Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh THPT về sức khỏe sinh sản ở huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

MỤC LỤC

Cơ sở lí luận của đề tài

Đặc điểm tâm, sinh lí của HS THPT

Đây cũng là lứa tuổi đang phát triển hình thành nhân cách, nhiều yếu tố tõm lớ đang được hỡnh thành vững chắc, quan điểm sống và thế giới quan chưa rừ ràng đặc trưng cơ bản là sự mâu thuẫn trong nội dung tâm lí giữa một bên là tính chất quá độ không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn với một bên là ý thức về bản thân phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, ở độ tuổi này VTN chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về SKSS, làm mẹ an toàn nên có nhiều tai biến sản khoa trong quá trình sinh đẻ vì vậy nếu mang thai và sinh con ở độ tuổi này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển theo quy luật tự nhiên và ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của người mẹ.

Một số khái niệm về sức khỏe sinh sản

Làm mẹ an toàn là những biện pháp được áp dụng để đảm bảo sự an toàn cho cả người mẹ và thai nhi (cũng như trẻ sơ sinh); mục đích là giảm tỉ lệ tử vong và bệnh tật ngay từ khi người phụ nữ mang thai, trong khi sinh và suốt trong thời kì hậu sản (42 ngày sau đẻ). - Chỉ phá thai khi chắc chắn là có thai bằng xét nghiệm thai sớm hoặc siêu âm và chỉ thực hiện phá thai ở các cơ sở y tế được phép phá thai và do những cán bộ đã được đào tạo chu đáo về các phương pháp phá thai.

Cơ sở thực tiễn của đề tài

    Công tác dân số trong những năm gần đây ở Ninh Bình đạt được những kết quả rất đáng khích lệ theo hướng từng bước nâng cao chất lượng dân số, thông qua việc cung cấp hiệu quả, kịp thời, đa dạng các gói dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để mọi người dân thực hiện gia đình có từ 1- 2 con, là tiền đề xây dựng mô hình gia đình bình đẳng, hạnh phúc, tiến bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Năm 2012, Công tác CSSKSS của cả nước đã tập trung thực hiện bảy nhóm vấn đề gồm: tiếp tục xây dựng, rà soát, hoàn thiện và cập nhật những văn bản, hướng dẫn quy trình chuyên môn kỹ thuật; Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống CSSKSS từ trung ương đến cơ sở, nâng cao chất lượng chăm sóc thông qua tập huấn và giám sát hỗ trợ tuyến dưới, mở rộng dần các can thiệp toàn diện về CSSKSS, triển khai rộng rãi; Thực hiện tốt việc phối hợp đẩy mạnh công tác truyền thông và vận động về CSSKSS; Tiếp tục thực hiện các dự án mục tiêu quốc gia về CSSKSS.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

    Kết quả nghiên cứu nhận thức của HS về SKSS

      Cũng có thể do các bậc cha mẹ bị hạn chế về kiến thức chuyên môn và kĩ năng truyền đạt những điều khó nói với các em, cũng có thể trong quá trình tuyên truyền chưa có các dụng cụ trực quan để các em quan sát và hiểu sâu hơn nên các em chưa hình dung được các BPTT mới. Tuy có sự phong phú và phát triển của các kênh thông tin đại chúng; sự thay đổi nhận thức của xã hội về SKSS đã cởi mở hơn trong trao đổi, tư vấn cho VTN; ngành giáo dục đã tăng cường đưa các nội dung tuyên truyền về SKSS tích hợp giảng dạy trong các môn học; đồng thời phối hợp với các tổ chức như Đoàn TNCS HCM, Uỷ ban Dân số, gia đình và trẻ em, y tế tổ chức các buổi truyền thông, tư vấn, ngoại khoá về SKSS cho HS các trường phổ thông nhưng nhận thức của HS THPT vẫn còn rất hạn chế.

      Bảng 2.2: Tỉ lệ HS hiểu biết về dấu hiệu dậy thì (n=653)                                            Kết quả
      Bảng 2.2: Tỉ lệ HS hiểu biết về dấu hiệu dậy thì (n=653) Kết quả

      Thái độ, hành vi của HS THPT huyện Yên Khánh về SKSS

        Hành vi có thai trước hôn nhân không được chấp nhận nhiều hơn QHTD trước hôn nhân, mặc dù có thai trước hôn nhân là hậu quả của việc QHTD trước hôn nhân, điều này được nhiều người chấp nhận hơn bởi các em cho rằng việc có thai ngoài ý muốn là việc làm trái với đạo đức và để lại hậu quả rất nặng nề nên cho rằng đã nhỡ QHTD trước hôn nhân thì cũng dễ được thông cảm hơn. Từ kết quả của các nghiên cứu về hành vi có QHTD của HS đã có bạn tình, hành vi sử dụng BPTT khi có QHTD cho thấy việc tăng cường tuyên truyền, tư vấn kiến thức về SKSS cho HS trong những năm gần đây đã giúp cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn về SKSS từ đó giúp thay đổi được hành vi: Giảm tỉ lệ VTN có QHTD trước hôn nhân và tăng tỉ lệ sử dụng các BPTT khi QHTD.

        Bảng 2.7: Tỷ lệ HS có bạn tình theo giới
        Bảng 2.7: Tỷ lệ HS có bạn tình theo giới

        Mối liên quan giữa mức độ tiếp cận thông tin SKSS với hiểu biết về SKSS 1. Liên quan giữa giới tính và mức độ hiểu biết về dấu hiệu dậy thì

          Đây là phần kiến thức rất quan trọng cho HS ở tuổi VTN bởi nếu như ở lứa tuổi này VTN thiếu hụt thông tin, thiếu tự tin và các kĩ năng cần thiết thì quyết định của các em về vấn đề liên quan đến tình bạn, tình yêu, QHTD… có thể để lại những hậu quả không mong muốn như có thai ngoài ý muốn, mắc phải những bệnh LTQĐTD, nạo phá thai không an toàn gây nguy hiểm cho sức khoẻ và dẫn tới vô sinh mà trước hết là ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt và học tập. VTN có trang bị đầy đủ kiến thức về SKSS sẽ có điều kiện phát triển hài hoà cả về thể chất lẫn tinh thần, chủ động trong các mối quan hệ xã hội, đặc biệt là trong quan hệ bạn bè khác giới, biết xử lí các trường hợp khi không chủ động được bản thân mình, là yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn và làm giảm tỉ lệ nạo phá thai không an toàn, góp phần giữ gìn sức khoẻ để có điều kiện học tập và phát triển trở thành những công dân có đủ sức khoẻ và trí lực cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

          Kết quả phỏng vấn thầy cô giáo và PHHS trên địa bàn huyện Yên Khánh

            Các bậc phụ huynh nên quan tâm đến các em nhiều hơn, tâm sự cùng các em để có thể kịp thời giúp đỡ các em, tránh tình trạng các em ra ngoài mà các bậc phụ huynh không kiểm soát được có thể dẫn đến nguy hiểm cho các em trong quá trình các em đi chơi bên ngoài nhất là các em HS nữ thì dễ bị lạm dụng TD còn các em HS nam thì hay đi bơi ở sông suối và dẫn đến những rủi ro bất ngờ. Đối với tình trạng HS QHTD và nạo phá thai đang ở mức báo động, các thầy cô giáo đều bày tỏ mối lo ngại và quan tâm, các thầy cô cho rằng: HS chưa ý thức được tác hại của QHTD, nạo phá thai khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường ảnh hưởng đến sức khoẻ và tương lai do quan niệm đơn giản về giá trị bản thân, sống buông thả, thiếu nghiêm khắc với bản thân.

            Bảng 2.11: So sánh kết quả khảo sát 104 PHHS nam và 129 PHHS nữ.
            Bảng 2.11: So sánh kết quả khảo sát 104 PHHS nam và 129 PHHS nữ.

            Thực trạng giáo dục về SKSS và TD cho HS THPT thuộc địa bàn huyện Yên Khánh

              Thông qua phỏng vấn Ban giám hiệu cũng như GV bộ môn tại 3 trường THPT chúng tôi rút ra một số vấn đề sau: nhà trường đã thấy tầm quan trọng của GDGT trong trường tuy nhiên còn gặp nhiều trở ngại trong đó yêu cầu về thời gian dạy các môn khác nhiều, chưa được tập huấn đến nơi đến chốn, sự quan tâm của các ban ngành chưa nhiều, HS phải dành nhiều thời gian cho việc học, bản thân gia đình các em có điều kiện khác nhau nên việc kết hợp giáo dục còn gặp nhiều khó khăn. Các thầy cô cho rằng phụ huynh là người gần gũi các em nhất và là người có thể dễ dàng tâm sự cũng như bảo ban các em, phương pháp mà các thầy cô sử dụng chủ yếu là kể chuyện, đóng kịch về tình yêu, giới tính, lồng ghép vào môn học các em rất chăm chú và thích tuy nhiên các em lại không muốn có một môn học về GDGT chính thức vì các em đã học quá nhiều.

              Biện pháp giáo dục và nâng cao nhận thức về SKSS

              - Đặt tình huống bằng các tiểu phẩm liên quan đến giới tính phương pháp sắm vai, đàm thoại: Biện pháp này tương đối hiệu quả vì gây được hứng thú chú ý của HS, nội dung truyền tải nhẹ nhàng, không mang tính sách vở nhưng vẫn cung cấp được cho các em những kiến thức cần thiết. Chú ý phát hiện các cặp HS yêu nhau trong lớp, trong trường để có biện pháp giúp đỡ các em nhận thức được quan niệm đạo đức trong yêu đương, phân tích cho các cặp HS đó hiểu sự khác biệt trong quan hệ trên mức tình bạn với việc bắt chước yêu đương theo kiểu TD, chung sống.

              PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ