MỤC LỤC
Với tinh thần đó, đạo đức của người học viên Học viện chính trị quân sự không phải là sản phẩm định sẵn của bản thân người học viên, cũng không phải là kết quả thụ động của những điều kiện và hoàn cảnh mà họ sinh sống, trái lại nó là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan người học viên trong quá trình đào tạo. Điều kiện khách quan đối với người học viên Học viện chính trị quân sự đó là tất cả những gì tồn tại không phụ thuộc vào ý thức của họ, hợp thành một hoàn cảnh hiện thực thường xuyên và trực tiếp quy định mọi hoạt động học tập, rèn luyện của người học viên trong quá trình đào tạo tại trường. Điều kiện khách quan ấy chính là tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, tình hình nhiệm vụ của quân đội, của Học viện chính trị quân sự trong sự nghiệp xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta đã lãnh đạo nhân dân tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã dành được nhiều những thành tựu to lớn.
Trong quá trình đào tạo, mục tiêu yêu cầu đạt được về các phẩm chất nhân cách nói chung, phẩm chất đạo đức nói riêng cùng với nội dung phương pháp hoạt động của các lực lượng sư phạm trong nhà trường và các điều kiện khác là nhân tố khách quan, giữ vai trò to lớn trong việc hình thành phát triển đạo đức cách mạng của người học viên. Yêu cầu của nhà trường đòi hỏi đào tạo phải đảm bảo hệ thống, cơ bản, toàn diện, thiết thực, hiện đại và phát triển, có cơ cấu hợp lý giữa kiến thức khoa học cơ bản và chuyên ngành, cũng như giữa kiến thức khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và khoa học nghệ thuật quân sự, kế thừa và phát triển bản sắc văn hoá, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của quân đội, của học viện, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, tương ứng với trình độ Đại học của hệ thống giáo dục quốc dân. Đảng cộng sản Việt Nam rất coi trọng việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa: vì hạnh phúc của con người, vì sự phát triển toàn diện của con người, trong đó có đạo đức cách mạng của người học viên Học viện chính trị quân sự nói riêng và đạo đức cách mạng của người quân nhân nói chung.
Truyền thống đạo đức của dân tộc ta là những giá trị đạo đức được kết tinh định hình từ trong lịch sử đấu tranh và trưởng thành của dân tộc được giữ gìn và truyền lại, kế thừa phát triển từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành những nguyên tắc, chuẩn mực xã hội để đánh giá, điều chỉnh thái độ hành vi của con người. Các giá trị đạo đức truyền thống vừa là kết quả, vừa là cơ sở, động lực của quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước và giao lưu văn hoá lâu dài của dân tộc, góp phần tạo dựng bản lĩnh dân tộc, nhân cách con người Việt Nam; chủ nghĩa yêu nước, lòng thương người, tinh thần đoàn kết cộng động, đức tính cần kiệm, khiờm tốn, giản dị, thủy chung…Trong đú chủ nghĩa yờu nước là cốt lừi của bản sắc văn hoá dân tộc, là giá trị cao nhất trong hệ giá trị đạo đức dân tộc, là tình cảm và tư tưởng lớn của nhân dân ta. Đạo đức cách mạng ở người học viên không những cần thiết kế thừa những truyền thống đạo đức dân tộc mà còn phải biết kế thừa giá trị đạo đức truyền thống của quân đội nhân dân Việt Nam, đó là: “..Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”[20;186].
Quá trình kế thừa chọn lọc những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, của quân đội bao giờ cũng gắn liền với sự đấu tranh loại bỏ những yếu tố đạo đức cũ, lạc hậu, phản lại giá trị đạo đức tiên tiến, đấu tranh chống lại những yếu tố bất cập không phù hợp mục tiêu, yêu cầu đào tạo của nhà trường, đấu tranh phê phán những tư tưởng bảo thủ chây ì trong học tập rèn luyện tại trường của bản thân người học viên. Giáo dục đạo đức cách mạng là một hoạt động hướng tới con người, thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm những giá trị chuẩn mực đạo đức cách mạng, rèn luyện kỹ năng và lối sống cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành phát triển năng lực phẩm chất nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia vào hoạt động thực tiễn. Như vậy, đạo đức cách mạng ở người học viên trước hết phải là kết quả của quá trình giáo dục tại nhà trường thông qua các buổi học tập, rèn luyện tại giảng đường cũng như thao trường, để mang lại trang bị những tri thức cần thiết hình thành những quan điểm cơ bản, những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức nhờ đó mà người học có thể đánh giá, lựa chọn đúng đắn các hiện tượng đạo đức trong xã hội, cũng như tự đánh giá những suy nghĩ hành vi của bản thân mình, để hình thành phẩm chất đạo đức người học viên.
Giữa giáo dục và tự giáo dục ở người học viên luôn có quan hệ tác động biện chứng lẫn nhau, trong đó quá trình giáo dục là cơ sở, tiền đề, định hướng cho quá trình tự giáo dục, còn quá trình tự giáo dục, tự hoàn thiện là sự kế tiếp trên cơ sở kế thừa và định hướng của quá trình giáo dục, quá trình giáo dục kết quả càng. Đạo đức cách mạng là một hệ thống giá trị và định hướng giá trị được thể hiện dưới dạng có nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức, xuất phát từ lợi ích sự nghiệp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, tính thực tiễn của nó là sự thống nhất giữa ý thức và hành vi đạo đức, tạo nên phẩm chất đạo đức, yếu tố nền tảng trong nhân cách của người cách mạng. Đó là quá trình phát triển biện chứng, phức tạp chịu sự tác động của nhiều yếu tố, là quá trình tích hợp chuyển hoá những phẩm chất và giá trị đạo đức cần có của người học viên Học viện chính trị quân sự, đáp ứng mục tiêu yêu cầu của người cán bộ chính trị trong quân đội, ở từng giai đoạn cách mạng.