Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án bất động sản tại chi nhánh MB

MỤC LỤC

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CHI NHÁNH MB

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

  • Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư nói chung tại chi nhánh MB-Tây Hà Nội

    • Đối với việc thẩm định khía cạnh thị trường: chuyên viên thẩm định cần nắm vững phương pháp dự báo cung cầu thị trường, vận dụng cho phù hợp với điều kiện của từng dự án, đánh giá kỹ thị trường mục tiêu, các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra của dự án.  Thẩm định sự biến động của các chi phí đầu vào: Đối với những loại nguyên vật liệu đầu vào của dự án, chuyên viên thẩm định cần tìm hiểu giá cả trên thị trường, so sánh với giá cả của các dự án tương tự để đánh giá sự phù hợp cũng như phát hiện ra những bất hợp lý để có sự điều chỉnh kịp thời. Để xác định được cách tính toán doanh thu hàng năm của dự án có hợp lý hay không, chuyên viên thẩm định cần phải tìm hiểu nghiên cứu khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án, cung cầu sản phẩm trên thị trường, thị phần của doanh nghiệp, những đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp….

     Chú trọng đến việc lập các bảng thông số cho dự án như các bảng tính chi phí, doanh thu, khấu hao, giá thành sản phẩm… những bảng tính này sẽ là căn cứ cho các chuyên viên thẩm định theo dừi sự biến động về giỏ cả sản phẩm, cỏc yếu tố đầu vào của dự ỏn, trỏnh tình trạng bỏ sót hay nhầm lẫn trong tính toán. Ngoài các chỉ tiêu sử dụng để phân tích hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, DSCR, thời gian thu hồi vốn cần đưa thêm một số chỉ tiêu vào phân tích như chỉ tiêu điểm hòa vốn, chỉ tiêu tỷ số lợi ích chi phí…Sau khi đã tính toán các chỉ tiêu này của một dự án, cần phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu để đưa ra đánh giá chính xác về hiệu quả tài chính của dự án. - Cần có chế độ tuyển dụng và đào tạo cán bộ thẩm định giỏi trong từng lĩnh vực (kinh tế, thị trường, kỹ thuật..), vì hầu hết các cán bộ thẩm định của phòng Thẩm định đều tốt nghiệp các trường khối ngành kinh tế mà chưa có cán bộ nào tốt nghiệp trường khối ngành kỹ thuật, điều này hạn chế chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư.

    Nhất là với những dự án lớn, liên quan tới nhiều lĩnh vực cán bộ thẩm định đôi khi phải tiến hành điều tra về thị trường, giá cả sản phẩm của dự án, đặc tính đã có của các sản phẩm tương tự, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào…do đó chi phí cần cho hoạt động này là rất lớn. + Thứ nhất, để biết được những thông tin tài chính cũng như những thông tin khác về doanh nghiệp vay vốn thì cán bộ thẩm định của ngân hàng phải tiến hành những cuộc phỏng vấn trực tiếp một số người chủ chốt liên quan tới dự án và doanh nghiệp như: giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ lập dự án, ngoài những hồ sơ mà khách hàng cung cấp. Cán bộ thẩm định phải tiến hành phân tích thị trường các yếu tố đầu vào để xem xét sản phẩm của dự án có phù hợp với nhu cầu thị trường hay không, có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường hay không, sản phẩm đang ở giai đoạn này của chu kỳ sống, yếu tố đầu vào có được cung cấp ổn định phù hợp với yêu cầu của dự án hay không?.

    Đó cũng có thể là giá cả của sản phẩm đầu ra thay đổi, nhu cầu của người tiêu dùng tăng làm doanh thu của dự án tăng lên, hoặc cũng có thể do sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có sự cải tiến mới thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng dẫn tới khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án bị giảm sút…Bằng việc cho một yếu tố thay đổi hoặc chi phí hoặc doanh thu, cho cả hai yếu tố thay đổi, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành phân tích lại hiệu quả của dự án để xác định độ ổn định của dự án. Để thẩm định tốt nội dung này, cán bộ thẩm định cần nghiên cứu kĩ về cung cầu của sản phẩm trên thị trường hiện tại, tiền năng phát triển của thị trường trong tương lai, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án so với các sản phẩm cùng loại và các sản phẩm thay thế trên thị trường. Cần tìm hiểu chính xác giá cả của sản phẩm theo thời gian, sự khác biệt về giá cả so với các sản phẩm cùng loại, đặc điểm, chất lượng sản phẩm đã phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng hay chưa… Ngoài ra cần đánh giá những biến động thị trường, nắm bắt được các định hướng phát triển kinh tế xã hội, chính sách của Nhà nước về quản lí đầu tư BĐS và xây dựng.

    Phân tích rủi ro dự án là việc nghiên cứu kết quả dự án dưới nhiều điều kiện khác nhau để xác định những tổn thất hoặc trở ngại mà dự án có thể gặp phải, đồng thời đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố tới kết quả dự án để đưa ra các quyết định phù hợp. Đối với các doanh nghiệp, rủi ro chủ yếu xảy ra là do những tác động của thị trường như: giá bán giảm sút, giá nguyên vật liệu tăng, thiên tai, cạnh tranh… Ngân hàng cần thu thập thông tin cả trong quá khứ lẫn tương lai về doanh nghiệp, đồng thời cũng luôn tìm hiểu về thị trường của doanh nghiệp để có những đánh giá phù hợp. - Nhà nước cần không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật và các cơ chế chính sách Nhà nước cần đưa ra các chính sách phát triển kinh tế hợp lý, tránh những đột biến xuất hiện làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng, gây thiệt hại cho ngân hàng, chủ đầu tư và toàn thể nền kinh tế - Thực hiện công khai trong hoạt động kế toán tài chính, áp dụng nghiêm túc và chặt chẽ chế độ kiểm toán bắt buộc định kỳ đối với doanh nghiệp.

    Ngân hàng nhà nước cần ban hành nội dung quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ khoa học môi trường, của các ngân hàn sao cho phù hợp với điều kiện nước ta, đồng thời hoà nhập với thông lệ quốc tế. - Ngân hàng thương mại cổ phần quân đội cần phải thành lập một tổ chức chuyên trách việc thu thập xử lý thông tin, sau đó sẽ tiến hành phân loại thong tin và lưu trữ để có thể cung cấp các thông tin kịp thời cho cán bộ tín thẩm định, đảm bảo cho hoạt động thẩm định dự án được tiến hành có hiệu quả.