MỤC LỤC
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế, các quan điểm hệ thống khi phân tích phát triển kinh tế ở các địa phương. - Thiết lập, sử dụng các mô hình phân tích và dự báo tăng trưởng và phát triển kinh tế tỉnh Bình Định.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho tỉnh Bình Định trong thời gian tới.
- Đề xuất một số mô hình phù hợp với thực tiễn địa phương, trên cơ sở đó sử dụng các mô hình này phân tích định lượng và dự báo tăng trưởng kinh tế của địa phương. - Trong điều kiện số liệu thống kê ở các địa phương chưa đầy đủ, luận án đã xác định được một số mô hình dự báo phù hợp, đồng thời đưa ra lược đồ và kết quả dự báo kinh tế địa phương có tính thực tiễn.
Thể chế thể hiện thông qua các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống luật pháp, các chế độ chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện… Một thể chế kinh tế - chính trị - xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Ngoài ra, còn phải kể đến nhóm các chỉ tiêu về khả năng cạnh tranh của nền kinh tế: tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nước, tỷ lệ xuất khẩu nông sản qua chế biến, mức tiêu thụ điện năng để tạo ra một đơn vị GDP hay kWh/1đơn vị GDP; các thước đo chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến các vấn đề phúc lợi xã hội: tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm, tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội (chỉ số phát triển con người HDI), tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; các thước đo về chất lượng tăng trưởng kinh tế liên quan đến bảo vệ và cải thiện môi trường… Nhưng do phạm vi của đề tài nên không được trình bày trong luận án này.
Từ khi ra đời cho đến nay nó vẫn là đối tượng vận dụng và nghiên cứu tăng trưởng kinh tế của các nhà kinh tế, chẳng hạn như Barro và Sala-i-Martin (1995) đã sử dụng mô hình nghiên cứu tăng trưởng 118 quốc gia, Mankiw, RoMer và Well nghiên sử dụng mô hình nghiên cứu tăng trưởng trên mẫu gồm 98 nước…,ở Việt nam các công trình nghiên cứu tăng trưởng của Nguyễn Khắc Minh hoặc của Trần Thọ Đạt cũng đã sử dụng mô hình này nghiên cứu ở cấp quốc gia. Năm 1994 Fọre và cỏc cộng sự đó đưa ra chỉ số năng suất nhõn tố tổng hợp Malmquist, dựa trên công trình của của Caves, Christensen và Diewert (1982) và quan niệm thước đo về hiệu quả kỹ thuật của Farrell (1957), hàm khoảng cách của Shephard (1970) chỉ số Malmquist đã trở thành độ đo năng suất phổ biến.
Những phát triển gần đây về hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, chỉ số năng suất Malquist và phân tích bao dữ liệu (DEA) đã cho phép phân rã năng suất nhân tố tổng hợp TFP thành hai thành phần chủ yếu là hiệu quả kỹ thuật (TE) và tiến bộ công nghệ (TC). Các cách ước lượng phi tham số được phát triển mới đây, chẳng hạn phân tích bao dữ liệu (DEA), không đòi hỏi chỉ định công nghệ nằm dưới và có ưu điểm trong việc xử lý các đầu vào tách chi tiết và các công nghệ đa đầu ra.
Những khác biệt này không chỉ là do chênh lệch về tốc độ tăng dân số mà còn được giải thích bởi tỷ lệ tiết kiệm và các tham số ảnh hưởng tới quá trình học hỏi - ví dụ như chi tiêu của chính phủ cho giáo dục. Một tỷ lệ φl trong lực lượng lao động được sử dụng trong khu vực sản xuất tri thức, phần còn lại (chiếm (1-φl)) lực lượng lao động được sử dụng trong khu vực sản xuất hàng hoá.
Từ dữ liệu chuỗi thời gian về vốn và lao động giai đoạn 1990-2005 của tỉnh Bình Định, các tham số của hàm sản xuất được ước lượng và sử dụng để tính toán mức đóng góp của mỗi nhân tố tới tăng trưởng, đồng thời cũng để sử dụng trong một số dự báo thích hợp. Theo phương pháp phân rã này, thành phần thay đổi hiệu quả kỹ thuật tương ứng với hàm sản xuất có sản lượng không đổi theo quy mô được phân rã thành thay đổi hiệu quả thuần (được tính tương ứng với hàm sản xuất có sản lượng thay đổi theo quy mô) và phần dư quy mô đo sự sai lệch giữa hàm sản xuất có hiệu quả biến đổi theo quy mô và hàm sản xuất có hiệu quả không đổi theo quy mô.
Hạn chế chủ yếu là do địa hình có độ dốc lớn, lượng mưa và cường độ mưa lớn nên dễ bị xói mòn và rửa trôi, khả năng giữ nước và chất dinh dưỡng của đất không cao cần có biện pháp bảo vệ để nâng cao độ phì của đất. Trong đất chuyên dùng đất xây dựng chiếm 0,4%, đất giao thông chiếm 1,2%, đất thuỷ lợi chiếm 1,7%, đất khai thác vật liệu xây dựng, khoáng sản và các loại đất chuyên dùng khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
Đường sắt Bắc-Nam qua địa phận tỉnh dài 149 km, với ga Diêu Trì là một trong sáu ga lớn trong tuyến đường sắt xuyên Việt, phục vụ vận tải không chỉ cho Bình Định mà còn cho cả các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Kon tum. Hội nghị vùng sông Mêkông mở rộng tại Chiềng Mai (Thái Lan) tháng 6/1993 đã khẳng định: cảng Quy Nhơn-Nhơn Hội sẽ là cảng biển của vùng Đông Nam Á, là đầu mối con đường xuyên Á từ Quy Nhơn đi Pleiku, Kon Tum sang Păcsế (Lào), qua sông Mêkông tới Uđon (Thái Lan) và nối giao nhau với tuyến đường bộ từ Malayxia đến Myanmar.
Bình Định có mạng lưới giao thông phát triển phong phú, nếu được phát huy đầy đủ thì giao thông của Bình Định sẽ mang đến cơ hội và hiệu quả kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp Bình Định.
Biển Bình Định có nhiều loại hải sản sản quý hiếm, có giá trị xuất khẩu cao như yến sào, sản lượng khoảng 650kg/năm với tốc độ tăng trưởng 10-11% năm. Với lợi thế về biển, hiện tại và tương lai kinh tế biển nói chung, ngành thuỷ sản nói riêng luôn là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định.
Ngoài ra, còn có những loài đặc sản khác như: cua huỳnh đế, sò điệp, cá ngựa, hải sâm ….
Đặc biệt còn phải kể đến quặng Titan có trữ lượng lớn khoảng 2,5 triệu tấn, dự báo đến năm 2010 sản lượng xuất khẩu đạt 80 nghìn tấn/năm.
Nhưng nhìn chung nông-lâm-ngư nghiệp của Bình Định phát triển tương đối khá, đỉnh điểm vào năm 1994, tốc độ đạt 18,9%, sau đó tốc độ tăng trưởng có giảm và thường không ổn định, nguyên nhân chính là điều kiện khí hậu thời tiết gây khó khăn lớn cho ngành nông nghiệp, cộng thêm ảnh hưởng dịch cúm gia cầm. Nguyên nhân chủ yếu là trước đây tổng giá trị sản xuất của ngành này còn nhỏ bé, tốc độ tăng ban đầu chủ yếu là mở rộng quy mô, sau đó tốc độ tăng chậm lại, từ năm 2000, do được tăng đầu tư nên ngành dịch vụ có điều kiện tiếp tục phát triển.
Về nguồn vốn, đối với một tỉnh có thể coi các nguồn vốn ngân sách trung ương, các nguồn vốn vay từ trung ương, vốn nước ngoài, vốn của các doanh nghiệp của tỉnh khác đầu tư vào tỉnh là các yếu tố ngoại sinh. Như vậy, giai đoạn 1991-2000 nguồn vốn đầu tư cho Bình Định chủ yếu là nguồn vốn ngoài quốc doanh, nguồn vốn này có vai trò rất quan trọng, do chính sách khuyến khích đầu tư hợp lý nên người dân đã mạnh dạn đầu tư cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Đặc biệt, Bình Định có tỷ lệ xuất siêu khá, lý do cảng Bình Định có ưu thế xuất khẩu cho các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên, tuy nhiên các đại lý phân phối của Bình Định chưa đủ sức để làm đại lý nhập khẩu và phân phối hàng hoá cho khu vực. Như vậy, tốc độ tăng cao hơn so với bình quân cả nước (cả nước giai đoạn 1996-2000 là 14,0%), nhưng do không được đầu tư các công trình công nghiệp trọng điểm như: hoá lọc dầu, luyện kim, hoá chất và các công trình công nghiệp có qui mô lớn nên tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Bình Định có chiều hướng giảm sút.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là ở Bình Định có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành thuỷ sản: có bờ biển dài, ngư trường tương đối thuận tiện để đánh bắt hải sản đồng thời cũng có điều kiện tốt để nuôi trồng thuỷ, hải sản. Mặc dù liên tục chịu ảnh hưởng của bệnh dịch và cúm gia cầm, nhưng trong mấy năm gần đây, nhờ xác định đúng đắn tiềm năng của địa phương và áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nên ngành chăn nuôi của Bình Định đã đạt được những thành tích đáng khâm phục: tăng cả về tốc độ và tỷ trọng, năm 2005 đã chiếm 39,5% giá trị sản xuất nông nghiệp, tốc độ tăng bình quân thời kỳ 2001-2005 đạt 13,4%.
Hoạt động du lịch có bước phát triển, một số tuyến du lịch trọng điểm đã và đang được qui hoạch. Khách du lịch đến Bình Định thời kỳ 2001-2005 tăng bình quân 40%/năm, Tuy nhiên, đầu tư cho du lịch còn thấp chưa phát huy được lợi thế tiềm năng du lịch của địa phương (du lịch gắn với văn hoá - lịch sử).
Bình Định là đầu mối cung cấp hàng hoá dịch vụ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của hai tỉnh này, đồng thời cũng là nơi để các tỉnh Tây Nguyên tiêu thụ và xuất khẩu các hàng hoá dịch vụ của mỡnh, là cửa ngừ thụng thương hàng hoỏ với cả nước và thế giới của các tỉnh Tây Nguyên. Như vậy ngành dịch vụ Kon Tum một mặt hoạt động hiệu quả nhờ việc lưu thông trao đổi hàng hoá qua Bình Định, mặt khác ngành này góp phần tăng trưởng kinh tế cho Bình Định ở chỗ thông qua việc lưu thông hàng hoá với Kon Tum, các doanh nghiệp Bình Định phát triển sản xuất kinh doanh và dịch vụ phù hợp cung ứng cho ngành dịch vụ của Kon Tum.
Bình Định nên có các chính sách thích đáng, quan tâm đầy đủ tới các quan hệ kinh tế này, để kinh tế Bình Định không những phát huy được lợi thế của mình mà còn tận dụng được thế mạnh trong phát triển kinh tế của địa phương khác làm động lực phát triển kinh tế Bình Định. Nguồn: Trần Thọ Đạt (2005) và tính toán của tác giả (NSLĐ tính theo giá thực tế, tốc độ tăng NSLĐ tính theo giá so sánh) Qua bảng 2.25 ta thấy mặc dù tốc độ tăng năng suất lao động của Bình Định là cao hơn tốc độ tăng bình quân cả nước, tuy nhiên do xuất phát thấp nên năng suất lao động của Bình Định năm 2005 mới bằng 65,2% cả nước.
Nguồn:Tính toán của tác giả Trong đó ICORbd-là hệ số ICOR của Bình Định, ICOR CN-là hệ số ICOR của cả nước (ICOR =gia tăng vốn/gia tăng tổng sản phẩm, giá so sánh). Hệ số ICOR là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư vào phát triển, hệ số ICOR càng cao chứng tỏ đầu tư càng kém hiệu quả.
So với cả nước ICOR của Bình Định thấp hơn thể hiện đầu tư của Bình Định hiệu quả hơn đầu tư chung của cả nước. Như vậy so với cả nước, thì đóng góp của vốn ở Bình Định rất cao, đóng góp của lao động và của TFP thấp, điều đó chứng tỏ chất lượng tăng trưởng của Bình Định chưa tốt, tăng trưởng chủ yếu dựa vào tăng đầu tư, yếu tố mà Bình Định đang rất thiếu, cho nên phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư từ bên ngoài.
Trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành phi nông nghiệp năm 2005 mới đạt 63,1%, mức tăng bình quân năm sau so với năm trước là 1,43 điểm %, nên làm cho mức tăng trưởng chung của nền kinh tế chậm (vì tốc độ tăng của nông nghiệp thấp hơn phi nông nghiệp). Nguồn: Tính toán của tác giả Qua bảng 2.28, ta nhận thấy chuyển biến theo mô hình công nghiệp hoá và hiện đại hoá diễn ra quá chậm.
Từ kết quả tính toán trên ta thấy trung bình giai đoạn 1991-2005 hệ số ICOR của thành phần kinh tế nhà nước là 5,63 quá cao so với 3,18 là hệ số ICOR của thành phần kinh tế ngoài nhà nước.Ở đây cũng phải thấy rằng thời kỳ 2001-2005, đầu tư của nhà nước tập trung vào công trình lớn phục vụ cho cơ sở hạ tầng của tỉnh nên hệ số ICOR chưa thực sự phản ánh hiệu quả sản xuất của kinh tế nhà nước. Tóm lại, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế Bình Định thể hiện ở các mặt : chiếm tỷ trọng lớn trong GDP, hiệu quả đầu tư cao hơn, khả năng cạnh tranh tốt hơn, và cuối cùng là vốn ở khu vực này có vai trò quan trọng nhất đối với GDP của Bình Định.
Qua mô kết quả hồi qui cũng cho thấy vai trò của nguồn vốn ngoài quốc doanh là quan trọng bậc nhất đối với phát triển kinh tế Bình Định, việc kêu gọi khuyến khích các nhà đầu tư trong nước đầu tư vào Bình Định là vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết. - Thời gian qua, Trung ương và tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với nền kinh tế nhỏ nhiều thành phần, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng còn thấp, thể hiện qua năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư thấp (hệ số ICOR cao), vai trò của vốn trong tăng trưởng quá cao trong khi yếu tố lao động và TFP còn đóng vai trò hết sức khiêm tốn. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong tăng trưởng kinh tế của Bình Định, chính vì vậy Bình Định cần tiếp tục tạo điều kiện cho khu vực kinh tế này phát triển, đây chính là động lực của tăng trưởng kinh tế Bình Định.
- Từ các mô hình được thiết lập, phân tích tác động của các yếu tố tới tăng trưởng, và sự biến động của các yếu tố này theo thời gian. - Đánh giá vai trò của một số nhân tố tới tăng trưởng, đề xuất một số kiến nghị cho tăng trưởng kinh tế ở địa phương.
Để đánh giá đầy đủ vai trò của TFP tới tăng trưởng, luận án còn sử dụng phương pháp phi tham số - độ đo năng suất Malnquist đã được trình bày trong chương 1. Trong phần này, luận án sử dụng số liệu gộp của GDP, vốn (K), lao động (L) của toàn bộ nền kinh tế và ba khu vực: công nghiệp, nông nghiệp dịch vụ.Trong Niên giám thống kê Bình Định không có các số liệu về vốn (K), vì thế trong nghiên cứu này đã sử dụng hai phương pháp ước lượng vốn (K) theo đầu tư (I) giá năm 1994.
Vì chuỗi số liệu không đủ dài nên trong quá trình ước lượng gặp rất nhiều khó khăn. Qua các kiểm định về khuyết tật, mô hình phù hợp với với mức ý nghĩa.
Trong phần này, nếu ta sử dụng chuỗi thời gian từ 1990 đến 2005 thì mô hình ước lượng có khuyết tật, do đó làm mất ý nghĩa của ước lượng. Trong hai phương pháp ước lượng vốn sử dụng cho ước lượng hàm sản xuất của Bình Định thì phương pháp thứ nhất phụ thuộc nhiều vào tính xác thực của số liệu năm xuất phát t0.
Kết quả tính toán này chứng tỏ trong giai đoạn 1990-2005 tăng trưởng của Bình Định chủ yếu theo chiều rộng (mở rộng qui mô sản xuất), và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì Bình Định cần rất nhiều vốn, đây cũng là một thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế Bình Định trong những năm tới. Để ước lượng cung lao động của Bình Định, chúng ta dựa vào dãy số liệu về lao động có việc làm tại Bình Định (L), dân số Bình Định, và các ước lượng về giá vốn và giá lao động của toàn bộ nền kinh tế của Bình Định giai đoạn 1990-2005.
- Hàm cầu về lao động trong ngành dịch vụ và nông-lâm-ngư-nghiệp của Bình Định. Dựa vào chuỗi số liệu về lao động và GDP ta tính được hệ số co dãn của lao động theo GDP.