MỤC LỤC
Do đó, có thể thấy sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý, tham mưu hoạch định chính sách. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho chủ và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn đã từng bước nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Hầu hết cán bộ, viên chức có trình độ sau đại học được đào tạo trong nước, có rất ít cán bộ được đào tạo sau đại học ở nước ngoài. Hầu hết giáo viên đều có năng lực sư phạm khá tốt, áp dụng phương pháp giảng dạy theo đúng nội dung, chương trình sách giáo khoa mới.
Trên địa bàn tỉnh có đầy đủ tất cả các loại hình cơ sở đào tạo bao gồm các trung tâm dạy nghề, trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề, cao đẳng và bậc đào tạo đại học với tổng quy mô đào tạo gần 50.000 học sinh, sinh viên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động của tỉnh cũng như của các địa phương lân cận. Ngoài các cơ sở đào tạo và dạy nghề hiện có, tỉnh còn mở các lớp liên kết với 32 trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên cả nước đào tạo lao động ở 40 ngành góp phần nâng cao tỷ trọng lao động qua đào tạo trên tổng số lao động của tỉnh.
Các điều kiện đảm bảo phát triển đào tạo 1. Tài chính
Số học sinh trúng tuyển vào hệ chính quy của các trường Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh đạt tỷ lệ khoảng 50% số học sinh tốt nghiệp bậc Trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông hàng năm, cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước (40%).
Dân số từ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động có mức tăng trưởng khá cao trong giai đoạn 2006-2009 với tốc độ trung bình khoảng 5,2%/năm cho thấy ngoài lực lượng dân số bước vào tuổi lao động của tỉnh thì còn có một lượng lớn lao động từ ngoại tỉnh nhập cư vào. Tốc độ tăng lực lượng lao động của tỉnh tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của dân số trong tuổi lao động cả ở 2 thời kỳ.
Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế của tỉnh cho thấy trình độ phân công lao động cũng như phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh ở mức khá cao. Thực trạng cơ cấu cầu lao động như trên cần tiếp tục được điều chỉnh trong tương lai để có được một cơ cấu lao động hiện đại, tiên tiến tương xứng và phù hợp với đặc điểm hình thành nguồn lao động của tỉnh (đặc điểm lớn nhất là tốc độ tăng dân số trong tuổi lao động cao dẫn đến nhu cầu giải quyết việc làm lớn), tiềm năng tài nguyên, vị trí địa lý thuận lợi cho mở mang các ngành công nghịệp, dịch vụ và yêu cầu đẩy nhanh tốc độ phát triển KT-XH của tỉnh.
Trong tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế tăng thêm của thời kỳ 2000-2009 là 100.511 lao động thì khu vực công nghiệp-xây dựng có 88.080 người, khu vực dịch vụ tăng thêm 35.948 người, lao động làm việc trong khu vực nông-lâm-ngư nghiệp giảm cả về tỷ trọng và số lượng tuyệt đối ở mức (-)23.524 người do có một số lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển sang khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ theo các chương trình đào tạo nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Điều đó có nghĩa là, trong thời gian tới, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn, tức là số lao động rút ra khỏi khu vực nông-lâm-ngư sẽ ngày càng lớn để bổ sung cho lực lượng lao động khu vực công nghiệp, xây dựng khi hệ thống các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hoàn thành và đi vào hoạt động.
Khoảng 35% lao động khu vực nông, lâm ngư nghiệp đã qua đào tạo và phổ cập nghề nhưng chủ yếu là các khóa ngắn hạn dưới 3 tháng, chưa đáp ứng được yêu cầu ứng dụng khoa học, kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, bảo quản, sơ chế và chế biến sản phẩm. Năm 2010, tỷ trọng lao động khu vực sản xuất vật chất chiếm tỷ trọng khoảng 68,16% trong tổng lực lượng lao động của tỉnh, tỷ trọng lao động khu vực dịch vụ đạt 31,84% cho thấy cơ cấu lao động dần đạt được mức tiên tiến đáp ứng so với tiềm năng và lợi thế của tỉnh mạnh về du lịch và dịch vụ.
- Sự phát triển của thị trường lao động trong những năm tới sẽ rất mạnh mẽ do đó vai trò điều tiết của tiền lương, tiền công đối với quan hệ cung - cầu lao động trên thị trường lao động cũng sẽ mạnh hơn, dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về mức tiền công, tiền lương; một bộ phận người lao động sẽ có thu nhập rất cao và không ít nguời lao động có thu nhập thấp do tay nghề kém. - Khi hội nhập đầy đủ và sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh trên thị trường lao động khu vực và quốc tế cũng như giữa các vùng gay gắt hơn, lợi thế cạnh tranh do tiền công rẻ sẽ mất dần và yếu thế của lao động Việt Nam nói chung và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riờng trong cạnh tranh sẽ bộc lộ rừ hơn do trỡnh độ tay nghề, chuyờn mụn, ngoại ngữ, kỷ luật, tác phong công nghiệp, tính năng động xã hội, trình độ hiểu biết pháp luật và thể lực kém.
Dự báo cầu lao động thời kỳ 2011-2020
Dự báo tổng số nhu cầu lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến năm 2020 như sau.
Dự báo số lượng lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh đến năm 2020
Dự báo nhu cầu đào tạo nhân lực theo các ngành đến năm 2020
Dự báo nhu cầu đào tạo trình độ cao của tỉnh đến năm 2020
Dự báo nhu cầu đào tạo mới theo trình độ đến năm 2020
+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề: Huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư đào tạo nghề; đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề; trang thủ các nguồn vốn nước ngoài như ODA,FDI,..đầu tư vào dạy nghề; khuyến khích, mở rộng các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết đào tạo nghề, đẩy mạnh ĐTN theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp và theo nhu cầu xã hội; Thực hiện các chính sách ưu đãi về giao đất, vay vốn,. Ưu tiên đầu tư đào tạo đội ngũ lãnh đạo tinh hoa, đội ngũ cán bộ đầu ngành, cán bộ quản lý, đội ngũ tham mưu để có chuyên môn giỏi, ngang tầm, được đào tạo căn bản theo chuẩn mực quốc tế trên các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, xã hội, quản lý Nhà nước, pháp luật, khoa học – kĩ thuật để bố trí làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể của tỉnh thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế cuả tỉnh thời kỳ 2011-2020 và những năm tiếp theo.
Chuyển dịch lao động nông nghiệp phải đặt trong chương trình tổng thể về: “Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội:, “Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn”, “Quy hoạch Cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp”, “Quy hoạch phát triển Làng nghề trong nông thôn”, “Xây dựng nông thôn mới”, “Bảo tồn và phát triển làng nghề”, “Đào tạo nguồn nhân lực”, “Phát triển kinh tế hợp tác” … Bảo vệ môi trường sinh thái. Đào tạo nghề gắn với gắn với giải quyết việc làm cho người lao động Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, trong đú xỏc định rừ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong cỏc lĩnh vực, cấp bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh; chú trọng đào tạo, dạy nghề cho người lao động, trang bị kiến thức nhằm thay đổi tư duy kinh tế, tác phong công nghiệp cho người lao động. - Đối với đối tượng tạo nguồn hiện đang là cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh: Phát hiện, lựa chọn những cán bộ công chức, viên chức trẻ (chú ý lựa chọn tỷ lệ nữ phù hợp) có phẩm chất và năng lực để triển khai các giải pháp điều động, chuyển đổi các vị trí công tác để đào tạo, bồi dưỡng thực tiễn, bồi dưỡng trau dồi kinh nghiệm và cử đi học nâng cao trình độ, chính trị, chuyên môn, ngoại ngũ… tạo nguồn cán bộ lâu dài cho tỉnh.