Thực trạng và giải pháp giải quyết lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng

MỤC LỤC

Loại hình và cấp bậc công việc trong nông nghiệp nông thôn 1. Loại hình lao động trong nông nghiệp nông thôn

Tỷ lệ lao động thuê ngoài trong nông hộ thường thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp nông nghiệp, mức độ thuê mướn lao động ngoài thị trường của nông trại tuỳ thuộc vào năng suất lao động và giá tiền công trên thị trường và quy mô nông trại. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với việc đảm bảo bốn nhân tố cơ bản là nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, vốn và khoa học công nghệ trong đó nguồn lao động là nhân tố quyết định việc tái tạo, sử sụng, phát triển các nguồn lực còn lại.

Lao động dư thừa và các tiêu chí đánh giá 1. Khái niệm lao động dư thừa

Nguyên nhân dẫn đến lao động dư thừa trong nông nghiệp và nông thôn

    Phần lớn nông dân bị mất việc làm vì nguyên nhân này đều đã ở độ tuổi trung niên (khoảng 35 – 50 tuổi), vì vậy, giải quyết việc làm cho đối tượng này gặp rất nhiều khó khăn, một mặt do sức khỏe và khả năng thích ứng với nghề mới, nhất là những nghề đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao của họ hạn chế, mặt khác, nhiều doanh nghiệp từ chối tiếp nhận đối tượng này vào làm việc. Nếu không có biện pháp giải quyết cơ bản vấn đề này thì tình trạng nghèo khó, bần cùng hoá trong một bộ phận nông dân sẽ diễn ra phổ biến trong vòng vài năm tới khi số tiền đền bù của các hộ này đã dần cạn kiệt do tiêu xài chủ yếu vào tiêu dùng, mua sắm những tiện nghi đắt tiền trong khi lẽ ra phải được đầu tư vào đào tạo nghề, tạo việc làm mới.

    Thực trạng lao động dư thừa trong nông nghiệp ở ĐBSH

    Đặc điểm của ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

      Đây là vùng có vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, dân cư đông đúc, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có thủ đô Hà Nội là trung tâm công nghiệp, hành chính, chính trị cao nhất nước.

      Dân số, diện tích và mật độ dân số của các tỉnh vùng ĐBSH và cả nước Tên vùng, tỉnh Dân số

      Mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 5 lần so với mật độ trung bình của cả nước, gấp gần 3 lần so với Đồng bằng sông Cửu Long, gấp 10 lần so với Miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 17,6 lần so với Tây Nguyên. Trong thời kỳ 1984 – 1989, tỉ lệ chuyển cư thuần tuý (tương quan giữa tỉ lệ người chuyển đến và tỉ lệ người chuyển đi) của hầu hết các tỉnh trong vùng đều mang giá trị âm, nghĩa là số người chuyển đi nhiều hơn số người chuyển đến Ngoài vấn đề chuyển cư, giải pháp hàng đầu ở Ðồng bằng sông Hồng là việc triển khai có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tỉ lệ sinh.

      Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản vùng ĐBSH thời kỳ 2001-2007

      Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân sô HĐKT từ đủ 15 tuổi trở lên ở nông thôn các tỉnh ĐBSH từ năm 2000 – 2007

      Điều đó cho thấy,các tỉnh trên chưa sử dụng hết thời gian lao động, lượng lao động dư thừa ở vùng ĐBSH đang gia tăng. Hơn nữa, với tình trạng nền kinh tế đang khôi phục chậm như hiện nay thì tình trạng dư thừa lao động nông thôn ngày càng tăng và đó là vấn đề nhức nhối của Đảng và chính phủ. Ở một góc nhìn khác, tình hình về chuyển dịch lao động nông thôn ở các vùng qua kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu về điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê qua các năm được thể hiện trong biểu 10.

      Số lượng và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế ở nông thôn ĐBSH từ năm 2000 – 2004

        Điều này cho thấy một định nghĩa thế nào là một lao động nông nghiệp cần được xem xét kỹ lưỡng hơn và mức độ chênh lệch về tỷ lệ lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp giữa kết quả tính toán từ số liệu Điều tra mức sống dân cư và Số liệu điều tra về lao động và việc làm cho thấy thực tế mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chắc chắn là cao hơn. Trong thời gian qua, lao động nông nghiệp nông thôn ĐBSH đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dich vụ. Đặc biệt, số lao động cũng như tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ ở nông thôn có sự thay đổi không đáng kể.Qua biểu 8, ta thấy rằng chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm rất chậm, cơ cấu dân số vùng ĐBSH đang chuyển từ giai đoạn cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu nguồn dõn số vàng hay cũn gọi là “dư lợi dõn số”.Rừ ràng, lao động là yếu tố nước ta dồi dào đến mức dư thừa, năm 2007 còn đến 5,31% lao động ở thành thị thất nghiệp, khu vực nông thôn có tới hơn 20% quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng, số thất thoát thời gian lao động tương đương với 1,6 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn.

        Do vậy khu vực nông nghiệp - nông thôn trong nhiều năm qua trở thành nơi “chứa” lao động dư thừa, tuyệt đại đa số lao động mới đều tập trung ở đây. Về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo lên đến 76%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 24%, trong đó đặc biệt chú ý là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm có 15%. Các số liệu này chứng tỏ nền kinh tế đang thiếu trầm trọng lao động có tay nghề, mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề, có tới 85% số học sinh tuyển mới học nghề ngắn hạn, chỉ có 15% học nghề dài hạn.

        Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn lạc hậu, trừ các cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp lớn, các liên doanh hoặc cơ sở dạy nghề nước ngoài. + Trong cơ cấu ngành thì tỷ trọng lao động trong nông nghiệp có giảm nhưng vẫn ở mức cao, nhưng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ lại chưa cao, chưa thu hút được số lượng trong lao động nông nghiêp chuyển sang. + Đời sống của lao động nông nghiệp nông thôn và gia đình họ gặp nhiều khó khăn và sẽ rơi vào tình trạng nghèo đói, phát sinh nhiều tệ nạn xã hội ở nông thôn và thành thị – nơi người lao động nông thôn di cư ra để mưu sinh, gây sức ép cho khu vực thành thị và các khu đô thị lớn.

        Các giải pháp tăng cường việc làm trong nông thôn ở vùng ĐBSH

        Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến dư thừa lao động 1.Tình hình thế giới

          Báo cáo về ‘Những xu hướng lao động toàn cầu’ (The global employment trends) của Văn phòng Lao động Quốc tế ILO (International Labour Office) mới đây dự đoán số lượng người thất nghiệp trên khắp thế giới có thể đạt ngưỡng 50 triệu người, trong đó khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm gần hai phần ba, ở mức 27 triệu. Từ thực tế số lượng lớn công nhân bị sa thải và con số dự đoán kỉ lục 50 triệu người thất nghiệp của ILO, Quĩ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) đưa ra cảnh báo về sự tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

          + Khủng hoảng kinh tế làm nhiều nền kinh tế trên thế giới bị suy thoái – dự báo năm 2009 toàn thế giới sẽ giảm khoảng 210 triệu chỗ làm việc.Tình hình này ảnh hưởng xấu đến cơ hội xuất khẩu lao động của Việt Nam mà chủ yếu là lao động từ nông thôn. Dẫn đến lượng lao động dư thừa ngày càng tăng, đặc biệt là lao động nông thôn bởi hầu hết lao động đi xuất khẩu phần lớn là nông dân. + Khủng hoảng kinh tế làm đình đốn sản xuất ở các doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng mất việc làm, trực tiếp thu hẹp quy mô việc làm cả ở nông thôn và thành thị.

          Chưa có số liệu chính thức, tuy nhiên theo ước tính trong năm 2008 đã có hàng chục ngàn lao động mất việc và trong 6 tháng đầu năm 2009 sẽ có khoảng hàng ngàn lao động khác mất việc do khủng hoảng kinh tế. + Mặt khác, sụt giảm xuất khẩu hàng hoá do khủng hoảng kinh tế thế giới, đăcj biệt là hàng hoá nông lâm sản đã ảnh hưởng mạnh đến sản xuất nông nghiệp trong nước. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, dầu thô, điều, hải sản, cà phê, cơ khí, điện tử… đều có mức tăng trưởng thấp và đang đi xuống.