Ứng dụng mô hình Logit trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần để quản lý rủi ro

MỤC LỤC

Rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng

Khái niệm tín dụng. Tín dụng là là loại tài sản mà có thể nói là chiếm tỷ trọng lớn nhất ở phần lớn các NHTM, phản ánh hoạt động đặc trưng của NH. Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng và sau một thời gian nhất định được quay lại người sở hữu với giá trị lớn hơn ban đầu. Phân loại tín dụng. Ngân hàng thường cung cấp rất nhiều loại tín dụng và cho nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích khác nhau. Để tránh nhầm lẫn và để có cái nhìn tổng quát về các loại tín dụng thì người ta phân loại tín dụng theo một số tiêu chí sau:. ● Theo đối tượng khách hàng:. - Tín dụng với khách hàng cá nhân. - Tín dụng với khách hàng doanh nghiệp. ● Theo mức độ tín nhiệm khách hàng:. - Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của người thứ ba. - Tín dụng không có bảo đảm: Là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp hay bảo lãnh của người thứ ba. Rủi ro tín dụng. Khái niệm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho khách hàng. Bất kì một khoản tín dụng nào được cấp ra thì đều phải tuân thủ theo ba nguyên tắc cơ bản sau đây:. i) Khoản tín dụng đó phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. ii) Khoản tín dụng đó phải có tài sản đảm bảo. iii) Khoản tín dụng đó phải được hoàn trả cả vốn và lãi theo đúng kì hạn đã cam kết. ● Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn ( rủi ro đọng vốn ): Điều này có thể gây ra hai ảnh hưởng:. i) Ảnh hưởng tới kế hoạch sử dụng vốn của NH. Chẳng hạn khi NH huy động nguồn vốn có kỳ hạn 12 tháng với trị giá là 1 triệu USD để tiến hành hoạt động cho vay đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả. Nếu như NH cho khách hàng A vay thời hạn là 9 tháng, để sử dụng tối đa đồng vốn, NH dự định cho khách hàng B vay 3 tháng tiếp. Nhưng nếu sau 9 tháng, khách hàng A không hoàn trả được vốn tín dụng, lúc này buộc NH phải huy động ở trên thị trường để bù đắp vốn cho vay chưa được thu hồi từ khác hàng A. Có thể là đi vay ngân hàng khác, hoặc đi vay ngân hàng trung ương, hoặc là phải bán các giấy tờ có giá, thậm chí có thể bán ngay khoản tín dụng đó. Nhưng trong trường hợp đó, NH vẫn phải chịu một khoản tổn thất do chi phí vay vốn cao hơn, và tốn một khoản thời gian, đấy là chưa nói đến khả năng không thể huy động được. Khi đó NH sẽ mất đi một cơ hội đầu tư, tức là không thể cho khách hàng B vay được, do đó sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của chính NH. ii) Gây cản trở và khó khăn cho việc chi trả cho người gửi tiền.

Nợ cần chú ý, bao gồm có nợ quá hạn dưới 90 ngày và cơ cấu lại thời hạn trả nợ

- Giá trị của tài sản thường bị chia sẻ với các chủ nợ ưu tiên trước như: nộp thuế cho nhà nước hay trả lương cho cán bộ nhân viên…. Nói tóm lại thì các món nợ thuộc loại rủi ro này rất phức tạp, khó thu hồi và là gánh nặng thật sự đối với NH.

Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm có nợ quá hạn trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh trờ chính phủ xử lý

- Giá trị thanh lý bị giảm rất nhiều so với thời điểm thẩm định ban đầu. - Bản thân tài sản thanh lý đó rất khó bán vì không ai muốn mua chúng.

Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi, mất vốn

Quản lý rủi ro tín dụng

Thông thường, ngân hàng chỉ cho vay với một tỷ lệ phần trăm nhất định ( từ. 30 đến 80 % ) trên giá trị thị trường hiện hành của tài sản cầm cố, nhằm phòng ngừa hàng hóa giảm giá. iv) Thế chấp tài sản cố định: Các ngân hàng cũng có thể chấp nhận bảo đảm tín dụng bằng tài sản cố định như đất đai và những công trình gắn liền với đất. v) Bảo lãnh của bên thứ ba: Trong trường hợp người vay không có tài sản bảo bảo đảm tín dụng thì khi đó phải có một bên thứ ba đứng ra để bảo lãnh. Bảo lãnh là việc của bên thứ ba cam kết với bên cho vay là sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người vay, nếu như người vay không trả được nợ khi đến hạn. Bảo lãnh có thể là có bảo đảm bằng tài sản hoặc uy tín. Kiểm tra tín dụng. Những gì xảy ra đối với hợp đồng tín dụng sau khi đã được ký kết giữa người vay và ngân hàng? Có thể cho qua và quên đi tất cả cho đến khi hợp đồng đến hạn và người vay hoàn trả lần cuối? Rừ ràng thật là khờ dại nếu như ngõn hàng làm như vậy, bởi vì các điều kiện cấp tín dụng thường thay đổi liên tục theo thời gian, có ảnh hưởng đến điều kiện tài chính của người vay và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng. Những biến động trong nền kinh tế làm suy yếu một số công ty và làm tăng nhu cầu tín dụng đối với các công ty khác, trong khi đó, từng cá nhân thì lại có thể bị mất việc làm, nhiễm bệnh hiểm nghèo làm cho người vay không còn khả năng trả nợ. Cán bộ tín dụng cần phải nhạy cảm với những diễn biến như vậy và định kỳ phải kiểm tra tất cả các khoản tín dụng cho đến khi chúng đến hạn. Trong khi ngày nay các ngân hàng phải sử dụng rất nhiều các quy trình khác nhau để kiểm tra tín dụng, tuy nhiên, những nguyên lý chung đang được áp dụng tại hầu hết các ngân hàng bao gồm:. i) Tiến hành kiểm tra tất cả các loại tín dụng theo định kỳ nhất định, ví dụ định kỳ 30, 60, hay 90 ngày đối với các khoản tín dụng nhỏ và vừa; đối với những khoản tín dụng lớn thì phải tiến hành kiểm tra thường xuyên hơn. ii) Xây dựng kế hoạch, chương trình, nội dung cho quá trình kiểm tra một cách thận trọng và chi tiết, để có thể bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản tín dụng phải được kiểm tra, gồm:. • Kế hoạch trả nợ của khách hàng, nhằm bảo đảm rằng khách hàng không trậm trễ trong việc thanh toán nợ cho NH theo kế hoạch. • Chất lượng và điều kiện của tài sản dùng để làm bảo đảm tín dụng. • Tính đầy đủ và hợp lệ của hợp đồng tín dụng, bảo đảm rằng ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền hợp pháp để sở hữu các tài sản bảo đảm tín dụng đối với người vay trước tòa án nếu như cần thiết. • Đánh giá điều kiện tài chính và những dự váo về người vay xem đã thay đổi, trên cơ sở đó xem xét lại nhu cầu tín dụng của người vay thay đổi như thế nào. • Đánh giá xem khoản tín dụng có tuân thủ chính sách cho vay của ngân hàng và các tiêu chuẩn do cơ quan quản lý đặt ra. iii) Thường xuyên kiểm tra các khoản tín dụng lớn, bởi vì nếu các “ đại gia” bị vỡ nợ sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến điều kiện tài chính của ngân hàng. iv) Quản lý chặt chẽ thường xuyên các khoản tín dụng có vấn đề, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện những dấu hiệu không lành mạnh liên quan đến khoản tín dụng của ngân hàng. v) Tăng cường kiểm việc tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng phát triển Việc kiểm tra tín dụng không phải là công viện thừa, lãng phí, mà là rất cần thiết để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành mạnh. Mặc dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng có vấn đề thường gồm các trường hợp như: (i) người vay không thể trả nợ đúng hạn một hay nhiều kỳ, (ii) tài sản bảo đảm tín dụng bị giảm giá đáng kể. Trong khi nội dung tín dụng có vấn đề ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc điểm trung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau:. i) Sự trậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận: hoặc chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng. ii) Đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ một sự thay đổi bất thường nào trong phương thức hạch toán khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập. iii) Đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hoặc có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm. iv) Giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi. v) Thu nhập ròng giảm đi trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như là: tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần ( ROE), tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản ( ROA), hay lợi tức trước thuế và lãi suất (EBIT). vi) Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu của nguồn vốn ( chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản ( chỉ tiêu thanh khoản hiện hành ), hay mức độ hoạt động. vii) Những thay đổi bất ngờ, ngoài dự kiến và không có lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng. Vì vậy ngân hàng phải làm gì khi tín dụng có vấn đề? Sau đây là một số giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề:. i) Luôn luôn đặt ra mục tiêu là: Tận dụng tối đa các cơ hội để thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay. ii) Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi trậm trễ đều có thể làm cho tín dụng trở nên xấu hơn. iii) Trách nhiệm sử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra đối với quan điểm của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay. iv) Xử lý tín dụng cần hội ý khẩn với các khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu, và tăng cường cải tiến công tác quản lý. v) Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề ( gồm nguồn thu từ thanh lý tài sản và số dư tiền gửi tại ngân hàng). vi) Cần tiến hành nghiên cứu về nghĩa vụ thuế và những tranh chấp xem khách hàng có còn nghĩa vụ tài chính nào chưa thực hiện. vii) Đối với doanh nghiệp, cần đánh giá về chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp. viii) Cần phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng.

NGHIỆP VỤ XẾP HẠNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH NGÔ QUYỀN

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng VPBank – Ngô Quyền 1. Giới thiệu chung

Năm 2006, VP bank tiếp tụcđược Ngân hàng Nhà nước cho mở thêm Phòng Giao dịch Hồ Gươm( đặt tại Hội sở chính của Ngân hàng ) và Phòng Giao dịch Bách khoa, Phòng Giao dịch Đông Ba( trực thuộc Chi nhánh Huế), Phòng giao dịch Vĩ dạ, Phòng Giao dịch Tràng An( trực thuộc chi nhánh Hà Nội), Phòng giao dịch Tân Bình(Chi nhánh Sài Gòn), Phòng giao dịch Khánh Hội( Thuộc chi nhánh Hồ Chí Minh), phòng giao dịch Cẩm phả( thuộc chi nhánh Quảng Ninh), phòng giao dịch Phạm Văn Đồng( thuộc chi nhánh Thăng Long), phòng giao dịch Hưng lợi( thuộc chi nhánh Cần Thơ). (tức thời) Nợ ngắn hạn • Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn ( Curent ratio ). Tài sản lưu động Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn =--- Nợ ngắn hạn) • Vòng quay hàng tồn kho ( Inventory ratios ) Doanh thu hàng năm Vòng quay hàng tồn kho = --- Hàng tồn kho bình quân • Kỳ thu nợ bình quân ( Average collection period ).

Bảng 2.5. Các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp
Bảng 2.5. Các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp

Một số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

    - Đối với khỏch hàng cỏ nhõn: Cần theo dừi, nắm bắt được thụng tin cỏ nhân của khách hàng một cách kịp thời, chính xác về: Tuổi tác, trình độ học vấn, công việc đang làm…để có được đánh giá chính xác về tình hình tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua mô hình điểm số tín dụng đối với khách hàng cá nhân. Với các đảm bảo bằng bảo lãnh, những nội dung giám sát người bảo lãnh cũng giống như đối với khách hàng đi vay ( tuy nhiên phần lớn là giám sát gián tiếp thông qua thông tin thu thập được ). Chú trọng công tác thu thập thông tin tín dụng. - Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho các nhà quản trị khi đưa ra quyết định cho vay. - Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng vay, nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro. - Tăng cường việc sử dụng các thông tin liên bộ, liên ngành góp phần hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định tín dụng một cách chính xác. 3.2.4.Tuân thu nghiêm ngặt quy trình tín dụng. Quy trình tín dụng là quá trình cấp tín dụng của ngân hàng bao gồm nhiều giai đoạn và có quan hệ chặt chẽ với nhau: mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, kết quả của giai đoạn trước là cơ sở thực hiện giai đoạn tiếp theo và tác động đến chất lượng của giai đoạn sau; trong mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc được thực hiện theo hệ thống những nguyên tắc và những quy định. Hiện nay, các NHTM đều có thiết lập quy trình tín dụng, giúp cho các nhà quản trị tín dụng có thông tin đầy đủ trước khi quyết định cấp tín dụng, bao gồm:. - Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng. - Giám sát và thu hồi nợ - Thanh lý hợp đồng tín dụng. Sử dụng các nghiệp vụ phái sinh tín dụng để phòng ngừa rủi ro. Ngày nay các nhà quản lý rủi ro đang được tập trung vào hai lĩnh vực. Thứ nhất, phát triển các mô hình để đo lường rủi ro tín dụng. Thứ hai, đưa ra các hợp đồng phái sinh để có thể chuyển giao rủi ro tín dụng. Phái sinh tín dụng là một nghiệp vụ cho phép các NH và các tổ chức tín dụng chuyển rủi ro tín dụng sang những tổ chức sẵn sang chấp nhận rủi ro khác. Gần đây, sự chú ý đã tập trung và việc chuyển giao rủi ro tín dụng từ một NH sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý rủi ro này chính là chúng giữ nguyên các tài sản có trên sổ sách kế toán của những tổ chức khởi tạo ra những tài sản đó, đồng thời sẽ chuyển giao một phần rủi ro tín dụng có sẵn trong những tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó sẽ đạt được một số mục tiêu: Các tổ chức khởi tạo có một phương tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần bán tài sản đó đi; khi việc bán tài sản có làm suy yếu mối quan hệ của NH với khách hàng, thì chuyển giao rủi ro tín dụng sẽ cho phép NH này duy trì được các mối quan hệ sẵn có. Các công cụ phái sinh tín dụng bao gồm:. i) Hoán đổi tổng thu nhập ii) Hoán đổi tín dụng. iii) Hợp đồng quyền chọn tín dụng. iv) Hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro.