MỤC LỤC
Thứ ba, nói tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ luôn hàm ý so sánh với doanh nghiệp hữu quan (các đối thủ cạnh tranh) cùng hoạt động trên thị trường. Muốn tạo nên năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối. bán lẻ thực thụ, thực lực của doanh nghiệp phải tạo nên lợi thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh. Chính nhờ lợi thế này, doanh nghiệp phân phối bán lẻ có thể giữ được khách hàng của mình và lôi kéo khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Thứ tư, các biểu hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ có quan hệ ràng buộc nhau. Một doanh nghiệp phân phối bán lẻ có năng lực cạnh tranh khi nó có khả năng thỏa mãn đầy đủ nhất tất cả những yêu cầu của khách hàng. Song khó có doanh nghiệp phân phối bán lẻ nào có được yêu cầu này, thường thì có lợi thế về mặt này, lại có thể yếu về mặt khác. Bởi vậy, việc đánh giá đúng đắn lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ có ý nghĩa trọng yếu với việc tìm các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này. Theo S.Day khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dịch vụ được hiểu là tổng hòa các tri thức, kỹ thuật và kinh nghiệm mà khi tích hợp chúng vào các quá trình, các hoạt động cung ứng giá trị cho khách hàng cho phép tối đa hóa “hiệu lực thỏa dụng” các nguồn lực để đạt được lợi thế cạnh tranh trong dài hạn trên cơ sở cung ứng các giá trị dịch vụ có tính khác biệt, duy nhất, khó bắt chước và hiệu suất cao của doanh nghiệp dịch vụ. Theo đó, tác giả luận án đưa ra quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ phù hợp với thực tiễn của Việt Nam hiện nay như sau:. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm - dịch vụ, tạo ra những sản phẩm - dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm thu được lợi nhuận ngày càng cao, cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ thể hiện ở việc làm tốt hơn với các doanh nghiệp trong ngành về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các các hoạt động để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong dài hạn so với các đối thủ khác trên thị trường. Để tồn tại, phát triển và tạo ra lợi thế canh tranh của mình mỗi doanh nghiệp đều sử dụng những công cụ riêng của mình như giá cả, sản phẩm, hệ thống phân phối, các hoạt động xúc tiến..,cũng như bằng những công cụ marketing khác để. tác động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong đó, việc tạo ra những giá trị dịch vụ có tính khác biệt, duy nhất, khó bắt chước và hiệu suất cao là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh. 1.2.2.Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ 1.2.2.1.Tổng quan về tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thế giới. Từ những cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chí khác nhau để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng như sau:. Theo Gold Smith và Clutter Buck, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo lường bằng 3 tiêu chí: 1) tăng trưởng tài sản vốn, doanh số và lợi nhuận trong 10 năm liên tục; 2) sự nổi tiếng trong ngành như là một doanh nghiệp dẫn đầu; 3) sản phẩm dịch vụ được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo Peters và Waterman, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng 7 tiêu chí bao gồm 3 tiêu chí đo lường mức độ tăng trưởng và tài sản dài hạn được tạo ra trong 20 năm là: 1) doanh thu, 2) lợi nhuận, 3) tổng tài sản; 3 tiêu chí khác đo lường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ sản phẩm: 4) thời gian hoàn vốn, 5) thị phần, 6) tỷ trọng xuất khẩu; 1 tiêu chí tổng hợp: 7) đánh giá lịch sử quá trình đổi mới của doanh nghiệp. Căn cứ vào đặc trưng của doanh nghiệp phân phối bán lẻ và từ việc tổng hợp những các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được kiểm nghiệm từ các công trình nghiên cứu gần đây đã được liệt kê ở mục 1.2.2.1 ở trên, tác giả tập trung nghiên cứu 6 nhóm tiêu chí đánh giá về các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh (các công cụ cạnh tranh) và kết quả cạnh tranh của doanh nghiệp phân phối bán lẻ sau:. - Thứ nhất, nguồn năng lực động của doanh nghiệp: Tinh thần doanh nhân được coi là nguồn năng lực động tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Các nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở các Việt Nam cho thấy tinh thần doanh nhân có tác động tích cực tới kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Tinh thần doanh nhân được thể hiện ở 03 khía cạnh: 1) tính dám chấp nhận rủi ro trong kinh doanh, 2) tính đổi mới sáng tạo trong kinh doanh, và 3) tính chủ động, tiên phong đi trước đối thủ.
- Thứ ba, Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp về tài chính (doanh số, lợi nhuận, thị phần) và phi tài chính (trong tương quan so với các đối thủ trong ngành): doanh nghiệp hoạt động tốt trên địa bàn; doanh số của doanh nghiệp đã được cải thiện như mong đợi; lợi nhuận của doanh nghiệp đã được cải thiện như mong đợi; thị phần của doanh nghiệp đã được cải thiện như mong đợi; so với các đối thủ cạnh tranh, kết quả hoạt động kinh doanh về mặt tài chính (doanh số, lợi nhuận, thị phần…) của doanh nghiệp nói chung là tốt hơn; so với các đối thủ cạnh tranh, kết quả hoạt động của doanh nghiệp về các mặt khác như sự thỏa mãn của khách hàng, hài lòng của nhân viên, sự phát triển của doanh nghiệp,… nói chung là tốt hơn; doanh nghiệp đạt được những mục tiêu phát triển đã đề ra. - Thứ năm, thị phần: Tiêu chí thị phần được thể hiện qua các chỉ số cụ thể như: Ước lượng thị phần của SPDV của doanh nghiệp (%); thị phần của các SPDV của doanh nghiệp cao hơn so với các đối thủ chính trong ngành; tốc độ tăng trưởng thị phần của các SPDV của doanh nghiệp cao hơn so với các đối thủ chính trong ngành; khả năng duy trì và mở rộng thị phần các SPDV của doanh nghiệp cao hơn so với các đối thủ chính trong ngành.
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
GIÁM ĐỐC PHẠM TUYẾT MAI
GIÁM ĐỐC VŨ THỊ THANH
THU MUA
ĐIỀU PHỐI HÀNG HểA
Công ty Siêu thị Hà Nội được Tổng Công ty Thương mại Hà Nội phân công quản lý và phỏt triển một số Siờu thị và Cửa hàng tiện ớch như: Siờu thị D2 Giảng Vừ tại Giảng Vừ – Ba Đỡnh – Hà Nội, Siờu thị C12 Thanh Xuõn tại C12 Thanh Xuõn Bắc – Thanh Xuân – Hà Nội, Siêu thị Số 5 Lê Duẩn tại số 5 Lê Duẩn – Ba Đình – Hà Nội, Siêu thị Hoàng Hoa Thám tại tầng 3 Chợ Bưởi – Ba Đình – Hà Nội, Cửa hàng Tiện ích Nam Trung Yên tại B3A Nam Trung Yên - Cầu Giấy – Hà Nội, Cửa hàng Tiện ích Vĩnh Phúc tại G3 Vĩnh Phúc - Cầu Giấy – Hà Nội, Cửa hàng Tiện ích Việt Hưng tại K3 Khu Đô thị mới Việt Hưng – Gia Lâm – Hà Nội. (Nguồn: Phòng Kế hoạch phát triển) Chú thích: - ST: Siêu thị. - CHTI: Cửa hàng tiện ích. Nguyên nhân là do thói quen của người Việt Nam. Khác với các nước Châu Âu hay các nước Châu Á phát triển, người Việt Nam không có thói quen đi siêu thị mua thực phẩm dự trữ trong một tuần hay trong một thời gian ngắn như các nước phương Tây hay một số nước Châu Á khác mà đối với họ đi siêu thị chỉ để mua những hàng tạp phẩm, hàng gia dụng và tần suất đi của họ cũng ít hơn. Và chợ vẫn là sự lựa chọn số một, người Việt Nam thường có thói quen đi chợ mua thực phẩm hàng ngày để đảm bảo sự tươi ngon. Nhưng trong cuộc sống hiện đại ngày nay thói quen đó đã có chút thay đổi, do cuộc sống công việc hối hả bận rộn đã làm cho thói quen của người tiêu dùng trẻ có nhiều thay đổi. Họ đi siêu thị nhiều hơn, và đối với nhiều người đây được coi là sự lựa chọn ưu tiên hơn chợ do sự văn minh, hiện đại trong mua sắm và mua hàng hóa nhất là thực phẩm ở đây họ có cảm giác yên tâm hơn đặc biệt là sau 2 đại dịch cúm gia cầm và dịch tả thì vấn đề xuất xứ hàng hoá, vệ sinh an toàn được người tiêu dùng hết sức chú ý. Tổng kết doanh thu theo nhũm hàng thỡ 2 siờu thị Thanh Xuõn và D2 Giảng Vừ là 2 đơn vị có số lượng hàng hoá tiêu thụ mạnh nhất. Thanh Xuân đứng đầu về 3 nhóm hàng: nhóm hàng Thực phẩm tươi, nhóm hàng Tạp phẩm và hàng gia dụng và nhóm hàng Hoỏ mỹ phẩm và chất tẩy rửa. Siờu thị D2 Giảng Vừ đứng đầu ở 2 nhúm hàng:. nhóm hàng Thực phẩm khô và nhóm hàng May mặc. Chương trình khuyến mại, quảng cáo, khuyếch trương. Giá cả và phương thức phục vụ là 2 công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực siêu thị nói riêng và bán lẻ nói chung thường sử dụng để thu hút khách hàng. Với một chất lượng hàng hoá không có gì là lợi thế hơn các siêu thị khác chỉ có sự phục vụ tận tình của các nhân viên bán hàng mới là điều thu hút khách hàng đến với chuỗi Hapro Mart, Công ty Siêu thị Hà Nội luôn quan tâm chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng coi đây chính là hoạt động xây dựng thương hiệu qua quá trình bán hàng bởi. nhân viên bán hàng là đội ngũ trong Công ty thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và là người truyền đạt những mong muốn phục vụ khách hàng của Ban Giám đốc Công ty. Toàn bộ đội ngũ bán hàng của chuỗi đều phải thực hiện nghiêm túc việc mặc đồng phục, đeo biển hiệu để thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc và mỗi khi khách hàng có những thắc mắc có thể nhanh chóng tìm đến họ để nghe những lời khuyên, giải thích hữu ích phục vụ cho quá trình mua sắm. Công ty Siêu thị Hà Nội luôn xác định “ khách hàng là người bạn ân cần” do vậy ở mỗi ngành hàng nhân viên bán hàng được bố trí đứng tại mỗi khu vực quầy, kệ để tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng trong quá trình mua sắm. Tất cả các nhân viên bán hàng trong chuỗi luôn có thái độ nhiệt tình, ân cần trong quá trình phục vụ khách hàng. Là một doanh nghiệp thương mại lại hoạt động trong lĩnh vực siêu thị, với tính chất đặc thù nên thời gian và cường độ làm việc khá nhiều, nhưng Công ty luôn bảo đảm được giờ giấc sao cho các nhân viên bán hàng tại các siêu thị, cửa hàng tiện ích làm việc có hiệu quả nhất. là thời gian giao ca).