Ứng dụng tư tưởng Nho giáo về con người trong giáo dục người Việt hiện đại

MỤC LỤC

Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo đối với con người Việt Nam truyền thống

Đó là việc xem trọng mối quan hệ vua tôi, coi đó là mối quan hệ có vị trí cao nhất trong "ngũ luân", nhưng họ đòi hỏi nhà vua trước hết phải trung thành với tổ quốc và trung hậu với nhân dân chứ không trung thành một cách cực đoan, trở thành ngu trung như nho sỹ ở một số nơi khác. Bước sang thế kỷ XIX, trước sự phát triển và thâm nhập của Chủ nghĩa tư bản vào các nước Châu Á lạc hậu, cùng với sự lan tỏa trên phạm vi thế giới của nền văn minh phương Tây, chế độ phong kiến Việt Nam thời Nguyễn và hệ tư tưởng của nó là Nho giáo trở nên lỗi thời. Trước hết là ở cương vị độc tôn, Nho giáo đã có thêm nhiều sức mạnh và uy thế góp phần củng cố và phát triển chế độ quân chủ và những kinh nghiệm mẫu mực cho việc chấn chỉnh và mở rộng nhà nước phong kiến tập quyền theo một quy mô hoàn chỉnh có đầy đủ những thể chế và điều phạm.

Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo như vậy, nên người Việt Nam từ xa xưa cũng coi trọng quan hệ huyết thống, mô hình gia đình nhiều thế hệ một thời cũng là mô hình phổ biến, cách cư xử, ăn ở giữa những người trong gia đình dựa trên tình cảm thương yêu, chăm sóc đùm bọc lẫn nhau. Bên cạnh đó, ở một phương diện khác, quan hệ gia đình, quan hệ huyết thống trong quan niệm của Nho giáo cũng bị chi phối bởi những quan điểm lệch lạc: Trước tiên đó là sự thiên vị trong tình yêu thương: "Người người phải yêu thương tất cả, nhưng trước hết là phải yêu thương kẻ thân tộc và người tài đức".

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VỀ CON NGƯỜI TRONG VIỆC GIÁO DỤC CON NGƯỜI

Vấn đề giáo dục con người Việt Nam hiện nay 1. Mục tiêu giáo dục con người Việt Nam hiện nay

Đại hội cũng đưa ra yêu cầu phát triển giáo dục là: "Phát triển có kế hoạch hệ thống giáo dục, từ giáo dục mầm non đến đại học và trên đại học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả đào tạo", "Kế hoạch phát triển giáo dục phải gắn bó với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương và trong cả nước. Đại hội X xác định mục tiêu giáo dục nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dan tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ năng lực nghề nghiệp, nhạy cảm với chính trị, có ý chí vươn lên về khoa học - công nghệ. Cụ thể, cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đưa ra định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ quá độ : "Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

Cho đến thời điểm hiện nay, có thể chia hệ thống phương pháp giảng dạy dược sử dụng trong nhà trường thành hai nhóm phương pháp cơ bản: thứ nhất là nhóm các phương pháp dạy học truyền thống (bao gồm các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, liên hệ thực tế, ..); thứ hai là nhóm phương pháp hiện đại hay con gọi là các phương pháp dạy học tích cực như: Thảo luận nhóm, nêu vấn đề, động não, trò chơi,. Bao gồm các phương thức: tuyên truyền, cổ động (bằng nhiều hình thức khác nhau (hội họp chuyên đề, thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, băng zôn, khẩu hiệu, ..), phương pháp nêu gương (nêu gương những người tốt việc tốt, những cá nhân gương mẫu đồng thời xử phạt nghiêm minh những kẻ vi phạm, những kẻ có hành động đi ngược lại với lợi ích của cộng đồng, của quốc gia).

Quan điểm vận dụng tư tưởng Nho giáo về con người trong giáo dục con người Việt Nam hiện nay

Cụ thể đó là những điểm tích cực trong quan niệm của Nho giáo về bản chất con người, những điểm tiến bộ của Nho giáo trong quan niệm về các mối quan hệ của con người trong xã hội (đó là các mối quan hệ có đi có lại, có trước có sau, có tình có nghĩa) và đặc biệt là nội dung tư tưởng của Nho giáo về giáo dục, trong đó, nổi bật nhất là các phương pháp giáo dục mà Khổng Tử đề xuất. Hơn bao giờ hết, Người nhận ra cần phải có một luồng tư tưởng mới, làm nên lịch sử Việt Nam, với Nguyễn Ái Quốc, chủ nghĩa Mác du nhập vào Việt Nam, phát triển và thành công, nhưng không phải hoàn toàn bằng sự xung đột với Nho giáo mà bằng sự vượt qua và giữ lại, nói theo một cách khác, đó là sự phủ định biện chứng đối với cái cũ, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã không thể không gạt bỏ chế độ phong kiến, nhưng người đã không: "đổ chậu nước bẩn cùng cả đứa trẻ trong đó". Như trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, lần thứ XI đã xác định mục tiêu giáo dục là nhằm bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lòng nhân ái, ý thức tôn trọng pháp luật, tinh thần hiếu học, ý chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo nàn, đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, ..; và ở trong Luật Giỏo dục năm 2005 cũng đó nờu rừ: Mục tiờu giỏo dục con người Việt Nam.

Cần kiên quyết lên án những người cha không còn ra cha bởi lối sống ích kỷ, thực dụng đã để lại tấm gương xấu cho con cháu, cũng cần lên án và có biện pháp nghiêm khắc đối với những người con không còn ra con, chỉ biết tiền mà không biết tình, chỉ biết tới quyền lợi mà không biết tới nghĩa vụ khiến cho cha mẹ phải tủi hổ. Ngày nay, lý tưởng đạo đức của nhân dân Việt Nam là: Độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội.Thay cho Ngũ thường của Nho giáo là Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, ở nước ta, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu vận dụng tư tưởng Nho giáo gắn liền với yêu cầu giáo dục con người Việt Nam hiện nay là dựa trên quan niệm về “Ngũ thường” do Hồ Chí Minh nêu lên, đó là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm.

Một số giải pháp vận dụng tư tưởng Nho giáo về con người trong giáo dục con người Việt Nam hiên nay

Làm cho các em hiểu được những nội dung cơ bản của Nho giáo, nội dung tư tưởng Nho giáo về con người và những ảnh hưởng của nó đối với xã hội Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại, có được những nhận xét, đánh giá chân thực, cách nhìn nhận khách quan về tư tưởng Nho giáo; lọc ra được những giá trị tinh túy của nó để xây dựng xã hội mới, thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đã có rất nhiều vụ án giết người không ghê tay chỉ vì mục đích chiếm đoạt tài sản, như vụ án “cướp tiệm vàng” ở Bắc Giang; Vì giận giữ, bài bạc, người cha sẵn sàng tẩm xăng vào người đứa con nhỏ thiêu sống (vụ án cháu Vũ Quốc Linh (huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) bị cha mình là Vũ Văn Quang hai lần tẩm xăng đốt vào tháng 4/2011), ..; rồi hiện tượng giới trẻ hiện nay sa vào ăn chơi, hưởng thụ, các tệ nạn xã hội như lô đề, bài bạc, xa rời việc học hành, tu dưỡng. Cụ thể, những hoạt động xã hội đó là những hoạt động sinh hoạt vì cộng đồng như: tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ gây quỹ ủng hộ người nghèo, ủng hộ người khuyết tật, người già cả, neo đơn, gia đình các nạn nhân chất độc màu da cam; tổ chức lễ tuyên truyền về vai trò của môi trường đối với cuộc sống con người; thực hiện các tuần lễ hành động, các tháng hành động về môi trường, tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật, kêu goi mọi người hưởng ứng năm an toàn giao thông (2012).

Đặc biệt đáng chú ý là những phong trào phát động kêu gọi hành động của giới trẻ, đó là các chương trình như: chương trình nhạc kịch “góc tối”, các câu lạc bộ của học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng, tiêu biểu như “câu lạc bộ Tình Nguyện” của sinh viên trường Đại học Kinh Tế, “CNN shine” (CNN shine là câu lạc bộ hoạt động xã hội của trường phổ thông trung học Chuyên Ngoại Ngữ, được thành lập và chính thức đi vào hạt động từ ngày 7/3/2008);. Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin tri thức cho nhân dân, phát động các cuộc thi tìm hiểu, viết bài về cuộc sống xung quanh, về các hiện tượng đạo đức trong cộng đồng mỗi cá nhân sinh sống; tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có cái nhìn sâu sắc, đúng và toàn diện hơn cuộc sống xung quanh mình, biết đánh giá các sự vật, hiện tượng một cách chân thực, khách quan hơn.