Đánh giá tiềm năng phát triển của hàng hóa Việt Nam trên thị trường trong nước

MỤC LỤC

Tiềm năng phát triển

Việt Nam cũng có lợi thế về tài nguyên khoáng sản, đó là những nguồn nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất sản phẩm, mặc dù phần lớn nguyên liệu còn thô sơ chưa sử dụng trực tiếp được mà phải qua quá trình chế biến tại nước ngoài mới đưa vào sản xuất được nhưng trong thời gian hiện nay, chúng ta đang cố gắng hoàn thiện quá trình chế biến nguyên liệu thô để không tốn chi phí và công sức thực hiện công đoạn. Đối với thị trường trong nước, hàng Việt có ưu thế là không qua quá trình bị đánh thuế nhập khẩu nên giá thành thường không quá cao, hơn nữa trong thời gian gần đây, nhà nước đã đặc biệt chú ý phát động chiến dịch “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam “ và được đông đảo người dân ủng hộ, sự ủng hộ của người dân tiêu dùng nội địa đã tạo ra tiềm năng cho hàng Việt Nam. Hơn nữa, hàng hóa Việt sản xuất tại Việt Nam, những người sản xuất ra hàng hóa là người Việt Nam nờn nắm rừ được nhu cầu người Việt, nắm rừ được văn húa tiờu dựng nên thuận lợi hơn trong việc sản xuất ra những sản phẩm phù hợp thị hiếu.

Đối với thị trường nước ngoài, giá thành thấp và độ bền của những sản phẩm Việt đã tương đối thuyết phục được người tiêu dùng khó tính và như vậy, hàng Việt có nhiều cơ hội và tiềm năng hơn trong việc đưa sản phẩm ra nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp hiện nay đã chú trọng hơn đến mẫu mã sản phẩm và khâu truyền thông quảng bá sản phẩm, các doanh nghiệp đã thành lập riêng những bộ phận phụ trách hai vấn đề này, cho nên ta có thể tin tưởng rằng những tiềm năng này của hàng hóa Việt sẽ làm nên những sản phẩm Việt chất lượng ngày càng cao trong tương lai.

NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VIỆT NAM

Vệ sinh an toàn

Chẳng biết ngành y tế có quá lạc quan khi đưa ra mục tiêu trong năm 2010 có 80% - tức là thêm 50% số cơ sở sản xuất thực phẩm tư nhân - được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP so với năm 2009 khi mà cái gốc của việc kiểm soát thực phẩm an toàn từ khâu sản xuất vẫn chưa thể giải quyết. Tuy nhiên số những nhà sản xuất tên tuổi, có nguồn lực nhà xưởng, máy móc hiện đại, có qui trình sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm để cho ra đời sản phẩm chất lượng dinh dưỡng cao thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Theo các cuộc kiểm tra, khảo sát gần đây về thành phần của các sản phẩm sữa đậu nành được bán trên đường phố hiện nay, kết quả cho thấy có rất nhiều loại vi sinh gây bệnh tiêu chảy như: Bacillus cereus, Clostrisdium perfringens, Coliforms, E.coli, nấm men, mốc, TPC - sinh vật hiếm khí….

Nước tương có chứa chất 3-MCPD (3-MCPD được xem là hoá chất hoạt năng theo cơ chế không gây độc cho gen trong nghiên cứu trên cơ thể sống, nhưng lại có tác động lên chức năng sinh sản, cũng như làm tổn thương tăng sinh và tạo khối u ở thận ở mô hình thực nghiệm động vật). Trừ hai bản danh sách các cơ sở sản xuất nước tương có chất 3- MCPD cao quá mức cho phép trong hai năm 2005 và 2007 vừa được công bố, các kết quả kiểm nghiệm mẫu của những cơ sở sản xuất nước tương khác trong nhiều năm qua đều không được công bố.

Mẫu mã sản phẩm

Chúng ta có thể thấy một vài mẫu mã sản phẩm của Việt Nam hiện nay có phần khác và phong phú hơn so với một vài năm trước, nhưng vẫn chưa bắt kịp được nhu cầu, thị hiếu ngày càng khắt khe và đa dạng của người tiêu dùng. Những thương hiệu hàng đầu VN vừa được khai sinh trong khoảng 10 năm trở lại đây thường đi liền với các chiến dịch quảng cáo bom tấn từ năm này sang năm khác như: Mì ăn liền Omachi, khoảng 600.000 USD cho 4 tháng đầu tiên khi tạo đà cho sản phẩm. Thực tế, ngay tại thị trường trong nước hiện nay, số thương hiệu mạnh của DNVN còn quá hạn chế, thậm chí khá nhiều thương hiệu trong số 100 thương hiệu nổi tiếng VN được bình chọn hàng năm còn lạ lẫm với người tiêu dùng nội địa.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế đối với chất lượng hàng tiêu dùng Việt Nam như độ bền, tính năng , mẫu mã hay giá cả…chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng khiến khách hàng nội địa tìm đến những mặt hàng có xuất xứ bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc hay một số thị trường Châu Âu khác. Điển hình là trong ngành công nghiệp gỗ có đến hơn 80% nguyên liệu là nhập từ bên ngoài, hay là việc sản xuất cà phê - một cây trồng nổi tiếng của Việt Nam, các doanh nghiệp cũng phải tính đến phương án nhập khẩu cà phê nguyên liệu.

Chế độ hậu mãi

Hiện nay cũngcó nhiều doanh nghiệp đưa ra chế độ hậu mãi khá tốt nhưng mới nằm ở tiêu chí, chính sách của nhà sản xuất, kinh doanh còn thực hiện đối với khách hàng thì rất kém, chưa thỏa mãn với mong muốn của khách hàng. Do đó doanh nghiệp cần phải đầu tư đào tạo đội ngũ chăm sóc khách hàng thật chuyên nghiệp, từ thái độ phục vụ, tinh thần trách nhiệm cho đến trình độ, kỹ năng, tay nghề làm sao họ thể hiện đúng tiêu chí, đúng cam kết của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2007, Ban bảo vệ người tiêu dùng (NTD) - Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) đã tiếp nhận 67 đơn khiếu nại bằng văn bản và hàng trăm khiếu nại qua điện thoại, thư điện tử của NTD.

Để bảo vệ quyền lợi NTD và tìm giải pháp giúp doanh nghiệp (DN) bán lẻ trong nước giữ chân khách hàng khi Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ, tại Hà Nội trong các ngày 24.10 và 26.10.2007, Cục Quản lý cạnh tranh, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng (Vinastas), Sở Thương mại Hà Nội đã tổ chức hai hội thảo. Thông tin về sản phẩm còn mù mờ, chưa đầy đủ và trung thực khiến NTD khó nhận biết và hoang mang, đặc biệt đối với thị trường nông thôn, nơi được coi là “rổ” chứa hàng giả, hàng kém chất lượng do NTD kém hiểu biết và thiếu thông tin.

NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP

Về phía nhà nước

- Cơ chế quản lý kinh tế của nhà nước lại vô cùng lỏng lẻo, nạn tham nhũng vẫn còn tồn tại và chưa được đẩy lùi vì vậy dễ xảy ra các trường hợp. Đối với biện pháp này thì theo đó người tiêu dùng có thể sẽ được bồi thường thiệt hại nếu sản phẩm hàng hóa không đủ tiêu chuẩn và gây mất an toàn cho người sử dụng. Để các luật về chất lượng hàng hóa được thi hành một cách nghiêm chỉnh và mang tính khả thi cao thì một yếu tố quan trọng là cần tăng cường hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa.

Để công tác này được thực hiện tốt hơn thì trước mắt cần trang bị cho kiểm soát viên các phương tiện kỹ thuật, dụng cụ vì thực tế hiện nay đội ngũ này mỏng và thiếu những phương tiện kỹ thuật để kiểm định chất lượng hàng hóa. * Xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm về chất lượng sản phẩm, kiểm tra, quản lý chặt chẽ về chất lượng trước khi đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường.

Về phía người tiêu dùng

* Cần có những quy định, chế tài xử lý đủ mạnh để tạo niềm tin với người tiêu dùng. * Có những thông tin góp ý về chất lượng sản phẩm tiêu dùng đối với các doanh nghiệp để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh, khắc phục. * Trong trường hợp người tiêu dùng phát hiện ra doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng kém chất lượng thì cần phải báo ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn.

Về phía doanh nghiệp

Để có được nguồn lao động đủ trình độ, để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cần phải cải cách mạnh mẽ hệ thống đào tạo nghề và các tổ chức xúc tiến việc làm. - Các chương trình giảng dạy trong hệ thống đào tạo nghề sẽ được xây dựng thống nhất và hợp lý trong toàn quốc nhằm đáp ứng mọi nhu cầu đào tạo, chồng chéo, trùng lặp. Ngoài những yếu tố như: máy móc, công nghệ, lao động, thì việc áp dụng các phương pháp quản lý chất lượng cũng rất quan trọng vì thế chọn được một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là rất quan trọng.

Hiện nay, trước sức ép của nhu cầu đổi mới, những người làm công tác quản lý đã thực hiện khá tốt chức năng của mình, song vẫn còn một số chưa thực hiện tốt điều này. Như vậy, nếu làm được các biện pháp kể trên, chúng ta có thể tin tưởng rằng chất lượng sản phẩm tiêu dùng Việt sẽ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, tăng cường năng lực cạnh tranh và từ đó xây dựng nên thương hiệu Việt trên thị trường phù hợp với xu thế hội nhập và cạnh tranh hiện nay.