Xây dựng mô hình nuôi ghép cá Thát lát (Chitala chitala) trong ao đất tại tỉnh Hậu Giang

MỤC LỤC

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu nghiên cứu

    Tất cả ao nuôi đều qua thời gian cải tạo, khi chất lượng nước trong các ao thí nghiệm biểu hiện được tính ổn định, điều kiện pH nước dao động từ 6,5 – 8,5 cùng với sự hiện diện của các loại thức ăn tự nhiên (phiêu sinh thực vật và phiêu sinh động vật) tất cả các ao thí nghiệm này sẽ được thả cá nuôi với mật độ thả chung cho cả 2 mô hình là 10 con/m2. Thức ăn sử dụng trong quá trình nuôi là thức ăn tự nhiên, thức ăn viên công nghiệp (22–28% protein) và thức ăn tươi sống tự chế với khẩu phần ăn dao động từ 5–7% khối lượng thân/ngày. Thực nghiệm nuôi cá Thát lát còm trong hệ thống nuôi kết hợp Đối với cá Thát lát, cá mua về được nuôi trong vèo thời gian khoảng 30 ngày bằng các thức ăn cá xay có trộn vitamin C, trùn chỉ, sau đó đưa ra ngoài ao, một số cá lớn chậm hơn sẽ được giữ lại vèo và tiếp tục nuôi lên khoảng 1 tháng, sau đó tiếp tục thả ra ao nuôi, việc nuôi và giữ cá nhỏ lại trong vèo mục đích giúp cá không bị phân cỡ, đồng đều, không cạnh tranh thức ăn.

    Đối với cá Rô phi và cá Sặc rằn tiến hành thả trực tiếp ra ao và việc nuôi ghép sẽ được thả ngay sau khi thả cá Thát lát từ vèo ra ao nuôi. Khẩu phần ăn phổ biến qua các giai đoạn phát triển của cá nuôi dao động từ 3–10% khối lượng/ngày, đồng thời lượng thức ăn cho cá nuôi được điều chỉnh về số lượng qua các giai đoạn phát triển. Đối với cá Rô phi và cá Sặc rằn do mật độ nuôi ghép cao nên có bổ sung thức ăn bằng thức ăn công nghiệp hiệu A Quafeed (protein 30%) và sau đó giảm dần hàm lượng đạm qua các tháng nuôi.

    Trong mô hình nuôi kết hợp VACB thì ta không bón phân hữu cơ vì trong quá trình nuôi, chất thải từ hệ thống chuồng có thể đủ cung cấp dinh dưỡng cho một ao nuôi trong hệ thống sản xuất kết hợp. Thả vào sáng sớm, trước khi thả cần ngâm bao đựng cá trong ao 15-20 phút để cá không bị sốc do nhiệt độ môi trường và nước ao thay đổi. Trong ao đặt một số giá thể cho cá trú và thả cá ở những vị trí này, cá mới thả thường tập trung quanh giỏ thể nờn dễ quan sỏt và theo dừi.

    Thức ăn của cá Thát lát là cá nhỏ rửa sạch, băm nhỏ, cá tạp có thể xay nhỏ và trộn với chất kết dính từ 1-2% để thức ăn không bị rã.

    Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu

      Kiểm tra tình hình ăn của cá hằng ngày, xem mức độ ăn thức ăn trong sàn còn dư hay không để điều chỉnh kịp thời. Cá nuôi trong mô hình sau khi được 6-7 tháng có thể tiến hành thu hoạch toàn bộ. W2: Trọng lượng trung bình của cá nuôi tại thời điểm t2 T : Thời gian kiểm tra cá thí nghiệm.

      Tỷ lệ sống thu tại một thời điểm đượctính bằng phương pháp chài, tính số cá thu được nhân cho diện tích mỗi lần chài rồi chia cho số cá của diện tích khi thả của diện tích chài đó.Hặc tính được bằng cách ước lượng lượng thức ăn cá ăn hằng ngày ta tính được tỷ lệ sống của cá ở thời điểm khảo sát.

      KẾT QUẢ -THẢO LUẬN

      Các yếu tố môi trường

        Kết quả (Bảng1) cho thấy hàm lượng Oxy hòa tan ở các ao nghiên cứu biến động không lớn qua các đợt thu mẫu.Và không có sự khác biệt thống kê (P>. Kết quả cho thấy hàm lượng Oxy hoà tan nhìn chung thích hợp cho sự phát triển của cá nuôi. Điều này có thể giải thích ở nghiệm thức I do hàm lượng dinh dưỡng trong ao rất cao, quá trính phân huỷ hợp chất hữu cơ làm tiêu hao Oxy trong môi trường nuôi, ảnh hưởng đến sự sự sinh trưởng của cá nuôi, tuy nhiên đối tượng thí nghiệm (Thát lát, Rô phi, Sặc rằn) là những loài cá có khả năng chịu đựng môi trường khắc nghiệt cuả môi trường rất cao nên việc thiếu Oxy cá vẫn tồn tại được và phát triển bình thường ( trích bởi Long và ctv, 2004).

        Nitrit có trong thủy vực là sản phẩm của quá trình nitrit hóa, hay quá trình phản nitrat hóa. Hàm lượng NO3 trên (Bảng 2) nằm trong khoảng thích hợp chọ sự phát triển cho tôm cá nuôi. Nhìn chung kết quả H2S trong các ao nghiên cứu tương đối cao và vượt mức cho phép.

        Khi hàm lượng này vượt mức 2,0 mg/L biểu thị môi trường ao nuôi giàu dinh dưỡng. Đối với các ao trong nghiệm thức I có hàm lượng TAN thường lớn hơn 2,0 mg/L và có lúc vượt rất cao 10 mg/L. Qua quan sát thì ở 1 vài ao ở nghiệm thức I có hiện tượng thực vật phù du nở hoa, đối với ao ở nghiệm thức II hàm lượng TAN ở mức thích hợp < 2,0 mg/L.

        Hàm lượng lân hòa tan khác biệt có ý nghĩa giữa các nghiệm thức I và II (P<0,05), kết quả đã chỉ ra rằng cá nuôi trong mô hình VACB và trong ao đất có hàm lượng lân cao và vượt mức cho phép, ở một số ao trong mô hình VACB có hàm lượng lân rất cao và cao hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép.

        Bảng 2: Hàm lượng NO 2  và NO 3  ở nghiệm thức I và II
        Bảng 2: Hàm lượng NO 2 và NO 3 ở nghiệm thức I và II

        Kết quả tăng trưởng của cá ở nghiệm thức I và II Trọng lượng của cá ở nghiệm thức I và II được thể hiện

          Qua bảng kết quả (Bảng 5) nhận thấy tốc độ tăng trưởng trung bình của cá Rô phi và Sặc rằn trong thí nghiệm I cao hơn so với nghiệm thức II. Theo Dương Nhựt Long (2001) thì trong hệ thống nuôi kết hợp với nuôi heo thì các loài cá có thể tận dụng hết tầng nước và thức ăn tự nhiên có trong ao như phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy và các loại mùn bã hữu cơ. Theo Dương Nhựt Long (2003) thì từ giai đoạn cá hương đến cá trưởng thành thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ và phiêu sinh.

          Theo Dương Nhựt Long (2003) cá Sặc rằn càng lớn sử dụng càng nhiều loại thức ăn hơn, khi trưởng thành cá ăn thiên về thực vật. Khi nuôi trong ao, ruộng cho ăn bổ sung như cám, phân động vật, bèo và các phụ phế phẩm khác thì cá lớn nhanh. Do vậy có thể giải thích do nuôi trong hệ thống VACB làm sinh khối thức ăn tăng thêm, phiêu sinh động thực vật tăng nên chúng sẽ lớn nhanh hơn trong mô hình nuôi trong ao đất.

          Trọng lượng của cá Thát lát trong nghiệm thức I, nuôi thuỷ sản trong mô hình VACB nhỏ hơn so với cá nuôi nhỏ, cá rất mẫn cảm với điều kiện môi trường.Trong nuôi nếu để cá đói hay thay đổi thức ăn đột ngột, dẫn đến cá bỏ ăn đến kiệt sức. Ở nghiệm thức I, mô hình VACB thì nước thải trong hệ thống biogas chủ yếu là NH4 cao, ảnh hưởng đến chất lượng nước rất lớn, mặt khác do quá trình chăm sóc giai đoạn đầu nông hộ không kỹ, một số nông hộ do không chủ động được nguồn thức ăn, có khoảng thời gian bỏ đói cá làm cá mất sức, dẫn đến tăng trưởng kém, hoặc dẫn đến chết. Điều này có thể giải thích do cá Thát lát thức ăn chủ yếu động vật, trong hệ thống nuôi nuôi VACB thì hàm lượng đạm, hàm lượng PO4 trong ao rất cao, cá Thát lát giai đoạn nhỏ rất dễ mẫn cảm với điều kiện chất lượng nước ao, mặt khác trong giai đoạn này nhiệt độ nước ao tăng rất cao làm ảnh hưởng đến khả năng chịu đựng của cá, mặt khác ở nghiệm thức I một số hộ nuôi trong mô hình VACB do thời điểm đang nuôi cá trùng với vụ thu hoạch lúa của các nông hộ một số hộ nuôi cá quá trình chăm sóc không kỹ, khi không có thức ăn cá tạp thì không cho cá ăn, không thay nước kịp thời, khi cho ăn lại thì dẫn cá bỏ ăn, không lớn, tỷ lệ sống của cá giảm thấp hay một số hô nuôi cá dẫn đến chết toàn bộ, kéo theo tỷ lệ sống chung của cá Thát lát trong mô hình VACB giảm thấp.

          Cá Sặc rằn và Rô phi ở nghiệm thức I có tỷ lệ sống cao hơn nghiệm thức II, điều này có thể giải thích trong thời gian đầu từ ngày đầu thì cá cần hàm lượng dinh dưỡng cao để phát triển chiều dài, từ ngày 21 trở đi thì việc cho ăn bằng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao không quan trọng bằng sự phong phú về thành phần loại thức ăn cung cấp cho cá (Cao Quốc Luận, 1999), mặt khác ở nghiệm thức I trong ao nuôi hệ thống VACB thì lượng phiêu sinh động thực vật cao, kết hợp với lượng thức ăn bổ sung thì tỷ lệ sống của cá sẽ cao hơn so với mô hình nuôi trong ao.

          Bảng 6: Khối lượng của cá nuôi ở nghiệm thức I và II ( 56 và 72 ngày)
          Bảng 6: Khối lượng của cá nuôi ở nghiệm thức I và II ( 56 và 72 ngày)