MỤC LỤC
- Dữ liệu sơ cấp: Thu thập qua các phiếu điều tra và phỏng vấn chuyên sâu đối với một số cán bộ chủ chốt của Công ty Hoàng Dũng (mẫu phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu được đính kèm phần phụ lục). + Nội dung: Điều tra tình hình triển khai các mô hình bán hàng B2B qua website www.detmayhoangdung.com.vn của Công ty. + Cách thức tiến hành: Các phiếu điều tra (bao gồm 23 phiếu) được gửi đến các trưởng bộ phận, người quản lý, các cấp lãnh đạo có liên quan trực tiếp đến việc hoạch định chiến lược và thực thi các công việc liên quan tới hoạt động bán hàng B2B qua website.
Đối với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu: Trước tiên cần xây dựng bảng câu hỏi đơn giản, dễ hiểu xoay quanh tình hình triển khai mô hình bán hàng B2B qua website của Công ty. - Dữ liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo và tài liệu tại Công ty dệt may Hoàng Dũng và các thông tin về Công ty trên internet. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu: Sau khi thu thập lại các phiếu điều tra, dữ liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for Social Sciences – là phần mềm xử lý thống kê dùng trong các ngành khoa học xã hội) để phục vụ cho việc phân tích.
Nhiều lớp học miễn phí đã được mở để hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng với phương thức kinh doanh mới mẻ này, nhưng nhận thức về lợi ích của TMĐT B2B nhiều khi khụng rừ ràng nờn một số DN chưa tham gia hoặc chỉ tham gia theo phong trào. Tuy nhiên, tình hình nhân lực cho hoạt động thương mại điện tử B2B tại Công ty Hoàng Dũng lại chưa được đầu tư một cách thớch đỏng, chưa cú những nhõn viờn thực sự hiểu sõu, hiểu rừ về thương mại điện tử B2B, cũng như các cấp lãnh đạo cũng chỉ có một cái nhìn chung nhất về TMĐT B2B. Mặt khác, trong thời đại CNTT bùng nổ hiện nay, việc thành lập website trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định tên tuổi và mở ra các cơ hội kinh doanh mới.
Trước tiên là nỗ lực của các đơn vị quản lý sàn nhằm cải tiến giao diện, đa dạng hóa dịch vụ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành viên có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp xúc với thị trường cũng như gia tăng khối lượng giao dịch. Tuy nhiên, việc tham gia này còn rất hạn chế, thực tế cho thấy, Công ty đã tham gia, tuy nhiên tất cả các sàn mà Công ty tham gia thì đều là ở mức độ thành viên miễn phí, chưa có sàn nào Công ty thực sự tham gia với vai trò là thành viên vàng hoặc thành viên bạc (thành viên phải trả phí thường niên) để có thể nhận được những quyền lợi hữu ích nhất từ các sàn giao dịch đó. Theo kết quả thống kê, 74,1% doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán là khách hàng trả tiền mặt khi giao hàng, 74,8% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng và chỉ có 25% doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển tiền qua bưu điện.
Có thể là do đặc thù của hình thức thanh toán giữa Công ty với các đối tác, không phải đơn hàng nào Công ty cũng yêu cầu thanh toán 100% giá trị hàng hóa khi giao nhận hàng, mà có thể thanh toán 50% khi giao hàng và 50% sau đó một thời gian nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số bán. Xuất phát điểm chỉ là một tổ hợp dệt nhỏ, nhưng sau một thời gian hoạt động cho đến bây giờ đã trở thành một Công ty hoạt động sản xuất tương đối mạnh, có vị trí nhất định trong ngành dệt may của tỉnh Nam Định nói riêng và của cả nước nói chung.
Chính vì vậy mà chưa có được các chiến lược phát triển kinh doanh TMĐT, chiến lược nghiên cứu thị trường phù hợp nhằm khai thác được tối đa hiệu quả của internet mang lại. Nhưng đi kèm theo đó cũng là những rủi ro không nhỏ trong một môi trường kinh doanh ảo, đặc biệt là với một quốc gia đang phát triển, kinh nghiệm về TMĐT còn non yếu như Việt Nam. Hy vọng rằng trong tương lai gần với những quan điểm mục tiêu và các chính sách đúng đắn của nhà nước trong sự phát triển TMĐT, sự sẵn sàng của doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng kỹ thuật về TMĐT được nâng cao, hình thức TMĐT B2B sẽ phát triển đúng với ưu thế của mình.
Tuy nhiên, việc tham gia các sàn giao dịch của Công ty dệt may Hoàng Dũng còn rất nhiều hạn chế, Công ty mới chỉ tham gia ở mức độ thấp, hầu hết tham gia với vai trò là thành viên miễn phí, thành viên tự do, chưa tham gia thực sự ở mức độ cao là thành viên bạc, thành viên vàng để có thể nhận được nhiều sự hỗ trợ hơn từ phía các sàn giao dịch. Một đặc điểm nổi bật, cũng có thể nói là điểm mạnh của trang web Công ty dệt may Hoàng Dũng ở đây đó chính là hoạt động đăng ký để tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm, hay nói cách khác là hoạt động làm SEO (Search Engine Optimization) đã được nhân viên quản trị website làm khá tốt. Điều này có thể minh chứng khi chúng ta search từ khóa “dệt may” trên trang tìm kiếm lớn nhất thế giới hiện nay – www.google.com ta sẽ nhận ra ngay được trang web Công ty dệt may Hoàng Dũng xếp hạng ngay trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm.
Với sự phát triển ổn định của Công ty dệt may Hoàng Dũng hiện nay, cũng như với sự ứng dụng triệt để hơn nữa TMĐT B2B vào bán hàng, chắc chắn doanh thu của Công ty sẽ được gia tăng, lượng khách hàng mới của doanh nghiệp cũng ngày càng tăng lên nhờ việc hoạt động hiệu quả trên các sàn giao dịch trong thời gian tới cũng như hoạt động marketing điện tử đạt hiệu quả cao như hiện nay. Đề tài nghiên cứu về hoạt động bán hàng B2B qua website của Công ty Dệt may Hoàng Dũng, từ đó đưa ra những giải pháp để có thể giúp Công ty sử dụng một cách hữu ích nhất trang web của mình để tiêu thụ được nhiều hàng hóa, giúp Công ty tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời giảm được chi phí bán hàng nhờ áp dụng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, thương mại điện tử là lĩnh vực còn mới mẻ lại dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, để các văn bản quy phạm pháp luật nói trên thực sự đi vào cuộc sống, tạo ra môi trường quản lý và hỗ trợ hiệu quả cho hoạt động các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật đã ban hành.
Văn bản pháp lý này sẽ xác lập các điều kiện đối với những tổ chức cá nhân muốn cung ứng dịch vụ sàn giao dịch TMĐT, đưa ra các đòi hỏi về trang thiết bị cần thiết, yêu cầu thông tin trên sàn phải chính xác, tránh gây nhầm lẫn, những yêu cầu về việc xây dựng quy chế hoạt động, tuân thủ cam kết về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ hoặc bảo vệ quyền lợi khách hàng…. Do hoạt động sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đều có những đặc điểm riêng, để nâng cao chất lượng của hoạt động hỗ trợ DN, trong thời gian tới Cục thương mại điện tử và CNTT cần phối hợp chặt chẽ hơn với các Hiệp hội và cơ quan quản lý Nhà nước về TMĐT tại địa phương (Sở Công Thương) để xây dựng và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp. Trong giai đoạn 2009 – 2010 Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc tham gia vào hoạt động của các tổ chức hợp tác quốc tế đa phương, trong đó tập trung vào UNICITRAL, WTO để hỗ trợ việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại điện tử B2B, thực hiện tốt, có hiệu quả các cam kết quốc tế về TMĐT mà Việt Nam tham gia.
Công ty cần có chương trình đào tạo, tập huấn cụ thể cho đội ngũ nhân viên, trang bị cho họ những kiến thức về TMĐT và các kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mình, để ngược lại họ có thể giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ và tìm ra chiến lược phát triển cho Công ty. Công ty hiện nay đã xây dựng được website, cũng đã có catalogue sản phẩm, tuy nhiên cần phải hoàn thiện hơn nữa về chất lượng hình ảnh sản phẩm cũng như những thông tin chi tiết về từng chủng loại sản phẩm để khách hàng truy cập vào có thể thuận tiện nhất cho việc tìm hiểu thông tin sản phẩm và tiến hành đặt hàng.