lý vốn uỷ thác sẽ khai thác và tìm kiếm các nguồn tài trợ từ nguồn vốn ủy thác cho vay của các cá nhân, tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng, và các cán bộ phòng thẩm định sẽ thực hiện khâu thẩm định dự án hoặc tái thẩm định.
- Khả năng tài trợ dự án của bản thân chủ đầu tư: Khi chủ đầu tư có đủ khả năng tài trợ cho dự án của mình hoặc có thể tự tìm kiếm cho mình nhà tài trợ hoặc lựa chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn của các tổ chức tài chính khác như Ngân hàng thương mại với quy mô lớn hơn hẳn Công ty tài chính và có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho dự án thì lúc này chủ đầu tư sẽ ít mặn mà tới dịch vụ thu xếp vốn của các Công ty tài chính và ngược lại. Các Tập đoàn kinh tế mới được thành lập hoặc gặp khó khăn về tài chính, hoặc có chiến lược phát triển chú trọng trong phạm vi ngành mình thì Công ty tài chính chỉ có cơ hội thu xếp vốn cho các dự án nội ngành; ngược lại, với các Tập đoàn kinh tế lớn mạnh về tiềm lực tài chính hoặc có chiến lược phát triển ra các lĩnh vực kinh tế khác sẽ tạo cơ hội cho Công ty tài chính tham gia vào các dự án ngoài ngành có tiềm năng hơn.
Thành công của Công ty Tài chính Dầu khí là thành công của sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, của Ban lãnh đạo công ty, sự hợp tác chặt chẽ của các đơn vị thành viên Tổng Công ty và các tổ chức tài chính ngân hàng trong và ngoài nước vì mục tiêu phát triển bền vững của ngành kinh tế mũi nhọn Việt Nam. Bằng lòng quyết tâm, đoàn kết và trí tuệ tập thể, CBCNV Công ty Tài chính Dầu khí sẽ thực hiện thành công sứ mệnh của mình với nguyện vọng góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp xây dựng thành công Tập đoàn Công nghiệp - Thương mại - Tài chính Dầu khí ở Việt Nam- Công ty Tài chính Dầu khí niềm tin mới của sự phát triển.
10 năm xây dựng và phát triển trong tiến trình đi lên của đất nước, với số vốn điều lệ ban đầu là 100 tỷ đồng, đến nay PVFC đã tăng vốn điều lệ lên 5000 tỷ đồng, trong đó PetroVietnam nắm giữ 78%, cổ đông chiến lược nước ngoài là Morgan Stanley (MSIHI) nắm giữ 10%, còn lại là các cổ đông pháp nhân và thể nhân khác. Với sứ mệnh quan trọng là thu xếp nguồn vốn cho đầu tư phát triển của PetroVietNam, PVFC đã chủ động hợp tác với các tổ chức tín dụng, định chế tài chính lớn trong và ngoài nước để đảm bảo nhu cầu về vốn cho PetroVietnam và các đơn vị thành viên hoàn thành việc triển khai và thực hiện đúng tiến độ các dự án, đáp ứng mục tiêu tăng tốc phát triển của ngành dầu khí nước ta.
Vì thế, trong những năm đầu hoạt động, nguồn vốn sử dụng cho các hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động thu xếp vốn vẫn còn rất hạn chế, chủ yếu là từ nguồn vốn uỷ thác của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ( trước là Tổng công ty Dầu khí Quốc gia Việt Nam), nguồn vốn uỷ thác của các công ty thành viên trong Tập đoàn, và một phần từ vốn tự có của Công ty tài chính bao gồm vốn huy động được và vốn điều lệ. Nhờ những nỗ lực đó, uy tín của PVFC trên thị trường tài chính ngày càng được khẳng định rừ rệt, ngày càng cú nhiều khỏch hàng quan tõm và tin tưởng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính của PVFC, đồng thời xây dựng được các mối quan hệ bền chặt, làm ăn lâu dài với các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, điển hình như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng An Bình (ABB), Ngân hàng Quân đội (MB), Ngân hàng thương mại Cổ phần Habubank (HBB) và một số ngân hàng nước ngoài như Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Indovina, Ngân hàng Bangkok Bank. PVFC chỉ sử dụng một phần nhỏ, khoảng 10% vốn tự có để tài trợ thu xếp vốn, sở dĩ như vậy vì cũng giống như các tổ chức tín dụng khác, PVFC bị giới hạn tín dụng với khách hàng, theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành cú nờu rừ: hạn mức tớn dụng đối với một khỏch hàng là 15% và với một nhóm khách hàng là 50% vốn tự có của mình, mặt khác hoạt động thu xếp vốn là một hoạt động mũi nhọn của PVFC nhưng ngoài ra, PVFC còn rất chú trọng phát triển các hoạt động khác như hoạt động đầu tư, hoạt động bao thanh toán.
Các tổ chức tài chính ngân hàng hoạt động trong môi trường biến động rất khó dự đoán, thêm vào đó thị trường chứng khoán giảm mạnh liên tục, thị trường bất động sản hầu như đóng băng, lãi suất huy động và cho vay có nhiều biến động với biên độ lớn, cũng gây nên những khó khăn đáng kể cho hoạt động của PVFC.PVFC với sự chuyển đổi từ mô hình hoạt động từ công ty 100% vốn nhà nước sang mô hình công ty cổ phần, đã đứng vững trước những.