Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt tại xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Đặc điểm của thị trường tiêu thụ lợn thịt - Thiếu thông tin

Tuy nhiên giá bản thân sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp lượng cung sản phẩm, lượng sản phẩm người nông dân sẵn sàng cung ứng thêm khi giá cả tăng lên không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố sản xuất mà còn phụ thuộc vào khoảng thời gian cần thiết để sự điều chỉnh có thể diễn ra, thời gian càng dài thì phản ứng điều chỉnh càng lớn khi giá cả thay đổi. Cầu sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: giá cả của bản thân sản phẩm nông nghiệp đó, giá cả của hàng hóa bổ sung, thay thế cho sản phẩm nông nghiệp đó, thu nhập của người tiêu dùng, sở thích, thị hiếu, phong tục tập quán của người tiêu dùng.

Hệ thống chỉ tiêu sử dụng đánh giá hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lợn thịt a. Giá trị sản xuất nông nghiệp (GO): là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch

Phong tục tập quán của người tiêu dùng rất quan trọng, điển hình nếu phát triển thị trường thịt lợn ở vùng có nhiều người dân theo đạo hồi sinh sống thì không thể tồn tại được, vì những người theo đạo hồi không ăn thịt lợn. VA/IC (Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị gia tăng): chỉ tiêu này mang tính tổng hợp, nó cho biết việc bỏ ra một đồng chi phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt trên thế giới

(Nguồn:FAO World Food Outlook, 2008) Qua bảng tình hình sản xuất và tiêu thụ thịt trong những năm gần đây ta thấy, việc sản xuất các loại thịt nói chung đều có xu hướng tăng lên. Trong giai đoạn này do điều kiện thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là dịch bệnh xảy ra liên tiếp và bùng phát mạnh, nên tốc độ phát triển bình quân của sản xuất thịt lợn trong giai đoạn này chỉ đạt 99,46%.

Bảng 1. Sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới trong một số năm gần đây
Bảng 1. Sản xuất và tiêu thụ thịt trên thế giới trong một số năm gần đây

Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ lợn thịt ở tỉnh Nghệ An

Qua bảng số liệu cho ta thấy ngành chăn nuôi của tỉnh trong những năm vừa qua đã có những bước tiến triển đáng kể. Trong thời gian vừa qua đã có nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trên địa bàn tỉnh như bệnh tai xanh, tiêu chảy, leptô.., tuy nhiên với những biện pháp phòng dịch cũng như dập dịch có hiệu quả nên sản lượng của ngành chăn nuôi trong tỉnh vẫn không bị giảm đi mà còn tăng lên đáng kể.

Bảng 3: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh Nghệ An  qua 3 năm (2006 -2008)
Bảng 3: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi của tỉnh Nghệ An qua 3 năm (2006 -2008)

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ LỢN THỊT CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN - HUYỆN ĐÔ LƯƠNG - TỈNH

TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .1 Điều kiện tự nhiên

    Qua đó, cho thấy trong thời gian vừa qua xã đã có nỗ lực trong việc cải tạo đất chưa sử dụng để dưa vào sử dụng với những mục đích khác nhau, tuy nhiên diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã vẫn còn nhiều, cụ thể năm 2009 diện tích đất này là 102,40 ha, chiếm 5,16% so với tổng diện tích đất tự nhiên, như vậy là lãng phí. Chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho bà con trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng..Vì vậy trong những năm tới xã cần có những kế hoạch dồn điền, đổi thửa nhằm tạo điều kiện cho người dân áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, giảm chi phí trong sản xuất.

    Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Lam Sơn  qua 3 năm (2007 - 2009)
    Bảng 5: Tình hình nhân khẩu và lao động của xã Lam Sơn qua 3 năm (2007 - 2009)

    TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI LỢN THỊT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN

      Để làm được điều đó trong thời gian tới, xã cần thực hiện tốt công tác kiểm dịch, phòng trừ dịch bệnh, có biện pháp hỗ trợ cho người nuôi khi lợn bị dịch bệnh chết, để họ tái chăn nuôi, thông qua đó để phục hồi đàn lợn nói riêng và đàn gia súc nói chung trong thời gian tới. Qua diều tra cho thấy các hộ nuôi thường sử dụng thức ăn cao đạm được sản xuất theo công nghệ Mỹ của công ty Thiên Long, thức ăn mang nhãn hiệu S.J.S do Sun Feeds Company sản xuất hoặc thức ăn mang nhãn hiệu S168 do công ty thức ăn chăn nuôi Thái dương sản xuất dành cho heo từ tập ăn đến xuất chuồng. Sở dĩ giá trị gia tăng tính BQ/hộ/năm tương đối cao là do các hộ nuôi phần lớn là những người sản xuất nông nghiệp, họ tự trồng được ngô, lúa, rau để làm thức ăn cho lợn nên khối lượng thức ăn họ mua ngoài không nhiều, vì thế chi phí tự có lớn điều đó làm cho giá trị gia tăng lớn.

      Thu nhập hỗn hợp bình quân mỗi hộ nuôi thu được trong năm là 3.368.350 đồng, đây là một khoản thu đáng kể đối với các hộ nuôi, tuy nhiên trong khoản thu nhập hỗn hợp này thì chi phí gia đình tự có chiếm đến 4.021.730 đồng, nếu trừ chi phí gia đình tự có ra thì các hộ nuôi không những không thu được khoản nào mà còn bị lỗ (do chi phí gia đình bỏ ra lớn hơn thu nhập hỗn hợp).

      Bảng 7: Biến động ngành chăn nuôi của xã qua 3 năm (2007 - 2009)
      Bảng 7: Biến động ngành chăn nuôi của xã qua 3 năm (2007 - 2009)

      TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THỊT LỢN CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN

        Việc thanh toán giữa người mua gom và hộ chăn nuôi lợn được thực hiện chủ yếu theo hai hình thức, thứ nhất: trả tiền ngay khi bắt lợn; thứ hai: trả trước một phần, sau khi mổ lợn bán rồi trả tiếp phần còn lại, trả tiền theo hình thức này thì sau khi đến trả phần còn lại người mua gom thường đưa ra những lý do như: lợn mỡ nhiều không có người mua, ế không bán được để bớt tiền của hộ nuôi. Trong kênh tiêu thụ này, lợn thịt sau khi được giết mổ rẽ theo hai hướng: chủ thu gom - giết mổ sẽ bán sỉ một phần cho người chuyên bán lẻ (khoảng 1/3 trọng lượng lợn móc hàm); phần còn lại các chủ thu gom - giết mổ bán lẻ trực tiếp đến tay người tiêu dùng (khoảng 2/3 trọng lượng lợn móc hàm). Mối qua hệ giữa người chuyên thu gom - giết mổ - bán sỉ - bán lẻ với người chuyên bán lẻ: đây là mối quan hệ chặt chẽ và bền vững cao, những người chuyên bán lẻ do không có điều kiện thu gom - giết mổ nên thường lấy thịt từ những hộ thu gom - giết mổ khác để bán lại và giữa hai tác nhân này có mối quan hệ máu mủ.

        Trong tổng số 20 hộ buôn bán thịt lợn thì có 17 hộ chuyên mua gom - giết thịt và trực tiếp bán lẻ ở chợ sản phẩm do mình giết mổ, 3 hộ còn lại sau khi giết mổ thì bán sỉ một phần cho người chuyên bán lẻ (những người này không giết mổ), phần còn lại bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng thông qua chợ.

        Bảng 15: Một số chi phí hoạt động thu mua, giết mổ, buôn bán thịt lợn của các hộ điều tra trên địa bàn xã Lam Sơn
        Bảng 15: Một số chi phí hoạt động thu mua, giết mổ, buôn bán thịt lợn của các hộ điều tra trên địa bàn xã Lam Sơn

        CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ LỢN THỊT CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN

          Mặt khác do tâm lý hộ nuôi cho rằng việc nuôi lợn chỉ để tận dụng sản phẩm dư thừa sau bữa ăn, phế phụ phẩm trong nông nghiệp (thóc lép, vỏ lạc..) nên việc đầu tư cho chăn nuôi lợn là chưa thích đáng. Hơn nữa người dân không được tập huấn về cách chăn nuôi lợn mà chủ yếu là nuôi theo kinh nghiệm nên khẩu phần ăn không được đảm bảo, cách chăm sóc có phần lạc hậu, chính điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến số lượng cũng như chất lượng lợn thịt nuôi trên địa bàn xã. Mặc dù dịch lợn tai xanh trên địa bàn xã năm 2009 đã được dập tắt tuy nhiên nguy cơ dịch bệnh bùng phát là không nhỏ, do khâu phòng bệnh của hộ nuôi còn kém và ý thức phòng bệnh chưa cao.

          Khi lợn bị mắc bệnh leptô do không thể tiêu thụ được (vì lợn bị bệnh này khi giết mổ thịt có màu vàng và mùi hôi nên không thể lừa người tiêu dùng như một số bệnh khác được), một số hộ đem chôn, còn một số hộ ở gần sông Lam thì đem vứt ở sông vì họ cho rằng không có chỗ chôn và nếu chôn thì mất công đào hố nên chở xuống sông vứt cho nhanh.

          MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỂU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ LỢN THỊT

          • ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU .1 Định hướng
            • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO CÁC HỘ NUÔI LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN
              • MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LAM SƠN

                Khi hộ nuôi có lợn bị bệnh chết họ chỉ biết khử trùng chuồng nuôi bằng cách truyền thống đó là rải vôi bột, vôi bột cũng là cách khử trùng tuy nhiên chỉ rải vôi bột thôi thì không thể khử trùng một cách triệt để được mà cần thêm một số hóa chất có tính khử trùng , tiêu độc mạnh hơn. Cần có các lớp tập huấn kĩ thuật chăn nuôi lợn cho bà con nông dân để họ biết cơ cấu từng loại thức ăn để phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn, lợn con cho ăn thế nào, lợn choai cho ăn thế nào và gia đoạn gần bán thì cho ăn thế nào. Trong những năm tới cần chọn những hộ nuôi tiêu biểu, có kiến thức, mạnh dạn và hỗ trợ vốn cho họ dưới dạng cho vay ưu đãi để họ xây dựng hệ thống chuồng trại hiện đại, hướng dẫn họ thử nghiệm những giống mới cho năng suất cao, đồng thời cần phải tìm nguồn đầu ra ổn định khi lợn đến độ xuất chuồng, tránh trường hợp lợn đến độ xuất bán mà không có người thu gom.

                Từ những thông tin trên sau khi phân tích người chăn nuôi cung như người buôn bán thịt lợn sẽ thấy được những mặt tốt cần tiếp tục phát huy, đồng thời phát hiện những mặt cần hạn chế để khắc phục nhằm đưa được sản phẩm tốt nhất đến với tay người tiêu dùng.