MỤC LỤC
Mặc dù, trước khi cho vay nhân viên ngân hàng đã tìm hiểu thị trường và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra nhưng sự tiên liệu, phát hiện rủi ro tiềm ẩn và ứng phó của nhân viên ngân hàng là có giới hạn, trên thực tế RRTD phát sinh do nhiều nguyên nhân, có thể do nguyên nhân khách quan, chủ quan hay do bất khả kháng… Vì vậy, QTRRTD phải được xem là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh của các NHTM để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do RRTD gây ra. Mặt khác, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, điều kiện kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại, giá cả vật tư hàng hóa tăng cao cùng với sự tăng cao của chi phí lãi vay đã làm cho hiệu quả hoạt động SX-KD của các doanh nghiệp bị giảm sút mạnh, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có khả năng đóng lãi vay và trả nợ gốc khi đến hạn, và nợ quá hạn phát sinh.
Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện trí trả nợ, TSĐB, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của ngân hàng… Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lừi, xem thu nhập kinh doanh bỡnh thường của khỏch hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, TSĐB là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Nguyên nhân là do các ngân hàng mất khả năng thanh khoản do danh sách các khoản nợ khó thu hồi tăng cao, dùng huy động tiền gửi cho vay bất động sản đồng nghĩa với việc lấy ngắn nuôi dài, không thẩm định nguồn trả nợ, cho vay dưới chuẩn, đến khi giá bất động sản tụt dốc không phanh, các khoản nợ không thu hồi được, ngân hàng mất khả năng chi trả các khoản tiết kiệm đến hạn, tình hình kinh tế khủng hoảng, các doanh nghiệp Mỹ rơi vào tình cảnh khó khăn phá sản, các khoản đầu tư của ngân hàng cũng từ đó thua lỗ,….
Nguyên nhân tăng nguồn vốn huy động chủ yếu là do VietinBank đã thường xuyên điều chỉnh lãi suất và kỳ hạn phù hợp với thực tế, tăng cường công tác tiếp thị, khai thác nhiều kênh huy động vốn, thiết kế nhiều sản phẩm huy động hấp dẫn và thực hiện đổi mới tác phong giao dịch trong toàn hệ thống…. Dư nợ tín dụng: Dư nợ tín dụng của VietinBank luôn được đẩy mạnh qua các năm, thời gian qua VietinBank đã góp phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, nhất là giai đoạn (2008-30/06/2011) nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trong số 04 chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì có 2 chi nhánh đóng tại khu tập trung dân cư (là chi nhánh Đồng Nai và chi nhánh Long Thành) nên việc huy động vốn từ dân cư tương đối là thuận lợi hơn so với 2 chi nhánh còn lại (là chi nhánh KCN Biên Hòa và chi nhánh Nhơn Trạch) là những chi nhánh đóng ở KCN,.
Nhưng với tinh thần vượt khó và năng động của toàn thể cán bộ công nhân viên của các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, các chi nhánh đã không ngừng mở rộng HĐKD của mình, luôn đạt chỉ tiêu của ngành đề ra và đồng thời luôn có sự tăng trưởng qua các năm, ngoại trừ chi nhánh VietinBank Long Thành đang trong giai đoạn giải quyết những khó khăn còn tồn đọng từ những năm trước.
Nguyên nhân là do nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, tỷ giá đồng ngoại tệ tăng giảm liên tục, các khoản chi phí đầu vào phục vụ cho SX-KD đều tăng giá liên tục, mặt khác các ngân hàng lại có chính sách thắt chặt tín dụng… Những điều này đã làm ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn tại các chi nhánh, nhất là số dư tiền gửi của các TCKT tăng trưởng không đáng kể. Năm 2008, thị phần huy động vốn của các chi nhánh VietinBank tại Đồng Nai có giảm so với năm 2007 là do trong năm trên địa bàn tỉnh đã có khá nhiều chi nhánh ngân hàng TMCP tập trung mở rộng mạng lưới hoạt động, điều này đã làm cho lĩnh vực huy động vốn giữa các ngân hàng trên cùng địa bàn ngày càng cạnh tranh gây gắt hơn, thị phần bị chia nhỏ hơn. Đứng trước những rủi ro trên, Ban lãnh đạo VietinBank cũng như lãnh đạo các chi nhánh trên địa bàn tỉnh đã có những biện pháp khắc phục hậu quả, xử lý nợ kịp thời và chú trọng đến công tác QTRRTD hơn, cho nên các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã khống chế được nợ quá hạn phát sinh và giảm dần tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn là 0,3% trên tổng dư nợ tại thời điểm 30/06/2011.
Bước sang giai đoạn 2009-30/06/2011, tuy nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm cho HĐKD của các khách hàng ngày một khó khăn hơn, kéo theo HĐKD của các ngân hàng cũng gặp nhiều trở ngại, nhưng thực tế đã cho thấy nợ xấu tại các chi nhánh VietinBank trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã dần được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu đã được khống chế ở mức thấp (dưới 0,5%).
CBTD phòng khách hàng thu thập thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến khách hàng, phương án vay vốn theo quy định, thẩm định khoản vay (thông qua các tiêu chí như tư cách pháp lý của khách hàng, tình hình SX-KD, tình trạng tài chính, tính khả thi của phương án vay vốn, tình hình trả nợ vay, TSĐB, xác định phương thức cho vay…), và lập tờ trình thẩm định tín dụng đề xuất ý kiến về việc thiết lập quan hệ tín dụng với khách hàng. Căn cứ thông tin nêu tại tờ trình đề xuất tín dụng và các thông tin thu thập được từ các nguồn kênh khác, cán bộ phòng QLRRTD tiến hành thẩm định độc lập với mục đích nâng cao chất lượng QTRRTD, minh bạch quy trình cấp tín dụng cho khách hàng và lập báo cáo kết quả thẩm định RRTD, trong đó đánh giá mức độ RRTD và đề xuất biện pháp giảm thiểu RRTD. Theo đề nghị giải chấp TSĐB của khách hàng, ngân hàng sẽ đối chiếu số lượng, giá trị TSĐB tiền vay với dư nợ hiện tại của khách hàng, để quyết định giải chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản, đồng thời lập đơn yêu cầu xóa đăng ký giao dịch bảo đảm (nếu có), ngân hàng và khách hàng kiểm tra tình trạng tài sản, giấy tờ liên quan để lập phiếu xuất kho, lập biên bản bàn giao giấy tờ và tài sản.
Quản trị rủi ro tín dụng dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm khách hàng Để tuân thủ Quyết định số 493, Quyết định số 18 cũng như tạo hành lang an toàn trong hoạt động của mình, các NHTM phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (theo Điều 7-QĐ số 493) của ngân hàng mình bằng cách bổ sung các yếu tố định tính như tình hình tài chính của khách hàng, rủi ro trong kinh doanh của khách hàng….
- Phòng khách hàng: Có chức năng và nhiệm vụ là trực tiếp tư vấn và bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng; đi tìm kiếm, tiếp thị và chăm sóc khách hàng; thực hiện giải ngõn, theo dừi, quản lý nợ, đụn đốc thu hồi nợ… Nghĩa là khi cỏn bộ phũng khách hàng đã khởi tạo được mối quan hệ tín dụng với khách hàng thì tiếp nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định hiện hành, sau đó sẽ chuyển giao toàn bộ hồ sơ của khách hàng sang phòng QLRRTD để tiến hành thẩm định khách hàng. Tuy nhiên, qua kết quả rà soát danh mục tín dụng của Công ty kiểm toán quốc tế E&Y đã cho thấy tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cao hơn nhiều so với tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu theo quy định hiện hành của NHNN, nhiều khoản nợ được phân loại vào nhóm 1, nhóm 2 theo NHNN nhưng theo Công ty tài chính quốc tế thì lại bị phân loại vào nợ xấu, vì vậy nếu thực hiện phân loại theo chuẩn quốc tế thì tỷ lệ nợ xấu tăng lên, đồng nghĩa với việc ngân hàng phải trích lập dự phòng tăng, ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng. Trên thực tế, nguyên nhân để RRTD xảy ra không phải tất cả đều do phương án vay vốn kém hiệu quả hay do khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích mà còn do CBTD không thực hiện việc kiểm tra giám sát khoản vay chặt chẽ và thường xuyên, dẫn đến việc ngân hàng không kiểm soát được dòng tiền sau khi khách hàng kết thúc phương án kinh doanh, cũng như không phát hiện kịp thời việc khách hàng có thể dùng nguồn tiền này để đầu tư vào các mục đích khác kém hiệu quả hay không minh bạch.
• Về công tác đào tạo: Phải có kế hoạch và thực hiện triển khai liên tục các chương trình đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ ở các cấp để đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân sự khi thực hiện mở rộng mạng lưới hoạt động, tránh trường hợp thiếu nguồn nhân lực sẽ dẫn đến việc sử dụng cán bộ không phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí công tác cũng như dồn việc quá nhiều vào một số cán bộ, điều này dẫn đến việc cán bộ không có thời gian để kiểm tra và quản lý tốt hồ sơ khoản vay.