Ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên đến sản xuất muối ở tỉnh Bạc Liêu

MỤC LỤC

Những khái quát về sự phát triển nghề muối Bạc Liêu .1 Hiện trạng và quy hoạch sản xuất nghề muối Bạc Liêu

Đặc điểm cơ bản của muối Bạc Liêu là chất lượng phù hợp làm thực phẩm cho nhân dân khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ và Campuchia. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của muối công nghiệp và xuất khẩu/xuất khẩu nội địa, mặc dù yêu cầu của thị trường khá lớn. Theo báo cáo đánh giá tình hình sản xuất và tìm giải pháp nâng cao chất lượng muối Bạc Liêu (2001) thì từ khi hình thành nghề muối đến nay, trãi qua trên 100 năm với các hình thức tổ chức quản lý khác nhau nghề muối Bạc Liêu đã có nhiều thâm trầm.

Trước 1975: Bạc Liêu có diện tích làm muối khoảng 3.401 ha, sản lượng muối đủ phục vụ nhu cầu trong khu vực và xuất khẩu sang Campuchia, đặc biệt cung cấp muối chế biến các sản phẩm từ cá của vùng Biển Hồ. Thời kỳ này việc tiêu thụ muối đang trên đà mở rộng từ thị trường muối ở Đồng bằng sông Cửu Long và xuất khẩu sang Campuchia theo đường tiểu ngạch với khối lượng khá ổn định và được duy trì thường xuyên. Năm 1988 – 1989: do sức ép của phong trào nuôi Tôm phát triển, do muối khó tiêu thụ trên thị trường vì giá thấp, thị trường muối công nghiệp chưa phát triển, thị trường muối cung cấp cho Campuchia bị gián đoạn.

Hàng loạt diện tích đất sản xuất muối tại Bạc Liêu được chuyển sang nuôi trồng thủy sản, kéo theo sự phá hủy thảm rừng phòng hộ ngập mặn ven biển và các ruộng muối cũng chuyển sang nuôi tôm với quy mô lớn. Đây là thời kỳ thâm trầm lớn nhất, để lại dấu ấn đậm nét nhất trong lịch sử phát triển ngành muối tỉnh Bạc Liêu và cũng từ đó ngành muối Bạc Liêu tiến dần vào suy thoái. Năm 1989 – 1990: Ủy Ban nhân dân tỉnh giao cho Ủy Ban nhân dân thị xã Bạc Liêu quản lý ngành muối và chỉ hình thành một đơn vị quản lý là Công ty muối Bạc Liêu với hầu hết diện tích muối đã chuyển sang chuyên canh nuôi Tôm, từ đó diện tích và sản lượng muối không ngừng suy giãm và dẫn tới sự tan rã ngành Công nghiệp PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version http://www.fineprint.com.

Từ đó đến nay nghề muối Bạc Liêu chỉ còn sản xuất tự phát của tư nhân phục vụ nhu cầu thiết yếu về muối trong tỉnh và các khu vực lân cận. Từ năm 1997 đến nay diện tích làm muối đang tăng lên do giá bán muối đã tăng và đã có một số vùng muối đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản (đồng muối Gành Hào – Giá Rai). Tỉnh quy hoạch vùng chuyên canh muối tập trung ở hai huyện Hòa Bình và Đông Hải với diện tích 2.000ha, dự kiến mỗi năm cung ứng cho thị trường khoảng 100.000 tấn muối.

Kênh dẫn nước được đào bằng cơ giới, kênh tự nhiên (không xây bê tông hoặc kè đá) nước biển dâng tự nhiên dẫn vào kênh khi triều cường và dẫn vào khu vực đồng muối. Tại một số ruộng muối, Diêm dân dùng nước ót pha với nước chạt nồng độ thấp để rút ngắn thời gian phơi nước tăng nhanh quá trình cô đặc để có nước chạt cho giai đoạn kết tinh muối. Kỹ thuật này có lợi cho thời gian kết tinh do tăng độ Baume nhưng hàm lượng tạp chất trong nước ót (và các muối khác) sẽ cộng kết, ảnh hưởng xấu đến chất lượng NaCl tạo thành.

Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường

Nước biển để sản xuất Kênh lấy nước biển Khu bay hơi nước chạt Sa kề. Nước biển được bơm từ các mương chính lên các mương dẫn thẳng vào khu phơi nước chạt. Tại khu phơi nước chạt, Diêm dân thường chia làm ba ô phơi gọi là: Sa kề, Nhì kề và Xếp chuối.

Nồng độ nước biển tăng dần do bay hơi nước bởi nhiệt năng mặt trời và gió thổi. Khi nước biển đạt 24-25o Baume (nước chạt) thì Diêm dân bơm dẫn nước vào ô kết tinh NaCl. Sau đó bốc đỡ thủ công lên bờ ruộng và che đậy lại, kết thúc quá trình sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thành phần nước biển và chất lượng muối .1 Các nhân tố ảnh hưởng đền thành phần nước biển

Vì vậy khi thủy triều dâng tiếp, nước biển sẽ hòa tan số muối đó và do đó làm tăng độ muối. – Hải lưu: sự đối lưu của nước biển giữa các khu vực khác nhau sẽ làm cho nồng độ nước biển thay đổi. Vùng ven biển tỉnh Bạc Liêu là hạ nguồn sông Cửu Long, có hệ thống kênh rạch phong phú.

Nước trong nội địa theo các kênh rạch đổ ra bờ biển làm giảm độ mặn nước biển ven bờ, chuyển tải tạp chất ô nhiễm từ nội địa ra biển. Chất thải do các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải đường thủy: dầu mỡ, rác công nghiệp, chất rắn lơ lững, kim loại nặng, các chất hữu cơ…. Ô nhiễm do hoạt động thủy lợi đắp đê, xây dựng hệ thống kênh rạch ven biển: bùn đất, phèn….

Thoái hóa và ô nhiễm đất tại Bạc Liêu chủ yếu do các quá trình phèn hóa, mặn hóa, ô nhiễm hữu cơ do nuôi trồng thủy hải sản, artemia, chất hữu cơ tự nhiên và không loại trừ thuốc bảo vệ thực vật. Không những vậy, việc thi công các kênh thủy lợi và các vuông nuôi tôm còn làm cản trở nghiêm trọng quá trình tràn triều và ngập triều cho các khu vực sản xuất muối và rừng ngập mặn nằm sâu bên trong. Quá trình ngập mặn có ảnh hưởng chung tới sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên lại có tác động tốt cho vùng muối và vùng quy hoạch sản xuất muối kết hợp nuôi trồng thủy hải sản.

Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy hải sản là nguyên nhân gây mặn hóa khu vực, phá hủy cấu trúc đất và làm cho các tầng dinh dưỡng bị đẩy khỏi keo đất, bị rửa trôi tạo ô nhiễm hữu cơ, làm tăng hàm lượng chất không tan, chất lơ lững và Coliform trong nước biển khu sản xuất muối. Ô nhiễm do hóa chất nông nghiệp: thói quen sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh và phân hóa học trong nông nghiệp với lượng khá cao làm mất ổn định hệ sinh thái nông nghiệp, gây ô nhiễm tích tụ bởi các kim loại và á kim trong phân vô cơ làm biến đổi cấu trúc đất. Hiện tượng xói mòn đất dọc bờ biển: địa hình Bạc Liêu có độ dốc < 0.02% do đó rất thuận lợi cho sản xuất muối.

Nơi không có rừng ngập mặn ven biển hiện tượng xói mòn đất do sóng biển tác động làm bờ biển lở từng đoạn gây mất ổn định vùng đất và tác động làm giảm chất lượng nước biển ven bờ hay tăng độ ô nhiễm (TSS, chất hữu cơ trong nước biển). Trong đất đều chứa rất ít disulfua sắt (FeS2), biểu hiện ở mức độ chênh lệch giữa pH (H2O) khi đất ướt, và pH (H2O) khi đất khô; cũng như mức độ chênh lệch về hàm lượng SO4. Điều đó chứng tỏ rằng đất mặt sân muối không có phèn tiềm tàng (Sở KHCN&MT Bạc Liêu, 2001).

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện

Phương pháp .1 Thu thập số liệu

Mẫu muối được lấy theo phương pháp lấy mẫu đại diện theo vùng sản xuất, với tỷ lệ trung bình 30 ha/mẫu. Phân tích pHOX và TPA (Total Potential Acidity) theo phương pháp SPOCAS (The Suspension Peroxide Oxidation Combined Acidity&Sulfur). Phương pháp phân tích hàm lượng chất không tan của muối: Giấy lọc sau khi sấy ở 105oC trong 24 giờ.

Sau đó đem cân thì ta xác định được hàm lượng chất không tan trong muối. Phương pháp xác định các nguyên tố hòa tan K, Na, Ca, Mg trong muối: cân 10g muối đã được sấy ở 80oC trong 3 giờ đem hòa loãng ở tỷ lệ thích hợp và xác định các nguyên tố K, Na, Ca, Mg trên máy hấp thu nguyên tử.