Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh trong kinh doanh dầu nhờn của Công ty Dầu nhờn Petrolimex

MỤC LỤC

Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm các mặt hàng dầu mỡ nhờn, nhựa đường,hoá chất, của PLC

Khi thanh toán công ty thường chọn mở L/C ở ngân hàng ngoại thương Việt Nam để tránh kiểm khoản tiền phải ứng trước và trả thủ tục phí mở L/C nếu mở ở ngân hàng nước ngoài. Ngân hàng khoản tiền chưa phải thanh toán vì thế công ty luôn cố gắng đàm phán phương thức thanh toán L/C trả chậm với đối tác. Tuy nhiên, vì lượng ngoại tệ để trả phải phụ thuộc vào sự sẵn có của ngoại tệ ở ngân hàng nên một đôi lần công ty gặp khó khăn khi muôn chuyển đổi tiền mặt thành ngoại tệ.

Như trên đã phân tích, vì tình hình nhập khẩu và tình hình tiêu thụ gắn bó với nhau nờn chỳng ta hóy xem xột về tỡnh hỡnh tiờu thụ của cụng ty để hiểu rừ hơn về công ty PLC. Sự phát triển đất nước, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế làm xuất hiện cạnh tranh về hàng hoá, buộc các doanh nghiệp phải tự thân vận động, cải thiện bộ máy quản lí, thiết lập các kế hoạch, chính sách phù hợp, năng động hơn với những biến đổi cua nhu cầu thị trường nhằm kinh doanh đạt tới kết quả cao, thu được lợi nhuận và ngày càng phát triển. Công ty PLC hình thanh trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang phát triển, Nhà Nước quản lí nền kinh tế với nhiều quy định, chính sách, phù hợp nhằm cân đối với lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của người tiêu dùng và với Nhà Nước.

Do đó, công ty đã phát huy khả năng của mình kinh doanh có lãi, thực hiện nghĩa vụ đầy đủ với nghân sách Nhà Nước, và xã hội, thi hành nghiêm ngặt các quy định, pháp luật, quốc gia. Doanh thu của công ty tăng dần lên qua các năm lợi nhuận từ hoạt động tiêu thụ sản phẩm dầu mỡ nhờn tăng dần lên, qua đó, đóng góp cho ngân sách Nhà Nước cũng tăng dần. Tuy nhiên, chi phí hoạt động kinh doanh tăng nhanh hơn tốc dộ tang lãi gộp nên công ty vẫn phải đặt nhiệm vụ giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp lên hàng đầu.

Tình hình thực hiện nghĩa vụ của công ty PLC

Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty PLC là rát tốt. Do vậy, chúng ta có thể thấy nộp ngân sách tăng lên qua các năm, là tín hiệu vui mừng cho sự phát triển của công ty.

Tình hình tiêu thụ dầu mỡ nhờn theo các thị trường Bắc- Trung- Nam

Các đối thủ cạnh tranh của công ty PLC có nhiều khả năng xuất khẩu vào thị trường nươc ngoài vì họ thường là các hãng dầu mỡ nhờn nước ngoài, các liên doanh chủ yếu là các công ty con của công ty đa quốc gia. Năm 1998, công ty đưa thêm loại hình vận tải Container vận chuyển dầu mỡ nhờn từ kho Nhà Bè đến thẳng các kho của xí nghiẹp, các chi nhánh, các đại lí cũng như tới thẳng kiểm hoá của khách hàng. Nhựơc điểm: vận chuyển theo lịch trình, cố định trong tuần không đáp ứng được trong điều kiện nhu cầu đột ngột của khách hàng như: các loại hình vận chuyển khác.

Năm 98, thực hiện thêm loại hình vận tải mới bằng đường biển từ kho tới kho, lượng hàng vừa phải (600 tấn/tàu) với chi phí vận tải thấp, chất lượng bao bì tốt hơn hình thức vận tải đường biển thực hiện trước đây: 1000 tấn/tàu. Với phương tiện, hình thức vận chuyển đa dạng phù họp với đưòng xá Việt Nam sản phẩm dầu mỡ nhờn của công ty PLC được phân phối rộng khắp trên các tỉnh thành của đất nước, từ các vùng sâu, vùng xa, tới nông thôn, thành thị, góp phần tăng sản lựơng tiêu thụ. Hoạt động kinh doanh dầu mỡ nhờn bắt đầu phát triển và phát triển mạnh, bắt đầu từ những năm 1990 gần đây khi đất nước bước sang một giai đoạn mới của công cuộc đổi mới kinh tế tại Việt Nam.

Những năm trước đó, việc kinh doanh loại sản phẩm này cũng đã có rồi song trong thời kỳ kinh tế tập trung bao cấp, đây là một thị trường mang tính độc quyền do Tổng Công ty xăng dầu đảm nhiệm việc cung cấp, tính cạnh tranh là hầu như không có. Cho tới những năm gần đây, thực hiện chính sách kinh tế mở, tốc độ phát triển kinh tế tăng mạnh kéo theo sự phát triển mạnh của một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong đó có dầu mỡ nhờn. Cùng với sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về dầu mỡ nhờn tăng vọt, với tốc độ tăng hàng năm từ 10 - 15 %.

Nhu cầu DMN trên thị trường

Do vậy, số lượng các doanh nghiệp tham gia thị trường ngày càng tăng trong đó có nhiều hãng nổi tiếng trong và ngoài nước như Petrolimex, Petro Việt Nam, Castrol, Shell, Esso, BP. Nguyên nhân chính của sự tăng vọt về nhu cầu dầu mỡ nhờn này là do có tốc độ phát triển kinh tế nhanh kéo theo sự gia tăng của các loại thiết bị máy móc phương tiện có nhu cầu bôi trơn. Cho tới nay, theo thống kê sơ bộ, hiện nay nước ta có khoảng trên 8 triệu các loại phương tiện máy móc, thiết bị có nhu cầu bôi trơn, trong đó dầu động cơ đã chiếm tới 70%, và dầu công nghiệp chiếm khoảng 15%.

Theo bảng 5, nhu cầu dầu mỡ nhờn sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới và do vậy thị trường dầu mỡ nhờn vẫn sẽ phát triển mạnh, kinh doanh loại sản phẩm này vẫn sẽ đem lại nhiều lợi nhuận và do vậy mức độ cạnh tranh ngày càng quyết liệt với sự có mặt của các hãng nổi tiếng trên thế giới và các doanh nghiệp trong nước. Hiện nay trên thị trường đã có khoảng trên dưới 20 công ty tham gia thị trường gồm cả các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và các Công ty có vốn đầu tư của nước ngoài. Đây là một thị trường tự do cạnh tranh, sự can thiệp của Nhà nước hầu như là không có, khách hàng có thể tuỳ ý lựa chọn chủng loại cùng như các dịch vụ kỹ thuật thích hợp, giá sản phẩm do thị trường và các Công ty tự quyết định.

Trên thị trường hiện đang có một khối lượng lớn dầu kém phẩm chất, được tiêu thụ ngoài thị trường do chưa có quy định về tiêu chuẩn chất lượng và thiếu sự kiểm soát về chất lượng sản phẩm. Một số Công ty khác vì mục đích lợi nhuận đã lợi dụng biểu thuế nhập khẩu và sự không kiểm soát về chất lượng tại các cửa hàng để trốn thuế một cách hợp pháp bằng cách nhập khẩu các loại dầu có mức thuế nhập như dầu gốc, dầu thuỷ lực.., bán thẳng cho khách hàng như dầu động cơ, do đó giá bán của các sản phẩm này thấp hơn các loại sản phẩm cùng loại trên thị trường. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức cạnh tranh của các doanh nghiệp đang kinh doanh loại mặt hàng này khi mà ngày nay, chất lượng sản phẩm được coi là một công cụ hữu hiệu nhất, quyết định sức cạnh tranh của Công ty.

Công suất pha chế của một số doanh nghiệp

Do vậy nó đã thu hút các hộ khách hàng nhỏ bé vốn ít hiểu biết về dầu mỡ nhờn song lại chiếm tỉ trọng rất lớn tổng nhu cầu sử dụng dầu mỡ nhờn. Điều này đã gây lãng phí và làm thiệt hại lợi ích của người tiêu dùng, giảm tuổi thọ, hạn chế máy móc thiết bị. Mặt khác, tình hình phổ biến của thị trường dầu mỡ nhờn hiện nay là sự thiếu hụt thông tin về chất lượng, chủng loại dầu nhờn tại Việt Nam.

Các hãng kinh doanh ít đầu tư vào các dịch vụ hướng dẫn kỹ thuật cho người tiêu dùng. Do vậy phần đông người tiêu dùng sử dụng dầu mỡ nhờn theo thói quen, hoặc theo lòng tin vào một mác nhãn hiệu nào đó. Một đặc điểm đáng lưu ý nữa của thị trường dầu mỡ nhờn Việt Nam là sự thặng dư công suất có nguy cơ dẫn tới khủng hoảng thừa.

Nhưng xét trên phương diện tổng thể thì với công suất này lượng dầu mỡ nhờn sẽ bắt đầu thiếu kể từ năm 2005. Thị trường dầu mỡ nhờn sẽ ngày càng trở nên sôi động hơn trong những năm tới đây, mức độ cạnh tranh giữa các Công ty, các hãng sẽ gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi PLC phải đẩy mạnh những hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và tìm ra những giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của Công ty.