MỤC LỤC
Không chỉ vậy, họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như điều kiện sống và làm việc khó khăn, thời gian làm việc dài, nguy cơ tai nạn lao động cao, không có BHYT, thu nhập thấp cùng nhiều nguy cơ sức khỏe khác. Việc này gọi là hiện tượng “người di cư khỏe mạnh” và được giải thích do tác động chọn lọc về tôn giáo, độ tuổi, thu nhập,… đặc biệt là tác động chọn lọc về tuổi tác với hơn một nửa người di cư nằm trong độ tuổi từ 25 trở xuống, nhóm người di cư thường có xu hướng trẻ hóa so với các nhóm dân cư khác [17]. Nhóm LĐDC thuộc lĩnh vực xây dựng được đánh giá là nhóm đối tượng có nguy cơ bệnh nghề nghiệp cao và tỷ lệ “near miss” cũng cao hơn nhiều so với các nhóm người di cư khác do điều kiện làm việc trên cao với thời tiết khắc nghiệt cùng với đó là yêu cầu công việc cao, đòi hỏi nhiều sức lực nên thường mắc các bệnh về da, hệ cơ xương khớp.
Chính vì vậy, LĐDC rất cần được tiếp cận và sử dụng những DVYT với mức phí “có thể chi trả được” mà trong đó DVYT chi trả bằng BHYT được xem là một trong giải pháp tốt nhất đảm bảo các DVYT cần thiết chi trả được và tiếp cận được cho nhóm LĐDC tại nơi chuyển đến. Trong hầu hết trường hợp, bảo hiểm y tế có thể chi trả phần lớn chi phí dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu đối tượng sử dụng BHYT, tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng BHYT khi sử dụng DVYT của người LĐDC vẫn còn gặp rất nhiều rào cản, đặc biệt là rào cản do nhận thức chưa đúng về BHYT.
Với những đối tượng có thời gian làm hợp đồng dưới 1 tháng hoặc không có hợp đồng lao động, vẫn có thể tham gia BHYT theo hình thức tự nguyện và khuyến khích đăng ký theo hộ gia đình, tuy nhiên hình thức này mới được đưa vào triển khai từ tháng 01/2016 và còn gặp nhiều vướng mắc về thủ tục cũng làm trì hoãn việc tham gia BHYT [21]. Thứ hai, về những quy định khi sử dụng BHYT, luật BHYT 2016 đã quy định rừ theo 5 điều khoản chớnh về: mức đúng & trỏch nhiệm đúng; mức hưởng; thẻ BHYT; cơ sở KCB ban đầu và thanh toán chi phí BHYT. Trong đó, về trách nhiệm đóng BHYT, người sử dụng lao động mỗi tháng sẽ trích từ tiền lương, tiền công của người lao động để đóng BHYT cho người lao động theo mức đóng của đối tượng đó, cụ thể là mức đóng sẽ bằng 4,5% mức lương và người sử dụng lao động chi trả 2/3 hoặc 1/3 trong số đó.
Đối với đối tượng LĐDC đã có BHYT mà làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương thì được KCB tại cơ sở y tế (CSYT) phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó hiện đang làm việc lưu động. Đồng thời, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí KCB trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở.
Kết quả nghiên cứu của Lê Thị Kim Ánh và cộng sự năm 2011 với nhóm LĐDC tại khu công nghiệp ở Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh cho thấy một trong những lý do ít tiếp cận DVYT ở trạm (là những DVYT được chi trả bằng BHYT) là do người di cư chưa hiểu rừ quyền được sử dụng DVYT và chưa tiếp cận được thông tin y tế [10]. Kết quả khảo sát của Viện Khoa học BHXH trên 711 lao động phi chính thức tại Hà Nội, Hải Phòng, Thừa Thiên-Huế, Đồng Nai đã chỉ ra, người lao động chưa tham gia BHYT là do chưa thực sự tin tưởng vào chế độ BHYT (chiếm 77,4% người được hỏi); gần 50% người cho biết do việc tham gia BHYT không được giảm chi phí nhiều, thủ tục KCB mất nhiều thời gian chờ đợi, chất lượng dịch vụ chưa cao. Tóm lại, để có thể sử dụng DVYT chi trả bằng BHYT một cách hiệu quả đúng như mục đích đã đề ra của chính sách an sinh xã hội này, LĐDC cần có nền tẳng kiến thức về việc sử dụng BHYT tốt hơn và có nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của BHYT cũng như niềm tin vào các DVYT chi trả bằng BHYT được cung cấp.
Nghiên cứu của Trần Thúy Hà về nhận thức mua và sử dụng BHYT cũng đưa ra các đánh giá và góc nhìn của người tham gia BHYT đối với những cản trở trong KCB theo chế độ BHYT tập trung vào một số điểm như thời gian chờ đợi lâu, nhiều thủ tục phiền hà, bị phân biệt đối xử, các chi phí gián tiếp và chi phí cơ hội nằm ngoài chế độ BHYT. Luật BHYT 2016 đã có sửa đổi thêm về việc thay đổi thời gian cung cấp DVYT thanh toán bằng BHYT trong đó CSYT do quá tải phải khám ngoài giờ, KCB vào ngày nghỉ, ngày lễ thì người tham gia BHYT vẫn được hưởng mức thanh toán và quyền lợi như ngày làm việc bình thường (nghĩa là việc khám BHYT ngoài giờ hành chính vẫn được chấp nhận) [12].
Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu sẽ được chọn lựa dựa trên cơ sở lưu trữ y tế của bộ phận HSE (bộ phận giám sát an toàn), trong đó, các đối tượng có tiếp cận và sử dụng DVYT hoặc được giới thiệu chuyển tuyến sẽ được lựa chọn để tham gia nghiên cứu. Trong trường hợp, tài liệu lưu trữ y tế không đầy đủ hoặc không đủ số lượng yêu cầu, nghiên cứu viên sẽ lựa chọn từ 230 đối tượng đã tham gia nghiên cứu định lượng ra những đối tượng thỏa mãn điều kiện để tiếp tục tham gia cấu phần định tính. + Sự quan tâm của LĐDC đối với BHYT (nhu cầu tiếp cận, đánh giá về mức độ quan trọng và tính cần thiết của BHYT, nhu cầu về thông tin về BHYT, dự định sử dụng BHYT trong hoạt động CSSK của nhóm LĐDC).
- Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm về các vấn đề liên quan đến nhận thức về BHYT (kiến thức về BHYT, sự quan tâm tới BHYT cũng như những khó khăn trong khi tiếp cận và sử dụng) của nhóm LĐDC. Dựa điều kiện làm việc phân chia thành ca ngày và ca đêm của đối tượng để xây dựng danh sách đối tượng tiếp cận và thời điểm tiếp cận xin phỏng vấn phù hợp ( sắp xếp phỏng vấn khi đối tượng kết thúc ca làm việc hoặc hẹn đối tượng phỏng vấn trước khi bắt đầu ca làm việc). - Bước 5: Kết thúc cuộc phỏng vấn, ĐTV hỏi lại đối tượng phỏng vấn có cần bổ sung hoặc sửa đổi thông tin hay không, nếu có điều tra viên phải giải đáp các thắc mắc này trong phạm vi có thể, nếu không ghi lại các câu hỏi và hẹn giải đáp sau.
+ Kiến thức của LĐDC được đánh giá dựa trên số điểm đạt được điểm cắt 50% của tổng số điểm để xác định đối tượng đạt/ không đạt về kiến thức; thái độ của LĐDC được đánh giá dựa trên điểm cắt 75% tổng số điểm tối đa để xác định đối tượng có thái độ đúng/ chưa đúng. • Điều kiện kinh tế: thu nhập, chi phí KCB (chi phí trực tiếp, gián tiếp, cơ hội) + Nhận thức về BHYT: nhu cầu thông tin về BHYT; dự định tìm hiểu thông tin về BHYT; nhu cầu sử dụng BHYT và dự định sử dụng. - Di cư mùa vụ (lưu trú): Đây là hình thức di cư đặc biệt của di cư ngắn hạn, chỉ khoảng thời gian di cư phục vụ hoạt động kinh tế mùa vụ (mùa xây dựng, mùa du lịch…), có nghĩa là người di cư dịch chuyển nơi cư trú theo mùa vụ để tìm kiếm việc làm, không có ý định ở lại lâu dài tại địa bàn nhập cư, sẽ quay trở lại nơi xuất cư nếu có nhu cầu lao động hoặc công việc gia đình.
Đối với nhóm di cư mùa vụ, đối tượng thường sẽ không đăng kí hoặc chỉ đăng kí KT4 ( diện lưu trú - di cư trong một thời gian ngắn chỉ khoảng 1 – 3 tháng) với địa phương nơi cư trú. - DVYT chi trả bằng BHYT: là tất cả các DVYT được chi trả BHYT tính trên tất cả các tuyến bao gồm KCB; cấp cứu; tai nạn giao thông; tai nạn lao động, các DVYT kỹ thuật cao như phẫu thuật, ghép tạng, thay tay/ chân giả,. - Chi phí KCB: trong nghiên cứu này chi phí KCB được hiểu bao gồm mọi chi phí cho việc KCB bao gồm tiền công KCB, xét nghiệm, tiền thuốc, tiền giường, tiến phẩu thuật, thủ thuật, chi phí đi lại, ăn ở liên quan đến đợt KCB của người ốm.