Đánh giá và giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hoàng Mai – Hà Nội

MỤC LỤC

Quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại 1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng (Tài liệu tham khảo số 01)

Hiểu một cách đơn giản thì quản trị rủi ro chính là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị ngân hàng vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng mình để giám sát, phòng ngừa, hạn chế và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác để ngăn chặt tổn thất thiệt hại cho ngân hàng, đồng thời không ngừng nâng cao sức mạnh và uy tín của ngân hàng trên thương trường. Về nguyên tắc, một hệ thống quản lý rủi ro hoạt động tốt sẽ phản ánh hiệu quả của HÐQT và Ban điều hành trong việc quản lý danh mục các sản phẩm, dịch vụ và hoạt động chung của ngân hàng thông qua việc duy trì một khung quản trị rủi ro hoạt động và hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ, hiệu lực, hiệu quả, quản trị NHTM mới có thể đạt được những mục tiêu chính như tính hiệu quả và hiệu năng của hoạt động ngân hàng, an toàn tài sản ngân hàng, tuân thủ với các luật lệ địa phương, tính liên tục của hoạt động kinh doanh, độ tin cậy của các kênh báo cáo, đảm bảo hành xử một cách hợp.

Bảng 1.1. Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp
Bảng 1.1. Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng

Các diễn biến không như dự đoán của thiên nhiên, nhất là các thảm hoạ như lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, hoả hoạn…gây tác hại nặng nề đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, các hộ sản xuất hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thương mại. Nếu tình hình kinh tế - tài chính của khu vực và thế giới ổn định và phát triển thì sẽ tác động thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và ngược lại, nếu quan hệ kinh tế của doanh nghiệp ở nước ngoài đổ vỡ thì sẽ làm cho ngân hàng phải hứng chịu RRTD cùng khách hàng.

Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng ở một số ngân hàng thương mại trong nước (tài liệu tham khảo số 13)

VietinBank đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tớn dụng (phũng Quản lý rủi ro); theo dừi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn. đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng. Bên cạnh đó, Vietinbank còn thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng thừa vốn, tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro; Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu. Nhờ đó, quy mô tín dụng của VietinBank tăng bình quân hàng năm 31% đến nay tăng gần 170 lần so với lúc mới thành lập), đáp ứng được các nhu cầu vốn hợp lý của nền kinh tế, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc. khách hàng, khởi tạo tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).

Giới thiệu tổng quát về Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Chi nhánh Hoàng Mai

Tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hoàng Mai

- Phân tích nguyên nhân nợ quá hạn của từng khách hàng và đưa ra các biện pháp tháo gỡ: Đối với những khách hàng nợ quá hạn có tính chất tạm thời, thời gian nộp tiền bị trễ do một số lý do khách quan nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, thì ngân hàng xem xét khả năng trả nợ và phương án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới để quyết định cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng đảm bảo đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và đảm bảo việc thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp. Bộ phận QHKH phối hợp cán bộ Quản lý rủi ro chủ động rà soát, phân tích, đánh giá tình hình thực tế khách hàng (nguồn thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu, ..) đế yêu cầu khách hàng chủ động bán hàng tồn kho, tập trung thu hồi công nợ cũng như các nguồn thu hợp pháp khác của khách hàng để trả nợ vay ngõn hàng, đồng thời cỏn bộ phải theo dừi chặt chẽ cỏc ḍũng tiền về của khách hàng (đặc biệt là các luồng tiền từ doanh thu của khách hàng qua tài khoản tiền gửi mở tại chi nhánh) để thu hồi dần nợ thông qua duy trì cho vay giảm dần dư nợ, tránh để khách hàng không trả nợ mà sử dụng nguồn thu để tiếp tục luân chuyển kinh doanh.

Bảng 2.10. Bảng xác định nguy cơ rủi ro tín dụng ngân hàng
Bảng 2.10. Bảng xác định nguy cơ rủi ro tín dụng ngân hàng

Đánh giá thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dung tại chi nhánh

Những kết quả đạt được trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng ở Chi nhánh Hoàng Mai

Quán triệt cán bộ, nhân viên của mình chú trọng các biện pháp giảm thiểu RRTD: Chi nhỏnh nhận thức rừ mức độ hạn chế thiệt hại từ RRTD đối với ngân hàng ở nhiều cấp độ khác nhau phụ thuộc vào kỹ năng, trình độ quản lý và trách nhiệm của mỗi người tham gia vào quy trình tín dụng. Ngoài ra, Ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp để khắc phục hậu quả RRTD như phân loại các khoản nợ để xác định khả năng thu hồi, tích cực hợp tác cùng khách hàng để tìm kiếm nguồn tài chính trả nợ cho Ngân hàng, đốc thúc cán bộ tín dụng tìm cách thu hồi nợ, xử lý nợ bằng tài sản thế chấp hoặc Quỹ dự phòng rủi ro, đưa vụ việc ra toà án.

Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Hoàng Mai

Các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà hiện tại luôn được hoàn thiện điều chỉnh và đổi mới đang trong quá trình đổi mới, sự thay đối này sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế, sẽ tạo bất lợi cho những doanh nghiệp nào chưa kịp thích ứng, dễ gây nên rủi ro trong kinh doanh dẫn tới mất khả năng thanh toán bản thân ngân hàng không kịp phân tích và thích nghi dẫn đến việc thực hiện cho vay các phương án dự án thua lỗ. Việc phân tích khách hàng còn dựa chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng, ngân hàng chưa thực sự quan tâm đến việc xác định vòng đời của dự án, phân tích độ nhạy, tính NPV, IRR…Dựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình biến động của thị trường, khả năng thu hồi vốn, tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ…Điều đó dẫn đến việc xác định thời hạn vay vốn cũng như thời gian thu hồi vay không hợp, đánh giá tính khả thi của dự án không chính xác… Tại Agribank chức năng nghiên cứu, thu thập, xây dựng thông tin dự báo, định hướng, thông tin ngành..cho toàn hệ thống được giao cho Ban QHKH nhưng Ban này chưa hoàn thành.

Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Chi nhánh Hoàng Mai

Định hướng chung cho hoạt động quản trị rủi ro của Chi nhánh Hoàng Mai

- Các khoản nợ xấu, nợ xử lý rủi ro lớn tại các phòng giao dịch sẽ tập trung về Chi nhỏnh để quản lý, theo dừi và đụn đốc thu nợ theo chỉ đạo của Agribank. - Thực hiện việc giảm tổng mức dư nợ và cơ cấu lại dư nợ tại các phòng giao dịch, cụ thể: các khoản cho vay từ 5 tỷ đồng trở lên phải chuyển về Chi nhánh thực hiện.

Mục tiêu hoạt động quản trị rủi ro của chi nhánh Hoàng Mai

Để đạt mục tiêu đó, yêu cầu được đặt ra là không ngừng nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng và phải có những giải pháp phù hợp, vừa có tính khả thi, vừa thống nhất với cả hệ thống của Agribank, vừa mang nét đặc thù của Chi nhánh Hoàng Mai. Cải thiện danh mục đầu tư, ưu tiên mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng là các doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp ngoài quốc doanh; giảm dần tỷ trọng cho vay đối với những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đang hoạt động kém hiệu quả.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro cho Chi nhánh Hoàng Mai

+ Bộ phận QHKH phối họp với bộ phận QLRR thường xuyên đi kiểm tra tế khách hàng: Bên cạnh việc phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng, bộ phận QHKH cần phải thường xuyên đi thực tế khách hàng, từ đó có thể xác định được sự tồn tại và tình trạng thực tế của khách hàng, cần nghiêm túc thực hiện kiểm tra trên thực tế, có đánh giá về việc sử dụng vốn, về tài sản bảo đảm của khách hàng, được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng kịp thời phát hiện những rủi ro và có biện pháp xử lý, tránh tình trạng thực hiện kiểm tra mang tính đối phó, thực hiện trên giấy tờ. - Thực hiện các biện pháp kiểm soát nợ xấu phát sinh mới, nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao năng lực đánh giá, thẩm định tín dụng và quản trị rủi ro; thường xuyờn rà soỏt, đỏnh giỏ và theo dừi, kiểm tra khỏch hàng vay, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp; rà soát, đánh giá lại các khoản nợ hiện đang được cơ cấu lại và kiên quyết chuyển sang nợ xấu khi đủ điều kiện; tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn và năng lực quản trị rủi ro; kiểm soát và hạn chế rủi ro tập trung tín dụng; nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ ….

Kiến nghị

Kiến nghị với Ngân hàng Nông ngiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam

Chuẩn hóa chỉ tiêu đối với các nhóm khách hàng: Nhóm khách hàng là các doanh nghiệp lớn, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khi xây dựng bảng điểm cần chú ý các chỉ tiêu tài chính; Lưu chuyến tiền tệ; Quản lý: Kinh nghiệm kinh doanh và kinh nghiệm trong ngành, tính khả thi của phương án kinh doanh; Tình hình nợ vay tại Ngân hàng Nông ngiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam và các ngân hàng khác, Mức độ giao dịch Các yếu tố bên ngoài: Triển vọng ngành, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường. - Ban hành cơ chế cho vay đối với khách hàng có nợ bán cho VAMC, có khả năng phục hồi sản xuất trả nợ ngân hàng; sửa đổi, bổ sung cơ chế miễn giảm lãi suất linh hoạt với từng đối tượng cụ thể, khuyến khích khách hàng bảo đảm tiền vay trả gốc và một phần lãi; sửa đổi bổ sung quy định bảo đảm bằng tài sản để khắc phục hạn chế, tồn tại về bảo đảm; giao chỉ tiêu thu nợ cụ thể, phõn cụng cỏn bộ phụ trỏch trực tiếp theo dừi từng chi nhỏnh, dà soỏt nắm bắt thực trạng các giải pháp trong phương án thu hồi nợ….

Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước để hỗ trợ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng ở các ngân hàng

Đưa ra các biện pháp hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng cơ bản: Việc quy định bằng văn bản pháp luật về trách nhiệm của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành của các NHTM trong việc đảm bảo quản lý RRTD có tác dụng nâng cao ý thức của họ về việc phải luôn luôn gắn liền mục tiêu phát triến kinh doanh với sự đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng thông qua các chiến lược quản lý rủi ro. Học viên đã đề xuất các giải pháp có tính hệ thống từ việc tổ chức bộ máy quản trị RRTD đến các chính sách, quy trình quản trị RRTD đồng thời đề xuất các kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nông ngiệp & Phát triển nông thôn Việt Nam nhằm tạo môi trường kinh doanh và hành lang pháp lý thuận lợi để hỗ trợ Chi nhánh Hoàng Mai trong quá trình thực hiện quản trị RRTD được khả thi.