Phân tích Lạm phát ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp ứng phó

MỤC LỤC

Đánh giá kinh tế VIỆT NAM qua các thời kỳ cùng chỉ số lạm phát

Bù đắp khoảng trống trên là việc gia tăng xuất khẩu sang khu vực đồng tiền chuyển đổi với bước tăng đột biến vào năm 1989 nhưng cũng trồi sụt thất thường trong 2 năm sau đó (đến năm 92 mới lấy lại được mức của năm 90, và từ đó trở đi ngoại thương VN thực hiện với thị trường các nước thanh toán bằng Dollar). Hậu quả của tan vỡ thị trường truyền thống chiếm đến 70% khối lượng mua bán có nguy cơ gây ra cuộc đổ vỡ của toàn bộ nền kinh tế nhưng cuối cùng nó được giải quyết bằng chính thị trường mà trước đó nó không được ưu đãi, bị rất nhiều rào cản từ bên trong (các qui định về tỉ giá, cho vay, hợp đồng giao hàng, pháp nhân. được quyền kinh doanh ngoại thương, mặt hàng không cho xuất, hoặc hạn chế xuất khẩu…) lẫn bên ngoài (cấm vận của Mỹ…).

Bảng 2:  Chỉ số giá hàng tiêu dùng 1977-1986  (% năm sau so năm trước, 1976=100))
Bảng 2: Chỉ số giá hàng tiêu dùng 1977-1986 (% năm sau so năm trước, 1976=100))

Các tác động của lạm phát đến kinh tế - xã hội Việt Nam

Thực tế khó có thể phát triển nhanh, mà giữ vững được trong dài hạn, vì bản thân tăng trưởng kinh tế nhanh thường chứa đựng nhiều nhân tố gây mất cân đối, thậm chí dẫn tới khủng hoảng. Nền kinh tế nước ta mới chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy thời gian chưa nhiều, đủ để phát hiện và khảo sát tính chu kỳ của nền kinh tế, song những biểu hiện của nó đã xuất hiện tương đối rừ. Kết quả là tốc độ tăng trưởng kinh tế xấp xỉ 2 con số, đồng thời lạm phát cũng gia tăng, nền kinh tế phát triển quá “nóng”, các nhân tố khủng hoảng kinh tế - tài chính xuất hiện và ngày càng chín muồi dẫn tới khủng.

Từ góc độ kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ sở vững chắc cho những bước phát triển trong tương lai, hay còn gọi là tăng trưởng kinh tế “theo đường thẳng”, nghĩa là không có hay giảm thiểu khủng hoảng. Bản chất của nền kinh tế thị trường thường xuyên phát sinh ra những nhân tố gây khủng hoảng, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng với nhịp độ cao, nên các chính sách kinh tế vĩ mô phải nhạy cảm và thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với tình hình. Kinh nghiệm cho thấy lạm phát chỉ cản trở tăng trưởng khi lên đến mức 2 con số, do đó, trong giai đoạn năm 2006 – 2010 nói chung, năm 2008 nói riêng cần cân nhắc phương án đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và mục tiêu lạm phát, trong đó, nên ưu tiên mục tiêu tăng trưởng.

Nhưng với sự xuất hiện các tập đoàn tư nhân, nhóm kinh doanh địa ốc, bất động sản thì các doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn vô cùng khó khăn để tiếp cận được nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Trong cuộc họp báo giữa tháng 8/2007 người đứng đầu Văn phòng Chính phủ khẳng định chủ trương đẩy mạnh đầu tư để đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng giá, Chính phủ có đủ nguồn lực để kiểm soát và không có chuyện tăng 2 chữ số của CPI trong năm 2007. Bản chất của sự chuyển giao này là người gửi tiền tiết kiệm và người làm công ăn lương thường không thể nương theo lạm phát mà tăng thu nhập cho mình, còn người kinh doanh thì không những có thể.

Chỉ những người dân có thu nhập thấp chủ yếu dựa vào đồng lương và nông nghiệp là chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất.cuộc sống của họ dựa vào thu nhập hàng ngày và không thể chạy đua với giá cả liên tục biến động trên thị trường, càng không có khả năng tích trữ tài chính để bảo vệ lợi ích bản thân.

Bảng 4:  Lãi suất ngân hàng từ 1988-1995
Bảng 4: Lãi suất ngân hàng từ 1988-1995

Đánh giá các chính sách Việt Nam đã sử dụng để kiềm chế lạm phát

Bộ Tài chính phối hợp với NHNN thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc Nhà nước tại NHTM hiện nay về NHNN theo một lộ trình nhất định trong năm 2008, phù hợp với quy định của Luật NHNN, điều kiện thực tế nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành tiền tệ, đồng thời tránh sự thiếu hụt đột ngột vốn thanh toán của các NHTM làm ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ. Tiềm năng tăng trưởng của nước ta còn rất lớn, nhất là khi Việt Nam đã là thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới, đầu tư nước ngoài và đầu tư tư nhân tăng mạnh, thị trường xuất khẩu được mở rộng, vì vậy, phát triển sản xuất là giải pháp gốc, tạo hiệu quả nhiều mặt, vừa tăng nguồn cung cho thị trường trong nước và xuất khẩu, góp phần kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, lại không gây phản ứng phụ. Để làm việc này, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp: Ngân hàng Nhà nước bảo đảm đủ vốn và mua hết ngoại tệ cho các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, xử lý ngay các ách tắc về tín dụng xuất khẩu cho từng trường hợp cụ thể; tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại đối với hàng xuất khẩu; cải cách mạnh thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động xuất khẩu để giảm chi phí cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam đi đôi với việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật và các biện pháp khác phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta để giảm nhập siêu, kể cả việc tăng thuế nhập khẩu những mặt hàng không thiết yếu.

Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản. Chính phủ cũng quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo hướng tăng lên đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam, lao động làm việc ở công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động. Thị trường trong nước phát triển không những là một trong những yếu tố quyết định duy trì tăng trưởng kinh tế năm 2009 mà còn cho thấy đây là một thị trường rất tiềm năng, có khả năng và triển vọng phát triển nhanh, bền vững nếu chúng ta có những chiến lược và kế hoạch, cách thức khai thác hiệu quả.

Để chống được lạm phát thì một trong các nguyên tắc căn bản là phải thức hiện lãi suất thực dương ( tức là lãi suất tiền cho vay của các ngân hàng phải cao hơn lãi suất huy động và lãi suất huy động phải cao hơn lạm phát, trên thực tế thì từ năm 2007 đến nay, các ngân hàng của nước ta chỉ đảm bảo được một chiều là lãi suất cho vay cao hơn lãi suất huy động, còn lãi suất huy động lại thấp hơn hẳn so. Điều này được thể hiện trên biểu đồ đã nêu: Nếu năng lực sản xuất của nước ta tăng nhanh hơn mức tăng thực tế trong những năm qua thì đường tổng cung AS1 (tổng cung thực tế của năm 1996) chuyển dịch mạnh hơn sang bên phải tới vị trí AS3 (giả sử đó là năm 2007) thay vì vị trí AS2 (thực tế của năm 2007). Vận dụng lý thuyết trên rất phù hợp cho việc lý giải nền kinh tế nước ta trong thời gian qua: do công nghệ sản xuất của Việt Nam xuất phát từ trình độ thấp và rất chậm được cải thiện, hầu hết công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp hiện nay ở mức trung bình và lạc hậu so với khu vực và thế giới (chỉ có khoảng 20% đạt trình độ tiên tiến) nên năng lực sản xuất của chúng ta còn rất hạn chế, đặc biệt là các ngành sản xuất cung cấp sản phẩm trung gian cho nền kinh tế.

Quan sát thực tế ở nước ta trong thời gian qua đều cho thấy: khi có nguồn tin Nhà nước sẽ điều chỉnh tiền lương tối thiểu thì chỉ sau một thời gian rất ngắn, hầu hết giá cả hàng hoá đều tăng lên: người tiêu dùng sợ giá cả tăng nên tăng mức mua hàng hoá, làm tăng thêm mất cân đối cung cầu trên thị trường, nhiều doanh nghiệp lợi dụng thực tế này, cộng thêm việc suy tính khả năng tăng giá các đầu vào có thể xẩy ra, đã tăng giá bán ra.

CÁC GIẢI PHÁP LINH HOẠT TRONG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT CHO VIỆT NAM