Tổ chức dạy học câu cho học sinh lớp 4 trong phân môn luyện từ và câu theo quan điểm giao tiếp

MỤC LỤC

GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Nếu đề tài đề xuất được các biện pháp và hình thức tổ chức dạy học câu ở lớp 4 theo quan điểm giao tiếp đảm bảo mục tiêu của việc dạy học LT&C, phù hợp với thực tiễn dạy học tiếng Việt ở tiểu học hiện nay thì HS sẽ có kĩ năng sử dụng câu trong giao tiếp, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học tiếng Việt của HS lớp 4 nói riêng và HS tiểu học nói chung.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: sử dụng để nghiên cứu phần thực tế, bao gồm các phương pháp: Phương pháp quan sát, phương pháp điều

Phương pháp thống kê toán học: sử dụng toán học để xử lý các số liệu.

CƠ SỞ LÍ LUẬN

Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học 1. Cơ sở của quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt

    Với việc thay tên gọi hai phân môn "Từ ngữ", "Ngữ pháp" của chương trình cũ bằng "LT&C" ở chương trình tiếng Việt mới không chỉ đơn thuần là việc đổi tên mà là sự phản ánh quan điểm giao tiếp trong dạy học LT&C của chương trình tiếng Việt mới: dạy học tiếng Việt là dạy thực hành sử dụng ngôn ngữ. Để tổ chức hoạt động giao tiếp, chúng ta cần tạo ra những môi trường giao tiếp có chọn lọc, phù hợp với cuộc sống thực thông qua các bài tập rèn kĩ năng mang tính tình huống, sinh động, hấp dẫn, phù hợp với những tình huống giao tiếp tự nhiên, kích thích HS hào hứng tham gia, bộc lộ bản thân, từ đó phát triển kĩ năng giao tiếp.

    Câu trong tiếng Việt và việc dạy học câu theo quan điểm giao tiếp 1. Khái niệm câu trong tiếng Việt

      Tiêu chí nhận diện những loại câu này là những dấu hiệu hình thức (như sự có mặt của các từ để hỏi như ai, gì, nào, đâu, có… không, đã…chưa, từ dùng để lựa chọn hay và dấu chấm hỏi ở CH; sự có mặt của các phó từ cầu khiến: hãy, đừng, chớ, các tình thái từ đi, thôi, nào,…ở CKH; sự có mặt của các thán từ ôi, a, a ha,… các phó từ quá, lắm, thật,…tình thái từ thay ở CC) không hoàn toàn cho biết mục đích giao tiếp. Trong giao tiếp, để giữ phép lịch sự thì người tạo lời phải biết lựa chọn cách xưng hô phù hợp vị thế, quan hệ xã hội đối với người nghe (người. đọc) Khi thực hiện giao tiếp, sử dụng CH hay CK cũng cần chú ý đến vai trong giao tiếp, xưng hô như thế nào để tôn vinh thể diện của người đối thoại như: khen ngợi, biểu dương, tán thưởng,… Hay các hành động nói năng đe dọa như: phê bình, chê bai, ra lệnh…thể hiện sự tôn trọng và thể hiện đẳng cấp của người nói, người nghe, thể hiện được văn hóa trong giao tiếp.

      Đặc điểm tâm, sinh lý của HS lớp 4 với việc tổ chức dạy học câu theo quan điểm giao tiếp

        Trong sự phát triển đó, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình nhận thức cảm tính và lí tính của trẻ em, nhờ có ngôn ngữ mà cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng của trẻ phát triển dễ dàng và được biểu hiện cụ thể thông qua ngôn ngữ nói năng, giao tiếp và viết của trẻ. Ở giai đoạn đầu tiểu học, hành vi mà trẻ thực hiện còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn (học để được bố cho đi ăn kem, học để được cô giáo khen, quét nhà để được ông cho tiền,..) Khi đó, sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực thi hành vi ở các em còn yếu.

        Tiểu kết chương 1

        Cần phải đưa ra số lượng bài tập về câu, thời gian tổ chức dạy học câu bài tập sao cho phù hợp là hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục. Khi tổ chức dạy học câu các bài tập về câu, các nhà giáo dục phải hướng dẫn HS các kiến thức cần ghi nhớ, phải hướng dẫn sao cho đơn giản, HS cần ghi nhớ những kiến thức cần thiết.

        CƠ SỞ THỰC TIỄN

        Phương pháp sử dụng để nghiên cứu thực trạng

        - Địa bàn khảo sát: Tiến hành khảo sát thực trạng dạy và học câu trên quy mô nhỏ với đối tượng khảo sát là 45 GV đang trực tiếp giảng dạy và 525 HS ở khối lớp 4 trên địa bàn các quận Bình Thạnh, Quận 4, quận Gò Vấp ở thành phố Hồ chí Minh. Xem vở bài tập của 160 HS lớp 4 của 2 trường Tiểu học Bình Quới Tây và Tiểu học Chu Văn An quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh.

        Kết quả nghiên cứu thực trạng dạy học câu

          Sự phối hợp nhiều hình thức, nhiều kiểu dạng bài tập, nhiều phương tiện hỗ trợ và việc sắp xếp các bài tập theo thang nhận thức không chỉ tránh nhàm chán mà quan trọng hơn là tác dụng và hiệu quả của nó đối với việc rèn luyện các thao tác tư duy, củng cố và khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức cho HS. Qua phân tích thống kê số liệu kháo sát nhận thức và kiến thức của GV về câu, chúng tôi nhận thấy: 80,27% GV đều nắm vững mục tiêu dạy học tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp là nhằm hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi.

          Bảng 2.1 Thống kê các bài có nội dung về câu ở phân môn LT&C  trong SGK Tiếng Việt
          Bảng 2.1 Thống kê các bài có nội dung về câu ở phân môn LT&C trong SGK Tiếng Việt

          Những kết luận rút ra từ việc nghiên cứu thực tiễn

          VD: khi nhận diện CKH có ý mời mọc, yêu cầu, đề nghị, mong ước như: Mời anh vào nhà chơi. Nhìn chung, qua kết quả khảo sát ý kiến của GV và của HS, chúng tôi nhận thấy GV cần sự chủ động trong soạn giảng và truyền đạt kiến thức cho HS như: tìm tư liệu dạy học, tăng cường tổ chức dạy học tích cực, dạy học ngoài giờ lên lớp hướng HS vào hoạt động giao tiếp; HS cần được học trong môi trường giao tiếp, cần rèn luyện để có sự chủ động trong học tập, cần được sự hướng dẫn khích lệ từ phía GV.

          CÁC BIỆN PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC CÂU CHO HS LỚP 4 TRONG PHÂN MÔN LT&C

          Mục tiêu của việc tổ chức dạy học câu trong phân môn LT&C cho HS lớp 4 theo quan điểm giao tiếp

            Đảm bảo mối quan hệ giữa các nhân tố trong hoạt động giao tiếp Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân tố giao tiếp (mục đích, nhân vật, nội dung, hoàn cảnh, phương tiện giao tiếp) đã có mối quan hệ chặt chẽ. Vì vậy, dạy câu phải được xây dựng như những nhiệm vụ mà HS cần thực hiện và những nhiệm vụ này phải có mối quan hệ mật thiết với chính các nhân tố giao tiếp. Việc tổ chức dạy học câu cần được tổ chức theo hướng:. - Tổ chức theo mục đích giao tiếp, tức là gắn với mục đích sử dụng câu;. - Tổ chức theo nội dung giao tiếp, tức là gắn với từng chủ điểm, chủ đề phù hợp. - Tổ chức theo nhân vật giao tiếp, tức là gắn với hình thức tổ chức dạy học phân vai, sắm vai…. - Tổ chức theo hoàn cảnh giao tiếp, tức là gắn với các hoàn cảnh: trong giờ học, ngoài giờ học, dạy tích hợp với các phân môn tiếng Việt, các môn học ở lớp 4,…);. Để đảm bảo được điều này đòi hỏi việc tổ chức dạy học phải gây được hứng thú học tập cho HS bằng cách khai thác triệt để tính hấp dẫn của nội dung dạy học kết hợp với sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, đa dạng, vui và thú vị, thiết lập mối quan hệ tốt giữa thầy và trò cũng như trò với trò.

            Các biện pháp và hình thực tổ chức dạy học câu theo quan điểm giao tiếp 1. Tổ chức dạy học câu gắn với mục đích sử dụng câu

              Tuy nhiên, ngữ liệu được cung cấp ở những bài dạy về câu phân loại theo mục đích nói nhiều khi là tình huống lời nói thực tế (tình huống giao tiếp). VD, khi dạy bài Dùng CH với mục đích khác, bài tập cung cấp ngữ liệu có thể là: "Trong nhà văn hoá, em và các bạn đang say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Những ngữ liệu đặt trong các tình huống giao tiếp cụ thể không những có tác dụng dạy HS sử dụng các hành vi gián tiếp của câu mà còn rất gần gũi, tự nhiên làm sinh động quá trình tiếp thu lý thuyết của các em. Bài tập cung cấp ngữ liệu có thể được thay thế bằng bài tập yêu cầu HS tạo ngữ liệu. VD: ở bài Giữ phép lịch sự khi đặt CH: "Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Bài tập cung cấp ngữ liệu của bài sau có thể củng cố kiến thức của bài trước. VD: bài tập 1, mục Nhận xét, bài Chủ ngữ trong CK Ai thế nào?: "Tìm các CK Ai thế nào trong đoạn văn sau: Ngoài giờ học, chúng tôi tha thẩn ngoài bờ sông bắt bướm. Những con bướm đủ hình dáng, đủ sắc màu. Con xanh biếc pha đen như nhung bay loang loáng. Con vàng sẫm nhiều hình mặt. nguyệt, ven cánh có răng cưa. Con bướm quạ to bằng hai bàn tay người lớn, màu nâu xỉn. Bướm trắng bay theo đàn líu ríu như hoa nắng. Thông qua yêu cầu nhận diện CK Ai thế nào?, bài tập này thực hiện được hai mục đích: củng cố kiến thức về CK Ai thế nào? và cung cấp ngữ liệu để dạy về chủ ngữ trong CK Ai thế nào?.  Bài tập phân tích ngữ liệu. Các Bài tập này hướng HS tập trung vào những tình huống có vấn đề, giải quyết vấn đề đó để phát hiện ra các đặc điểm có tính qui luật của hiện tượng nghiên cứu. Để xây dựng loại bài tập này, GV phải nắm vững các kiến thức về ngụn ngữ học cú liờn quan đến bài dạy và hiểu rừ mục đớch yờu cầu của chương trình, SGK. Vì, bài tập phân tích ngữ liệu thực chất là những gợi ý về công việc mà HS cần thực hiện để rút ra được các kiến thức ở phần Ghi nhớ. Vì thế, mỗi CH hoặc bài tập phân tích ngữ liệu đều gắn với một ý hoặc một bộ phận tri thức ở mục Ghi nhớ. b) Vị ngữ thường do danh từ (hoặc) cụm danh từ tạo thành. (Theo Nguyễn Thái Vận). Dạng thứ năm, nhận diện về công dụng của câu: Mỗi tiểu loại CK lại có những công dụng riêng, mỗi kiểu CC thán có khả năng bộc lộ những tình cảm, cảm xúc riêng. Để khắc sâu vấn đề đó cho HS, trong loại bài tập nhận diện phải xây dựng kiểu bài tập này. VD: Những CC sau đây bộc lộ cảm xúc gì?. c) Trời, thật là kinh khủng!. Dạng thứ sáu, nhận diện về tính lịch sự hoặc hành vi ngôn ngữ gián tiếp của câu. Ngữ liệu của dạng bài tập này phải là tình huống lời nói. Trong ngữ cảnh cụ thể, câu bộc lộ mục đích nói và hiệu quả lịch sự, tế nhị; HS phải nhận diện được điều này để khắc sâu qui tắc sử dụng các kiểu câu, qui tắc đảm bảo phép lịch sự khi nói năng. VD: Những câu in nghiêng sau đây được dùng để làm gì?. a) Em bé khóc nảy giờ dỗ mãi không nín, cô chị bảo: Em có nín đi không?. b) Tìm hoài không thấy cái ví đựng tiền ở đâu để đi chợ, bà nói: Có khổ cho tôi không, cơ chứ? Cái ví rơi mất đâu rồi?. d) Khi bạn hỏi: ngày mai, em có đến trường vui đêm hội trăng rằm không, Mai trả lời: Sao lại không ạ?. e) Nam hỏi Mai: Ai lau bảng lớp vậy? Mai trả lời: Làm sao mình biết được đây?.  Bài tập vận dụng. Là loại bài tập có vai trò đặc biệt quan trong việc dạy các kiểu CCTMĐN. Bởi vì, mục tiêu cuối cùng của việc dạy các kiểu câu này là khả năng sử dụng của HS trong tất cả các hoạt động giao tiếp nói, viết, nghe, đọc. Nếu HS nhận diện câu tốt thì khả năng lý giải ý đồ của đối tượng giao tiếp khi nghe, đọc sẽ được nâng cao, khả năng tiếp nhận lời nói sẽ tốt hơn. Nhưng điều đó chưa đủ để khẳng định rằng, HS sẽ có cách sử dụng câu chính xác, tinh tế trong khi nói, viết. Mặc dầu đã xuất hiện ở bước cuối cùng trong qui trình hình thành tri thức mới nhưng trong kiểu bài luyện tập thực hành không thể thiếu loại bài tập này. Bài tập vận dụng sẽ rèn luyện cho HS kỹ năng tạo lập câu và kỹ năng sử dụng câu trong văn cảnh, đảm bảo văn hoá giao tiếp. Bài tập vận dụng trong kiểu bài Luyện tập thực hành cũng phải chia thành hai kiểu: bài tập tạo lập cấu trúc câu và bài tập tình huống lời nói. - Bài tập tạo lập cấu trúc câu dùng để rèn luyện kỹ năng sử dụng câu đúng ngữ pháp. Bài tập này có thể chia thành nhiều dạng nhỏ, dạy trong các bài thực hành về các kiểu CK, Vị ngữ trong CK và Chủ ngữ trong CK. Dạng thứ nhất, bài tập nối cột A và cột B: là dạng bài tập có yêu cầu ở mức độ thấp nhất: cho sẵn chủ ngữ và vị ngữ, yêu cầu HS xác lập sự tương ứng để tạo thành câu. Đàn cò kể chuyện cổ tích. Bà em giúp dân gặt lúa. Bộ đội bay lượn trên cánh đồng Dạng thứ hai, đặt câu với thành phần cho trước: bài tập này thích hợp để dạy các bài về Vị ngữ, Chủ ngữ trong CK. Giải các bài tập này HS vừa luyện tập được kỹ năng đặt câu vừa củng cố được kiến thức về thành phần câu mà mình vừa học. Dạng thứ ba, đặt câu với các phương tiện tình thái cho trước: được dạy sau các bài về kiểu câu chính danh. Sau khi được củng cố về dấu hiệu hình thức của các kiểu câu chính danh, bài tập này giúp HS luyện tập kỹ năng sử dụng các phương tiện hình thức đó trong các câu cụ thể; để HS nắm được vị trí và giá trị của mỗi yếu tố hình thức trong câu. Thực chất, đây là các phương tiện tình thái hành động phát ngôn có giá trị rất tinh tế trong lời nói. Luyện tập được kỹ năng sử dụng các phương tiện này thì hiệu quả hoạt động nói năng của HS sẽ cao. Dạng thứ tư, biến đổi CK thành các câu có mục đích nói khác: cũng có mục đích dạy HS cách sử dụng các phương tiện tình thái để biểu thị mục đích nói. Qua bài tập này, còn có thể giúp HS nhận thấy rằng, các kiểu CCTMĐN về cơ bản là có cấu trúc giống nhau, sự khác nhau về mục đích nói là nhờ sự xuất hiện một số phương tiện hình thức nhất định. VD: Khi dạy về CKH có thể xây dựng bài tập: Chuyển đổi các CK sau thành các CKH:. Thanh học bài. Nam chăm chỉ. Bà nghỉ ngơi. Dạng thứ 5,đặt CH cho bộ phận trong câu: đây là loại bài tập ứng dụng lý thuyết phân đoạn thực tại câu. Trong ngôn ngữ học hiện đại, một CK được nghiên cứu trong ngữ cảnh và nhìn nhận từ nhiều góc độ. Trong đó, có một góc độ là nghiên cứu xem CK đó được dùng để trả lời cho CH nào. Thực chất, một CK có thể được dùng để trả lời cho rất nhiều CH. Ứng với mỗi CH, CK có thể cung cấp các thông tin mới khác nhau, thông tin mới đó nằm ở những bộ phận khác nhau trong CK. Ở lớp 2-3, SGK tiếng Việt cũng đã có cung cấp các bài tập dạng này cho HS. Tuy nhiên, ở lớp 4 khi dạy về CH và CK phải tiếp tục củng cố kỹ năng này, rèn luyện ý thức và kỹ năng sử dụng ở mức cao hơn. VD: Đặt CH để trao đổi với bạn về các nội dung liên quan đến từng câu trong đoạn sau:. Sáng sáng, Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi buổi tối, ông viết xong mới chịu đi ngủ. Chữ viết đã tiến bộ, ông lại mượn những cuốn sách chữ viết đẹp làm mẫu để luyện nhiều kiểu chữ khác nhau. Mẫu: Sáng sáng, Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. - Sáng sáng Cao Bá Quát làm gì?. - Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp vào lúc nào?. - Sáng sáng, ai cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp?. - Cao Bá Quát cầm que vạch lên cột nhà làm gì?. - Cao Bá Quát làm thế nào để luyện chữ cho cứng cáp?. Kỹ năng đặt CH của HS sẽ được hoàn thiện qua các bài tập như thế, đồng thời HS sẽ ý thức được giá trị của các đoạn thông tin chứa trong mỗi bộ phận của CK. Bài tập tình huống lời nói: Mục đích của bài tập tình huống lời nói là giúp HS sử dụng câu hay, đảm bảo văn hoá giao tiếp. Bài tập tình huống lời nói tạo điều kiện cho HS luyện tập sử dụng câu vào các tình huống giao tiếp cụ thể, với các nhân tố giao tiếp giả định. Loại bài tập này là loại bài tập không thể thiếu trong các bài luyện tập về CCTMĐN, nếu chúng ta xác định mục tiêu của việc dạy câu là giúp HS sử dụng câu đúng và hay. Bài tập tình huống lời nói cũng cần phong phú, đa dạng, tình huống xây dựng cần chân thực, hấp dẫn để kích thích được hứng thú giao tiếp của HS. Có thể xây dựng các dạng sau:. Dạng thứ nhất: cho mục đích nói, yêu cầu đặt các câu chính danh. Bài tập dạng này thiên về tạo lập cấu trúc nhưng vì dữ kiện có một nhân tố là mục đích giao tiếp nên có thể để trong hệ thống bài tập tình huống. VD: Hãy đặt CK để kể về những việc em giúp đỡ bố mẹ hàng ngày. Trong dạng thứ nhất này, có thể đưa vào loại bài tập với dữ kiện cụ thể hơn: cho cả cấu trúc và mục đích nói. VD: Em hãy đặt một CK Ai thế nào? để nói về một người bạn thân của em. Dạng thứ hai: cho mục đích và đối tượng giao tiếp, yêu cầu HS tạo lập câu nói. Dạng thứ hai, thường sinh động và gây hứng thú hơn đối với HS vì đối tượng giao tiếp đã được xác định cụ thể. Ở dạng thứ nhất, mặc dầu HS có thể tạo ra số lượng câu nhiều hơn nhưng các câu tạo ra thường mang tính chất chung chung vì không có sự qui chiếu đối tượng giao tiếp. VD: Em muốn biết sở thích của mọi người trong ăn mặc, vui chơi, giải trí. Hãy đặt CH thích hợp:. a) Với thầy giáo hoặc cô giáo của em b) Với bạn học cùng lớp. Dạng thứ ba: cho kiểu câu, hoàn cảnh giao tiếp, mục đích nói, đối tượng giao tiếp yêu cầu tạo lập câu. Các nhân tố giao tiếp trong dữ kiện của bài tập càng cụ thể thì hứng thú giải bài tập của HS càng tăng và GV cũng tạo ra độ khó của bài tập tăng lên. HS phải xác định tất cả các nhân tố đã cho trong đề bài tạo nên câu nói phù hợp với tất cả các nhân tố đó. VD: Đặt CC cho các tình huống sau:. a) Thầy giáo ra một đề toán khó, cả lớp chỉ mỗi một bạn làm được và làm rất nhanh. Em hãy đặt một câu để bày tỏ sự thán phục. b) Ngày sinh nhật của em, có một bạn học cũ đã chuyển trường từ lâu bỗng nhiên tới chúc mừng em. Hãy đặt CC để bày tỏ sự ngạc nhiên và vui mừng. Trong dạng thứ ba này, có một kiểu dùng để dạy thành phần cấu tạo câu hoặc các tiểu loại của CK. Kiểu bài tập này có thêm một dữ kiện nữa là kiểu cấu trúc câu. VD: Một lần, em và các bạn cùng lớp đến thăm bạn Nam bị bệnh. Em giới thiệu với bố mẹ bạn Nam từng người trong nhóm. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể lại câu chuyện đó, trong đoạn văn có sử dụng CK Ai là gì?. Dạng thứ tư, cho tình huống, đối tượng giao tiếp và các câu cụ thể yêu cầu lựa chọn câu phù hợp tình huống. VD: Em và Huệ là bạn học cùng lớp, khi muốn mượn Huệ cây bút, em dùng câu nào sau đây?. a) Cho mượn cây bút cái!. b) Hồng ơi, cho tớ mượn cây bút. c) Hồng, cậu có thể cho tớ mượn cây bút được không?. Dạng thứ năm, cho phương tiện hình thức và kiểu câu, yêu cầu xác định tình huống. VD: Nêu một vài tình huống có thể dùng câu cầu khiến:. a) Đi, thôi, nào sau động từ b) Hãy đứng trước động từ c) Xin, mong trước chủ ngữ.

              Bảng 3.1 Các bài LT&C có nội dung về câu trong sách tiếng Việt 4, cần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
              Bảng 3.1 Các bài LT&C có nội dung về câu trong sách tiếng Việt 4, cần sử dụng phương pháp thảo luận nhóm

              Thể nghiệm sư phạm 1. Mục đích thể nghiệm

                Do quan điểm dạy tiếng Việt qua giao tiếp, coi trọng rèn luyện kỹ năng giao tiếp nên trò chơi đóng vai được tổ chức nhiều trong tiết học về câu, ngoài ra ta có thể sử dụng các trò chơi như: Xem tranh thi đặt câu, thi biến đổi câu, mở rộng câu, trò chơi tiếp sức. Phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt được sử dụng rất nhiều trong quá trình dạy câu cho HS và nó được sử dụng nhiều trong các bài Luyện tập nhằm cùng cố kiến thức, kỹ năng đã học và sử dụng trong các bước củng cố kiến thức, kỹ năng trong một tiết học.