Hoàn thiện pháp luật đầu tư tạo mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

MỤC LỤC

Đặc trưng cơ bản của pháp luật đầu tư nước ngoài

Từ khái niệm pháp luật đầu tư nước ngoài đã được trình bày ở trên và qua nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành, có thể rút ra những đặc trưng cơ bản như sau:. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật đầu tư nước ngoài có một số quy phạm pháp luật đầu tiên hướng tới nền kinh tế thị trường. Đây là thời điểm nhân dân ta mới bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đang rất thịnh hành và nền kinh tế về cơ bản chỉ có hai thành phần là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể. Trong bối cảnh đó, Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 là văn bản pháp lý đầu tiên trong hệ thống pháp luật của Việt Nam tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong Điều lệ này, Nhà nước ta đã khuyến khích, kêu gọi đầu tư nước ngoài vào mọi lĩnh vực. của nền kinh tế, trừ những ngành bị cấm. Điều đó thể hiện chủ trương cởi mở, đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư của nước ta. Như vậy, xét dưới góc độ lý luận, có thể khẳng định, công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng chính thức được tính từ năm 1986, nhưng tiền đề của nó đã xuất hiện ngay từ năm 1977 trong Điều lệ Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Pháp luật đầu tư nước ngoài ra đời trước khi có quan hệ đầu tư nước ngoài trên thực tế ở Việt Nam. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội tồn tại, phát triển theo hướng mà Nhà nước mong muốn và có thể phản ánh đúng thực tiễn khách quan, Nhà nước xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Như vậy, so sánh với tiến trình của các quan hệ kinh tế, pháp luật thường xuất hiện chậm so với sự biến động và phát triển của các quan hệ kinh tế. Năm 1977, khi các quy phạm pháp luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam lần đầu tiên được ban hành, thì trên thực tế ở Việt Nam hoàn toàn chưa có quan hệ đầu tư nước ngoài. Thời điểm đó, cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp đang ngự trị trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội; các khái niệm cơ bản của kinh tế thị trường như tự do thương mại, tự do cạnh tranh, thị trường vốn .. chưa được chấp nhận chính thức trong các văn bản của Đảng và Nhà nước ta. Đầu tư nước ngoài với tính chất là sự vận động trực tiếp của tư bản nước ngoài vào Việt Nam lúc đó vẫn chưa được tán thành. Chỉ sau khi có chính sách đổi mới tư duy lý luận và tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước, thì đạo luật về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới có cơ hội ra đời, các quan hệ đầu tư nước ngoài mới hình thành và phát triển trên cơ sở pháp lý đó. Vì những lẽ đó mà TS. Hoàng Phước Hiệp cho rằng "hệ thống các. quy phạm pháp luật đầu tư nước ngoài được ban hành trước khi có quan hệ đầu tư nước ngoài theo đúng nghĩa của từ đó trên thực tế tại Việt Nam"1. Việc pháp luật đầu tư nước ngoài "vượt trước" hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam không phải là hiện tượng trái quy luật. Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, cơ sở hạ tầng có mối quan hệ biện chứng với kiến trúc thượng tầng và trong một số trường hợp nhất định, pháp luật có thể "vượt trước", thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, xã hội. Mặt khác, nếu xem xét nền kinh tế nước ta dưới góc độ là một bộ phận của nền kinh tế khu vực và trên thế giới, thì hoạt động đầu tư nước ngoài đã tồn tại từ rất lâu ở nhiều nước trên thế giới với các mức độ khác nhau. Như vậy, pháp luật về đầu tư nước ngoài và hoạt động đầu tư nước ngoài ở Việt Nam là cái có sau so với nhiều nước trên thế giới và đương nhiên bị chi phối bởi quá trình quốc tế hóa nền kinh tế của các nước. Đây có thể coi là vấn đề hợp quy luật trong tiến trình hội nhập của nước ta vào đời sống kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới. Pháp luật đầu tư nước ngoài có một số chủ thể đặc thù. Pháp luật đầu tư nước ngoài điều chỉnh quan hệ đầu tư nước ngoài, trong đó ít nhất một bên là cá nhân, tổ chức kinh tế hoặc cơ quan nhà nước Việt Nam và bên kia là tổ chức, cá nhân nước ngoài. Tổ chức kinh tế Việt Nam được hiểu là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập, tổ chức và hoạt động theo các quy định của pháp luật Việt Nam; cơ quan nhà nước ở đây là cơ quan được Chính phủ ủy quyền ký kết với các cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện các hợp đồng BOT, BT, BTO; tổ chức, cá nhân nước ngoài là các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài tham gia quan hệ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Chủ thể của quan hệ pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam gồm có:. 1) Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 2) Các nhà đầu tư nước ngoài tham gia quan hệ đầu tư nước ngoài tại Việt. Khi tham gia vào quan hệ pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các chủ thể của quan hệ pháp luật đó có các quyền và nghĩa vụ nhất định trên cơ sở các quy định của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật của nước mà cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài mang quốc tịch và các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, hoặc trên cơ sở kết hợp các quy định đó.

Vai trò của pháp luật Đầu tư nước ngoài

Bộ phận thứ hai: pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không chỉ thuần túy là các đạo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, 1996 và các văn bản hướng dẫn trực tiếp mà còn là các quy định trong các đạo luật khác như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Đất đai, các đạo luật về thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế xuất nhập khẩu, Pháp lệnh thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT…. Đối với những vấn đề liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Luật Thương mại quy định cụ thể các điều kiện và thủ tục xuất nhập khẩu, gia công, đại lý, mua bán hàng hóa của các các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn đạo luật Đầu tư nước ngoài chỉ có những quy định mang tính đặc thù của hoạt động đầu tư nước ngoài hoặc có những quy định có tính nguyên tắc.

Giai đoạn thứ nhất (từ năm 1975 đến năm 1987)

Việc nghiên cứu Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 cho thấy, đây là văn bản pháp lý đầu tiên hướng vào nền kinh tế thị trường, thể hiện bước đầu quan điểm "mở cửa". Tuy nhiên, do Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977 được ban hành trong bối cảnh của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đang thịnh hành trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; các vấn đề lý luận về kinh tế thị trường đang là điều cấm kỵ, cho nên Điều lệ cũng không tránh khỏi những hạn chế, còn bộc lộ nhiều điểm chưa hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài như xí nghiệp tư doanh chỉ được phép thành lập với điều kiện chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, mà đây là điều kiện rất khó thực hiện;.

Giai đoạn thứ hai (từ năm 1987 đến năm 1996)

So với Điều lệ Đầu tư nước ngoài năm 1977, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã có một bước tiến bộ vượt bậc về kỹ thuật lập pháp, về sự phù hợp với tập quán và luật pháp quốc tế, tạo môi trường pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, cho đến trước khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Nhà nước đã ban hành khoảng 110 văn bản luật và dưới luật liên quan đến đầu tư nước ngoài, tạo môi trường pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Giai đoạn thứ ba (từ năm 1996 đến nay)

Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 và Nghị định 24 đã tạo điều kiện xích gần hơn giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tạo thế chủ động trong tiến trình hội nhập và đảm bảo các cam kết quốc tế, làm cho môi trường kinh doanh của Việt Nam hấp dẫn, thông thoáng hơn so với trước đây và so với một số nước trong khu vực. Tuy nhiên, sẽ là đầy đủ hơn, nếu chúng ta đi sâu phân tích sự hình thành và phát triển của một số chế định pháp lý chủ yếu của pháp luật đầu tư nước ngoài như: chủ thể tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài; hình thức đầu tư và phương thức đầu tư; các biện pháp bảo đảm đầu tư; các biện pháp khuyến.

Chủ thể tham gia hợp tác đầu tư nước ngoài

Trên cơ sở đó, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1990 đã quy định như sau: "Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế" và "Các tổ chức kinh tế tư nhân Việt Nam được hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài trong lĩnh vực và điều kiện do Hội đồng Bộ trưởng quy định". Để pháp luật đầu tư nước ngoài phù hợp hơn với chính sách kinh tế nhiều thành phần đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và huy động khả năng hợp tác đầu tư của tư nhân Việt Nam và một số đối tác bên ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 1992 đã sửa đổi điểm 2 Điều 2 như sau: "Bên Việt Nam là một bên gồm một hoặc nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế".

Hình thức đầu tư và phương thức đầu tư

Để có sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 đã đổi tên lại thành hình thức Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài và quy định tại Điều 14 như sau: "Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thành lập tại Việt Nam Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, tự mình quản lý xí nghiệp, chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài, được hưởng quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ ghi trong Giấy phép đầu tư. Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã bổ sung một số quy định nhằm hoàn thiện hình thức đầu tư, phương thức đầu tư như quy định đa dạng hóa các phương thức đầu tư theo phương thức BOT, BTO, BT; cho phép bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu hợp tác đầu tư với nước ngoài; luật hóa khu công nghiệp, cho phép doanh nghiệp liên doanh được hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để thành lập liên doanh mới.

Các biện pháp bảo đảm đầu tư

Ngoài ra, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 còn cho phép nhà đầu tư nước ngoài chuyển về nước vốn, lợi nhuận và mọi khoản tiền khác thuộc quyền sở hữu hợp pháp của họ (Điều 22); cho phép nhân viên nước ngoài làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được chuyển về nước thu nhập hợp pháp của mình, sau khi đã nộp đủ thuế thu nhập (Điều 23). Để đảm bảo tớnh rừ ràng, ổn định của hệ thống phỏp luật, phự hợp với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký; đồng thời làm cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư tại Việt Nam, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã bổ sung Điều 66 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 như sau: "Trong trường hợp pháp luật Việt Nam chưa có quy định, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài nếu việc áp dụng pháp luật nước ngoài không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam".

Các biện pháp khuyến khích đầu tư 1. Quy định lĩnh vực khuyến khích đầu tư

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 đã có một bước tiến so với Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 ở chỗ đã quy định cụ thể những lĩnh vực và địa bàn khuyến khích đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, những lĩnh vực và địa bàn không cấp phép đầu tư nước ngoài và giao cho Chính phủ quy định các địa bàn khuyến khích đầu tư; ban hành danh mục các dự án khuyến khích, đặc biệt khuyến khích đầu tư, danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện, danh mục các lĩnh vực không cấp Giấy phép đầu tư. Nghị định 12 quy định cụ thể việc miễn thuế nhập khẩu đối với trường hợp mở rộng quy mô dự án, thay thế, đổi mới công nghệ; miễn thuế nhập khẩu đối với các giống cây trồng, giống vật nuôi, nông dược đặc chủng được phép nhập khẩu để thực hiện dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, vật tư khác dùng cho các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Quản lý tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nhằm mục đích ổn định cán cân thanh toán quốc tế trong điều kiện đồng tiền Việt Nam chưa có khả năng chuyển đổi và dự trữ ngoại tệ có hạn, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 quy định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự đảm bảo nhu cầu về tiền nước ngoài cho hoạt động của mình. - Thay quy định doanh nghiệp tự cân đối ngoại tệ bằng việc cho phép Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các Bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh được mua ngoại tệ tại ngân hàng thương mại để đáp ứng các giao dịch vãng lai và các giao dịch được phép khác theo các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

Giải quyết tranh chấp, giải thể, thanh lý, phá sản doanh nghiệp Theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Đầu tư nước ngoài năm

Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã bổ sung Điều 19a quy định việc cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình hoạt động được chuyển đổi hình thức đầu tư, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp. Do đó, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000 đã bổ sung Điều 53 Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 là trong quá trình thanh lý tài sản doanh nghiệp, nếu phát hiện doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thì việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp được thực hiện theo thủ tục quy định trong pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Thủ tục đầu tư

Việc giải quyết phá sản doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

Quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài

Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 quy định rừ hơn thẩm quyền, chức năng và sự phân công, phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Tiếp theo, Luật Đầu tư nước ngoài (sửa đổi) năm 2000, Nghị định 24 và Nghị định 27 đó quy định rừ hơn về hoạt động quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài, cụ bao gồm cỏc quy định rừ trỏch nhiệm và thẩm quyền quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và địa phương; cơ chế phối hợp, báo cáo giữa các cơ quan cấp Giấy phép đầu tư với nhau và với các Bộ, ngành trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Ưu điểm của pháp luật đầu tư nước ngoài

Trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, lần đầu tiờn Nhà nước ta đó thể hiện thỏi độ rừ ràng quan điểm xớ nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không bị quốc hữu hóa, đồng thời quy định nhiều biện pháp bảo đảm đầu tư làm yên lòng các nhà đầu tư nước ngoài. Các quy định về thuế lợi tức, thuế chuyển lợi nhuận về nước, thời hạn và mức giảm thuế áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhìn chung thấp hơn hoặc bằng so với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore và nhiều nước khác trong khu vực.

Những hạn chế của pháp luật đầu tư nước ngoài

- Vấn đề mở rộng hình thức và phương thức đầu tư như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cổ phần, công ty quản lý vốn (Holding Co.), công ty hợp danh, cho phép doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với Bên Việt Nam hoặc Bên nước ngoài. Nghị định 24 đã quy định nhà đầu tư được chủ động lựa chọn dự án đầu tư, đối tác đầu tư, hình thức đầu tư, địa bàn đầu tư, thời hạn đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm, tỷ lệ góp vốn pháp định… Nhưng thực tế cho thấy, các nhà đầu tư thường bị hạn chế về quyền tự do lựa chọn lĩnh vực đầu tư, đối tác đầu tư, quy mô dự án.

Nguyên nhân của những nhược điểm

Trong bối cảnh của tình hình trong nước và quốc tế như trên, thời gian tới, Nhà nước ta sẽ phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tư nước ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tinh, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông, sản xuất phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và các ngành mà Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh với công nghiệp hiện đại, tạo thêm việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Xuất phát từ tình hình hiện nay và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới, đường lối kinh tế của Đảng được xác định trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập quốc tế”.

Giải pháp chung về sửa đổi Luật Đầu tư nước ngoài

Ngoài ra, các quy định của pháp luật nói chung, về đầu tư nước ngoài nói riêng sau khi được ban hành cần phải công bố công khai, rộng rãi và kịp thời cho mọi đối tượng, trên cơ sở đó các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, cũng như các cán bộ trong các cơ quan nhà nước ở các cấp có thể nắm bắt kịp thời, từ đó mới có thể quyết định đầu tư và thực hiện một cách chính xác triệt để các quy định của pháp luật. Để tiến tới mặt bằng pháp lý chung cho đầu tư trong nước và nước ngoài như tinh thần Đại hội Đảng lần thứ IX nêu trên, Luật Đầu tư nước ngoài hiện hành phải được sửa đổi một cách cơ bản thành Luật Khuyến khích đầu tư nước ngoài, trong đó chỉ quy định những chế định đặc thù cho đầu tư nước ngoài, những biện pháp khuyến khích và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài.

Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật đầu tư nước ngoài đối với từng vấn đề cụ thể

Vì vậy, cần nâng mức khởi điểm đánh thuế thu nhập cao đối với người Việt Nam, và hạ mức thuế suất lũy tiến đối với người Việt Nam, để những người có trình độ của Việt Nam khi làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đối xử tương xứng; đồng thời doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng không phải trả lương quá cao cho người lao động, giảm chi phí cho doanh nghiệp. Nguyên tắc nhất trí được quy định lần đầu tiên trong Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 nhằm đảm bảo cho Bên Việt Nam trong doanh nghiệp liên doanh được quyền tham gia quyết định những vấn đề quan trọng, như: phương án sản xuất, kinh doanh dài hạn và hàng năm, ngân sách, vay nợ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ doanh nghiệp liên doanh; bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc thứ nhất và kế toán trưởng, trong khi tỷ lệ vốn góp của Bên Việt Nam rất thấp.