MỤC LỤC
Nếu như thời đại tiền công nghiệp nặng về trí nhớ, giáo điều, học thuộc lòng, tái hiện thì thời đại công nghiệp nặng về thực hành, ứng dụng theo khuôn mẫu học thụ động, còn thời đại hậu công nghiệp nặng về nghiên cứu, ứng dụng triển khai sáng tạo, học cách học, học cách tư duy. Thực tế, trong nhà trường ngày nay việc rèn luyện tư duy còn rất mờ nhạt so với việc truyền thụ kiến thức, không đem lại kết quả đếm được như học kiến thức, mà chỉ được đánh giá qua một quá trình tích lũy lâu dài, thậm chí cả một đời người.
Với mô hình này, học sinh không những học cách học, học cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề, học cách cùng sống với nhau, mà còn biết tự đánh giá, tự điều chỉnh, cung cấp mối liên hệ ngược giúp giáo viên đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học. “Thầy không giỏi chỉ biết truyền thụ chân lí, thầy giỏi biết cách dạy người ta tìm ra chân lí” hay như Gibbon “Mỗi người đều phải nhận hai thứ giáo dục, một thứ do người khác truyền cho, một thứ quan trọng hơn do chính mình tạo lấy” nghĩa là thầy giỏi phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.
BTHH là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống phương pháp giảng dạy, là hệ thống thông tin xác định bao gồm những điều kiện và những yêu cầu luôn luôn mâu thuẫn với nhau dẫn đến nhu cầu phải khắc phục bằng cách biến đổi chúng. + Dựa vào nội dung hoá học: Bài tập hoá đại cương (chất khí, dung dịch, điện phân), bài tập hoá vô cơ (kim loại, phi kim và các hợp chất của chúng), bài tập hoá hữu cơ (hidrocacbon, dẫn xuất hidrocacbon, hợp chất tự nhiên) + Dựa vào nhiêm vụ đặt ra và yêu cầu của bài tập: cân bằng phương trình phản ứng, viết chuỗi phản ứng, điều chế, nhận biết, tách chất, lập công thức phân tử, các bài toán tổng hợp.
-Visual Basic.Net hỗ trợ các kiểu dữ liệu mới (system object), gỡ bỏ các kiểu dữ liệu khác (variant) và đã tu chỉnh các khối cấu tạo ngôn ngữ hiện hành (các tính chất lớp, các chuỗi, các mảng, các kiểu điểm danh và các kiểu lớp) để nâng Visual Basic lên ngang tầm với kiến trúc .Net. Vì vậy, luận văn kết hợp ngôn nhữ lập trình Visual Basic.Net nhằm tạo nên một giao diện thân thiện và dễ sử dụng nhất cho người sử dụng.
Qua việc tham dò ý kiến của một số giáo viên ở các trường THPT, chúng tôi nhận thấy do sự không cân đối về thời gian phân phối chương trình và trình độ kiến thức học sinh có sẵn ở nhà khiến giáo viên không thể linh hoạt áp dụng các phương pháp dạy học phức hợp, dẫn đến tình trạng không khai thác triệt để những phương tiện dạy học hiệu quả. Dựa trên các kết quả điều tra về thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT hiện nay, về mặt lí luận dạy học, luận văn phải giải quyết được khó khăn lớn nhất hiện nay của người giáo viên khi đứng lớp là sự không cân đối về khối lượng kiến thức cần truyền tải cho học sinh và khả năng tự học, niềm đam mê của các em vào môn hóa học.
Nhưng để HTBHBT có tính hệ thống và toàn vẹn, chúng tôi cũng điểm sơ qua nội dung và các dạng bài tập trong chương 4.
HS biết được công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học, cách gọi tên thông thường và cách gọi tên thay thế của anken, tính chất vật lý chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan), tính chất hóa học (phản ứng cộng theo quy tắc Mac-cốp- nhi-cốp, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa), phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp, ứng dụng. HS rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất, viết CTCT, tên gọi các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6C trong phân tử), viết các phương trình hóa học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể, phân biệt được một số anken với ankan cụ thể, bài toán xác định CTPT, CTCT, gọi tên, tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể.
Đây là folder “Câu hỏi bài mới” chứa 4 file *rtf tương ứng viết về các kiến thức trọng tâm HS cần phải lưu ý, phải suy nghĩ tìm ra câu trả lời, giúp HS có định hướng khi nghiên cứu trước bài mới làm tăng khả năng tự học, tiếp thu tốt bài lên lớp. Dạng toán này giúp các em học sinh một cách sơ bộ tách các chất trong một hỗn hợp, bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu của các nhà hóa học tương lai, giúp các em định hướng và các thao tác làm quen với công việc nghiên cứu môn hóa học đời sống.
Khi thiết lập tblCHUONG, chúng ta phải xác định trong đó chứa tên các nội dung cần hiển thị (fieldname, các trường mà đã hình dung trong sơ đồ cấu trúc hệ thống bài học), chọn kiểu dữ liệu tương ứng (Data Type), kiểu dữ liệu chữ hay số hay dạng text của field name tương ứng, tránh sự bỏ trống bộ nhớ và vùng Description (diễn giải field name nếu cần thiết). Lưu ý, khi thiết lập mỗi table, máy tính tự động xác định khóa chính của table (nếu ở Access 2007), còn với Access 2003 bạn phải tự xác định khóa chính (primary key) là con số không bị lặp lại trong các nội dung của field name nhằm để quản lý chặt chẽ dữ liệu. Sau đó, nhấp chuột vào tblCHUONG, nhấn nút View để chuyển sang công việc nhập dữ liệu cho các field name bằng cách chỉ đường dẫn đến các file tương ứng trong folder “Noidungchuong”, “Baimoi” và “Phieuhoctap” để hiển thị đúng phần nội dung khi truy xuất.
Trên giao diện chính form frmMain của ứng dụng, chúng ta khởi tạo các button “Chương”, “Nội dung bài học chương”, “Câu hỏi bài mới”, “Phiếu học tập”, “xem bài tập”, “xem bài giải”, nhãn thông báo (labelmessage) “Chọn bài tập tương ứng”, ô chọn (combobox) “chọn bài tập tương ứng” dùng để lựa chọn bài tập tương ứng và các phần hiện thị nội dung, phần chọn chương và nội dung của chương. Trong giao diện chính, chúng ta thiết lập các button tương ứng chọn chương và nội dung của chương từ bên trái giao diện, mà khi nhấp chuột chọn bất kỳ buton nào thì nội dung tương ứng của phần word ta đã thiết lập cơ sở dữ liệu trong phần Access. Khi người dùng nhấn chọn chương hoặc nội dung chương thì các hàm con trong hàm initilize Components ở trên sẽ xác định thông tin mà người sử dụng đồng thời hàm ToolStripLabel1_Click sẽ xác định thông tin và hiện thị thông tin tương ứng ở trên nhãn.
Trong quá trình làm bài, học sinh quên kiến thức, phương pháp giải dạng toán đó hay công thức liên quan, học sinh có thể chọn qua nội dung khác, phần hiển thị sẽ tự động thay đổi nội dung cần thiết. Khi muốn đối chiếu hoặc muốn xem cách giải cụ thể, học sinh sẽ nhấp chuột vào button “Xem bài giải”, chương trình sẽ hiển thị đúng nội dung bài giải đã lưu trữ tương ứng với bài tập đang lựa chọn. Nội dung hiển thị trên frmmain khi chọn các buton tương ứng Kết luận chương 2: Trên đây chúng tôi đã trình bày hướng dẫn một cách chi tiết về việc thiết lập và xây dựng nên HTBHBT nhằm giúp GV dựa vào đó để quản lý và sử dụng.
Phụ lục 1: Phiếu điều tra thực trạng dạy học hóa học ở trường THPT Trường ĐHSP TP.HCM. Thầy cô có mong muốn tìm một công cụ giúp dễ dàng kết hợp các phương pháp dạy học hiện đại không?. Thầy cô có mong muốn tự tay chỉnh sửa, gia công cho chính bài giảng của mình khi sử dụng công cụ đó không?.
Nếu có nghiên cứu trước bài ở nhà, các em tiếp thu bài mới như thế nào?. Các em có muốn có hệ thống bài học, bài tập trợ giúp các em trong việc tự học ở nhà không. Phụ lục 3: Phiếu tham khảo ý kiến nhận xét của GV về HTBHBT Trường ĐHSP TP.HCM.
Ngoài những ý kiến trên, xin quý thầy cô một vài nhận xét, góp ý riêng (về nội dung, hình thức, phương pháp) để chương trình hoàn thiện hơn, phục vụ tốt cho công tác dạy và học.
Xác định CTPT, CTCT của X đúng biết X không tạo kết tủa với dd AgNO3/ddNH3. Có bao nhiêu đồng phân ankin có công thức phân tử C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo ra kết tủa vàngA. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai hiđrocacbon mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng thu được 11,2 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O.