MỤC LỤC
(Fs) có độ dày tầng đất từ trung bình trở lên (>50cm), hoặc các loại đất phát triển trên đất phù sa cổ (Fp) trên Sa thạch (Fq), hoặc trên đá macma axit (Fa)…Ngoại trừ đất phát triển trên phù sa cổ chiếm diện tích khá ở Vĩnh Phúc, còn lại đất phát triển trên các loại đá khác ở Phú Thọ, Yên Bái đất đều có độ phì khá và tầng đất sâu. Vùng nguyên liệu giấy Trung tâm Bắc bộ trước đây đã xây dựng dự án về rừng nguyên liệu giấy khả thi, mặt khác theo các kết quả rà soát các vùng nguyên liệu của Viện lâm nghiệp Việt Nam khẳng định: đây là vùng có tiềm năng cao và khá lý tưởng để mở rộng quy mô sản xuất bột giấy.
Từ đặc điểm đất đai, khí hậu khu vực duyên hải, vùng này thích hợp cho việc phát triển nguyên liệu giấy với các loài cây lá rộng như Bạch đàn các loại, Keo các loại. Mặt khác, khả năng mở rộng ra các tỉnh khác gặp khó khăn vì phía Tây đã có nhà máy MDF Gia Lai, phía Bắc là vùng ảnh hưởng của dây chuyền dăm xuất khẩu Đà Nẵng.
Đất đỏ nâu, nâu đỏ, nâu phát triển trên đá Bazan, tầng đất dày giàu chất dinh dưỡng, tuy nhiên do hàm lượng sét và limon cao nên mùa khô cứng, mùa mưa thì dẻo dính, khó thoát nước. Vùng nguyên liệu chỉ quy hoạch trên địa bàn tỉnh Kon Tum; trong khi khu vực cạnh đó là phía Tây Bắc tỉnh Gia Lai rất có lợi thế phát triển rừng nguyên liệu chưa được quy hoạch.
Ngoài ra, ở Việt Nam còn có một số loài nguyên liệu xơ sợi thân thảo (không phải gỗ) làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy Việt Nam khá tốt như rơm rạ, bã mía, cỏ bàng, đay..Sản lượng nguyên liệu này là rất lớn (Việt. Nam là nước nông nghiệp và có lượng xuất khẩu lúa gạo hiện nay đứng hàng thứ hai thế giới), nhưng sử dụng làm nguyên liệu giấy thì mới ở dạng nghiên cứu. Khả năng cung cấp nguyên liệu hiện tại trên phạm vi 6 vùng đã xác định chỉ có giới hạn và không thể khai thác hết và cung cấp đủ để đầu tư các nhà máy sản xuất bột giấy vì quy mô của nhà máy bột giấy phải có công suất đủ lớn, ngoại trừ dự án đầu tư mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn 2 và dự án đầu tư nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hóa với tổng công suất sau đầu tư của cả 2 dự án là 360.000 tấn bột giấy/năm. Khả năng cung cấp nguyên liệu giấy đến năm 2020: Căn cứ vào quy mô ranh giới và diện tích các vùng nguyên liệu đã quy hoạch, căn cứ vào diện tích và năng suất rừng trồng nguyên liệu đến năm định hình, khả năng cung cấp nguyên liệu hàng năm trên các vùng nguyên liệu giấy được xác định là có thể cung cấp đủ cho ngành công nghiệp giấy Việt Nam sản xuất được khoảng 1.500.000 tấn bột giấy/năm 2020 từ nguyên liệu tre, nứa, gỗ.
Vì vậy, khi tiến hành quy hoạch phát triển ngành công nghiệp giấy, cần phải quan tâm tới khả năng và tiềm năng cung cấp nguyên liệu giấy tại các vùng lãnh thổ khác nhau trên phạm vi toàn quốc để có thể quy hoạch một cách tổng thể về vấn đề nguyên liệu giấy của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, với địa hình phức tạp, khai thác và vận chuyển khó khăn, công nghệ lạc hậu, một số vùng rất khó áp dụng công nghệ thâm canh, nên năng suất cây trồng thấp, vốn đầu tư còn hạn chế, nên việc cung cấp nguyên liệu giấy để cho ngành bột giấy và chế biến giấy có những bước phát triển nhảy vọt đanng là một vấn đề cần quan tâm nhất khi mà Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp giấy đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 của Bộ công nghiệp. Đối với các nhà máy sản xuất giấy bao gói, bao bì công nghiệp và cáctông hòm hộp việc khai thác nguồn giấy loại trong nước đang đem lại hiệu quả kinh tế lớn, góp phần giảm thiểu mức tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động và đem lại nguồn thu nhập lớn cho một bộ phận dân cư.
Hiện nay trên cả nước có nhiều vùng nguyên liệu giấy khác nhau, tuy nhiên có một số vùng không nằm trong diện quy hoạch phát triển rừng nguyên liệu giấy giai đoạn 2006-2010 trong Quyết định 160 của Chính phủ về việc phát triển ngành công nghiệp giấy. Có nơi thì quy mô diện tích trồng rừng tăng lên, ngược lại có nơi thì quy mô diện tích trồng rừng giảm đi do nhiều nguyên nhân khác nhau như phá rừng, không có vốn đầu tư….Kết quả đánh giá các vùng nguyên liệu giấy hiện nay như sau : 1.1.Vùng Tây Bắc. Tỉnh Lâm Đồng về cơ bản không còn đất trống đồi trọc để phát triển rừng nguyên liệu, chính vì thế nên tiềm năng cung cấp đến khi đình hình và khả năng cung cấp hiện tại là tương đương nhau và cả 2 thông số trên quá thấp so với quy mô nhà máy dự kiến của vùng này vì thế không đáp ứng được yêu cầu của nhà máy.
Một số doanh nghiệp trong ngành nâng quy mô bằng những thiết bị đã qua sử dụng của các nước Châu Âu để tiết kiệm đầu tư, chất lượng sản phẩm có khả năng cạnh tranh hơn so với các doanh nghiệp có thiết bị cùng quy mô với công nghệ lạc hậu và thiết bị của thế hệ trước thập niên 70. Dây chuyền sản xuất bột hoá nhiệt cơ tẩy trắng tại Công ty giấy Tân Mai có các thiết bị xông hơi, thẩm thấu hoá chất dạng hở nên nhiệt độ của các giai đoạn xử lý này thường không đạt yêu cầu (<90 oC), dẫn tới làm tăng tiêu hao năng lượng nghiền và giảm chất lượng xơ sợi thu nhận được. Bên cạnh đó phương thức quản lý ở các nhà máy lớn vẫn còn mang nặng tính kế hoạch hóa, còn ở cơ sở sản xuất nhỏ mang tính chất gia đình nhỏ lẻ, phương thức kế hoạch hóa trong sản xuất còn mang nặng nên dẫn đến tình trạng nhiều vùng có hiện tượng không đồng nhất trong việc mua bán nguyên vật liệu giữa lãnh đạo nhà máy giấy và người trồng nguyên liệu.
Một nguyên nhân nữa là công tác quy hoạch vùng nguyên liệu giấy còn yếu và chậm đổi mới, bị động bởi các ngành khác, quy hoạch mới ở dạng tổng thể, mới xác định trên bản đồ, đồng thời những thay đổi của luật pháp về đất đai, sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất giữa các ngành, lãnh thổ, giữa quốc doanh và hộ gia đình..cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ thực hiện các dự án trồng rừng. Nhiều vùng nguyên liệu giấy với địa hình phức tạp, giao thông chưa phát triển nên khai thác và vận chuyển khó khăn, công nghệ lạc hậu, một số vùng rất khó áp dụng công nghệ thâm canh, năng suất cây trồng thấp, vốn đầu tư hạn chế, do đó việc cung cấp nguyên liệu giấy để cho ngành bột giấy có những bước nhảy vọt đang là một bài toán khó giải.
Đối với các vùng nguyên liệu đã quy hoạch, khi mà sản lượng ở vùng đó có thể cung cấp nguyên liệu hàng năm từ rừng trồng giai đoạn trước mắt chưa đủ cho nhà máy chế biến mà nhất thiết phải tiếp tục mở rộng vùng nguyên liệu mới đồng thời tănng diện tích đã trồng để đáp ứng được phát triển của ngành công nghiệp giấy vì vậy mà cần phải tiến hành quy hoạch một cách tổng thể và có tính đến sự phát triển về lâu và về dài. Quan điểm này cần được thể hiện qua các chính sách ưu đãi đối với việc phát triển các vùng nguyên liệu giấy, cụ thể là cần coi cây nguyên liệu giấy như một loại cây công nghiệp, từ đó có các chính sách về quy hoạch đất trồng cây nguyên liệu giấy, tức là đất trồng cây nguyên liệu giấy phải được quy hoạch với diện tích đủ lớn, để có thể tập trung cơ giới hoá khâu trồng, chăm sóc, khai thác rừng, đồng thời có điều kiện để thâm canh và áp dụng các công nghệ mới nhằm đạt năng suất cao. Thông thường các vùng nguyên liệu giấy đều tập trung tại các vùng có nhiều dân tộc thiểu số nên ở đó còn hạn chế về sự phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng trình độ dân số còn thấp nên để có thể phát triển rừng nguyên liệu giấy cần phải hướng dẫn cho người dân một cách đầy đủ những kiến thức về trồng rừng và nghiên cứu khoa học kỹ thuật áp dụng vào công tác trồng rừng.