MỤC LỤC
Nếu cán bộ làm công tác xã hội với người nghèo được đào tạo bài bản, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ tốt có kỹ năng, phương pháp làm việc hiệu quả, tích cực, chủ động, sáng tạo trong công việc, thái độ với người nghèo phù hợp chắc chắn kết quả hỗ trợ cho người nghèo sẽ cao hơn và ngược lại. Có thể nói các yếu tố về tài chính hỗ trợ người nghèo như: nguồn vốn có đáp ứng đủ nhu cầu hay không; khả năng tiếp cận các nguồn tài chính có đơn giản, thuận lợi hay không; các nguồn lực tài chính của người nghèo đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu; Việc hỗ trợ tài chính có kịp thời không… có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hỗ trợ giảm nghèo đôi khi còn có tính quyết định.
Giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất ở và giải quyết đất sản xuất hoặc chuyển đổi nghề cho ít nhất 80% hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn đang thiếu đất sản xuất; kết hợp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo chưa được hỗ trợ đất sản xuất, đồng thời có chính sách giải quyết tình trạng di dân không theo quy hoạch ở một số địa phương;. - Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục và tỷ lệ đào tạo nghề khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; phân luồng, đào tạo nghề hợp lý, hiệu quả; duy trì các chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; nâng cao tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn; phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú với quy mô phù hợp; đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cử tuyển gắn với sử dụng;.
Là một huyện miền nỳi giỏp với tỉnh Lõm Đồng, ảnh hưởng rừ khớ hậu của Nam Tõy Nguyên với hai mùa mưa nắng trong năm; tỉnh lộ ĐT 717 nối quốc lộ 55 đến huyện Đạ Huoai tỉnh Lâm Đồng dài 29,3km ra quốc lộ 20; Quốc lộ 55 từ Xuyên Mộc - Bà Rịa Vũng Tàu đi qua huyện Tánh Linh là 54km đến nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi sang huyện Bảo Lâm và Thành phố Bảo Lộc ra quốc lộ 20 đi Đà Lạt, Đak Nông và Đak Lak. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, các dân tộc luôn kề vai sát cánh với quân dân cả nước chống ngoại xâm, đồng thời năng động sáng tạo, có ý thức tự lực tự cường khắc phục khó khăn, thừa kế và phát huy kinh nghiệm, thành quả đạt được trong lao động sản xuất, đấu tranh cải tạo thiên nhiên phát triển nền văn hóa, kinh tế xã hội.
Kết cấu hạ tầng được Nhà nước quan tâm đầu tư đáp ứng cơ bản các nhu cầu thiết yếu phục vụ dân sinh kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS; đến nay các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã có đường giao thông đi lại thuận lợi, có 14/15 thôn, bản có đường đến trung tâm xã, hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, trên 90% số hộ gia đình đồng bào DTTS có điện thắp sáng; tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi đạt khá, hiện tượng có khai giảng mà không bế giảng như trước đây, nay không còn nữa; đời sống văn hóa tinh thần của bà con đã nâng lên một bước. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết cũng nhiều vấn đề cần tiếp tục quan tâm thực hiện, đó là: Kết quả xây dựng phát triển toàn diện dân sinh, kinh tế - xã hội chuyển biến chưa mạnh, đời sống của một bộ phận đồng bào còn nhiều khó khăn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống chung của địa phương; tỷ lệ hộ nghèo còn cao (22,08%), nguy cơ tái nghèo còn lớn; mặt bằng văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao còn thấp so với mức bình quân chung của huyện.
Hiện nay, không riêng gì trên địa bàn xã La Ngâu, Măng Tố mà trên địa bàn toàn tỉnh Bình Thuận, không có cán bộ chuyên trách hoạt động trong công tác giảm nghèo, thường là cán bộ kiêm nhiệm nhiều lĩnh vực như: chính sách người có công, bảo trợ xã hội, trẻ em, giảm nghèo…Rải rác ở một số xã, thị trấn có số hộ nghèo và số đối tượng bảo trợ xã hội đông thì có 01 cán bộ giảm nghèo và 01 cán bộ phụ trách bảo trợ xã hội. Cũng thông qua các đánh giá, đề tài đã chỉ ra được 05 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển cộng đồng trong công tác giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn 2 xã La Ngâu, Măng Tố, đó là yếu tố từ chính bản thân người dân tộc thiểu số, yếu tố cán bộ làm công tác giảm nghèo, yếu tố thuộc về cán bộ lãnh đạo địa phương, yếu tố phong tục tập quán và yếu tố nguồn tài chính hỗ trợ cho các chương trình giảm nghèo.
- Cơ sở vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: gồm hệ thống đường xá, cầu cống, các công trình…Một số cộng đồng với sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh phí, vật chất của các tổ chức phát triển đã tự cải thiện được tình trạng xuống cấp và thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, điển hình như tại các địa bàn thuộc Chương trình 135, Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy đã được Nhà nước và các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng hệ thống: Điện – đường – trường – trạm là cơ sở để cộng đồng nghèo có thể tự vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo. Ngoài ra, để tăng năng lực của cộng đồng, việc mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kinh nghiệm làm ăn, huấn luyện kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, các buổi hội thảo tại thôn hay hội thảo đầu bờ… nhằm tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm cũng như nâng cao kiến thức làm ăn có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nâng cao năng lực, kỹ năng của người lãnh đạo cộng đồng và mỗi người dân trong việc lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn để có thể tự giải quyết các vấn đề còn tồn tại và phát sinh mới trong mỗi cộng đồng.
Việc này thực chất các chương trình xóa đói giảm nghèo do nhà nước khởi xướng (chương trình 135) cũng phải làm, nhưng điều tra thực tế cho thấy chính quyền xã luôn là người quyết định chính về loại công trình được xây dựng, còn sự tham gia của người dân chỉ ở giai đoạn cuối. Điều này có thể học tập của dự án CBRIP, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn toàn dựa vào ý kiến của người dân, hướng dẫn người dân một số bước cơ bản giám sát chất lượng công trình, nhưng thỉnh thoảng vẫn có cán bộ dự án xuống kiểm tra xem ý kiến của hộ có được tôn trọng không.
Trong tương lai, để thực hiện tốt các hoạt động PTCĐ trong giảm nghèo cũng như phát huy tối đa hiệu quả hoạt động của phương pháp PTCĐ, cần phải xây dựng được một đội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo. - Tập trung cao cho công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền cẩn vào cuộc tích cực hơn nữa để nhân dân được tiếp cận với các chính sách giảm nghèo, vay vốn ưu đãi tín dụng của Ngân hành Chính sách xã hội, xuất khẩu lao động và dạy nghề, tạo việc làm mới cho lao động… Định hướng cụ thể công tác thoát nghèo ở cơ sở, thực hiện các giải pháp thiết thực phù hợp với địa phương.
Với thực trạng phát triển cộng đồng trong công tác giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số từ thực tiễn 2 xã La Ngâu và Măng Tố, huyện Tánh Lình đã được phân tích ở chương 2, trong chương 3, đề tài đã tìm hiểu vai trò của phương pháp phát triển cộng đồng trong công tác giảm nghèo trên cơ sở những kết quả nghiên cứu tại địa bàn xã La Ngâu, Măng Tố; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển cộng đồng trong công tác giảm nghèo. Việc đề ra giải pháp hay triển khai thực hiện các giải pháp, sao cho nâng cao hiệu quả phát triển cộng đồng trong công tác giảm nghèo đối với người dân tộc thiểu số, không phải là nhiệm vụ hay trách nhiệm của riêng ai mà là sự kết hợp nhuần nhuyễn của các cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân.