Phân tích hiệu quả chăn nuôi gà thịt công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

Phương pháp thu thập số liệu - Phương pháp số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp dùng để đánh giá từng mức chi phí trung bình mà người chăn nuôi, người thu gom, lò mổ bỏ ra để có được sản phẩm sau cùng Phương pháp này tìm ra kết luận về hiệu quả sản xuất và tiêu thụ của gà công nghiệp thịt, từ đó xác định phương hướng phát triển trong chăn nuôi và trong tiêu thụ là cần duy trì những nhân tố có ích, hạn chế những nhân tố có hại nhằm giảm được chi phí và tăng được lợi nhuận cho người dân góp phần phát triển xã hội. Để từ đó tìm ra được sự lựa chọn tối ưu cho việc chăn nuôi (nếu lợi nhuận thu được lớn hơn chi phí bỏ ra thì khuyến khích các hộ nuôi tiếp tục chăn nuôi, còn ngược lại thì đề xuất các giải pháp khắc phục để nâng cao lợi ích hay chuyển đổi sang các phương án sản xuất, chăn nuôi khác thu được lợi nhuận cao hơn).

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỈNH ĐỒNG THÁP .1 Vị trí địa lý

Khí hậu và thời tiết

THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CỦA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ GÀ THỊT CÔNG NGHIỆP Ở ĐỒNG THÁP.

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI GÀ CỦA CÁC HỘ Ở TỈNH ĐỒNG THÁP

Các yếu tố quyết định hiệu quả chăn nuôi gà của các hộ ở Đồng Tháp

Các hộ chăn nuôi với số lượng từ 1000 con gà trở lên cũng chưa chọn kiểu chuồng kín chứng tỏ người nuôi chưa mạnh dạng đầu tư để phát triển gà công nghiệp còn các hộ chăn nuôi nhỏ với số lượng vài trăm con thì họ xây dựng chuồng tạm bợ, tận dụng nguồn nguyên liệu nhà sẵn có nhằm giảm chi phí, bên cạnh việc chăn nuôi chỉ là nghề phụ cho gia đình nên họ chưa dám đầu tư nhiều. Đa phần họ là lao động chính trong gia đình vì vậy những trại lớn thì chăn nuôi gà công nghiệp là thu nhập chính của họ còn những trại nhỏ thì chăn nuôi gà chỉ là thu nhập phụ, họ chăn nuôi theo dự án tái tạo đàn gà trong tỉnh hay họ tận dụng lao động nhà nhàn rỗi nuôi đàn gà nhỏ để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Đây là kinh nghiệm của những trại gà nuôi với quy mô lớn thường xuyên thu được lợi nhuận cao trong chăn nuôi gà thịt, đặc biệt là giống gà Lương Phượng mà người chăn nuôi gà thịt công nghiệp cần học hỏi và vận dụng vào quy trình chăn nuôi của mình để đạt hiệu quả chăn nuôi cao hơn.

Bảng 6: Tổng hợp hình thức và diện tích chuồng nuôi
Bảng 6: Tổng hợp hình thức và diện tích chuồng nuôi

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình chăn nuôi của các trại

- Do dịch cúm gia cầm chưa chấm dứt hẳn nên thời gian mà dịch cúm xảy ra các trại có thể bị kiểm dịch và tiêm phòng thường xuyên, thậm chí các trại phải tạm nghỉ nuôi một thời gian theo quy định của nhà nước mà các trại lớn lại là nguồn thu nhập chính của họ. - Giá cả trên thị trường ngày càng tăng, đặc biệt là việc mua các yếu tố đầu vào sử dụng trong chăn nuôi như: con giống, thức ăn, thuốc thú y…làm tăng chi phí trong chăn nuôi, phần thu nhập hiện tại và trong thời gian sắp đến của các hộ nuôi giảm đi nhiều. Hiện tại các cơ quan nhà nước và người chăn nuôi luôn tìm ra những biện pháp nhằm khắc phục khó khăn còn tồn đọng để vừa nâng cao năng suất trong chăn nuôi, làm tăng thu nhập cho các trại nuôi, đồng thời đó cũng chính là điều kiện để nâng cao mức sống của người dân và phát triển kinh tế xã hội.

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GÀ Ở ĐỒNG THÁP

Phân tích chi phí chăn nuôi

- Đa số các hộ chăn nuôi nhỏ sử dụng thức ăn tổng hợp của công ty Vina và một số hộ vì muốn tiết kiệm chi phí nên có tận dụng nguồn thức ăn nhà như cám, gạo, cơm nguội…Điều này gây ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả chăn nuôi vì gà công nghiệp không giống như gà nhà thả lan của nông dân nên gây chậm lớn và chết nhiều. Do hầu hết các chủ trại nuôi nhỏ và trại nuôi lớn đều không có trình độ chuyên môn hay tay nghề ổn định nên việc tìm việc làm thuê ổn định cho họ là rất khó khăn bên cạnh có những hộ người nuôi cũng khá lớn tuổi nên tỷ lệ tìm được việc làm ở địa phương rất thấp, tỷ lệ này được lấy bình quân của các thành viên ở các trại được phỏng vấn. Ta thấy chi phí lao động bỏ ra trong chăn nuôi của trại lớn và trại nhỏ chênh lệch nhau rất lớn (23.098 – 16.199 = 6.899 đ/kg), do trại lớn nuôi với số lượng nhiều nên chi phí lao động được giảm đi trong mỗi kg gà thịt xuất chuồng, còn trại nhỏ chi phí lao động cao là do số lượng gà nuôi ít, năng suất không cao, số kg gà thịt xuất chuồng bình quân thấp.

Bảng 8: Bảng tổng hợp số lượng lao động trung bình ở các trại và tỷ lệ lao
Bảng 8: Bảng tổng hợp số lượng lao động trung bình ở các trại và tỷ lệ lao

Kết quả chăn nuôi gà thịt ở Đồng Tháp

Như vậy có thể kết luận rằng, qui mô trại nuôi nhỏ tốn chi phí cao hơn qui mô trại nuôi lớn mà nhân tố góp phần làm chênh lệch chi phí giữa trại nuôi lớn và trại nuôi nhỏ là chi phí lao động. Do vậy chi phí lao động sẽ giảm bình quân trên số lượng con gà được nuôi và trọng lượng của gà được xuất chuồng, từ đó cho thấy hộ nào nuôi với số lượng nhiều hơn thì chi phí này sẽ càng giảm xuống và ngược lại chi phí này sẽ cao khi nuôi với số lượng ít hơn. Vì vậy có những hộ tiếp tục duy trì nuôi theo hình thức này vì họ cho là bỏ công lao động nuôi gà sẽ thu nhập ổn định và cao hơn đi làm thuê.

VALUE

Phân tích hồi quy tương quan các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận của hộ chăn nuôi

Lợi nhuận trong chăn nuôi thì phụ thuộc rất nhiều vào chi phí nhất là chi phí giống , chi phí thức ăn và chi phí thuốc thú y…Kết quả hồi quy của việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các hộ chăn nuôi gà thịt sẽ cho ta phương trình hồi quy tuyến tính (với mức ý nghĩa 5%) như sau: (Phương trình được thực hiện bởi chương trình Excel của máy tính). - Hình thức chăn nuôi gà công nghiệp của tỉnh còn rất nhỏ lẻ, nuôi theo phong trào, manh mún, tự phát, chưa thật sự đầu tư mạnh vào chăn nuôi gà công nghiệp, phương thức chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ nên chưa đạt hiệu quả, luôn bị thua lỗ nếu tính công lao động nhà, chưa cải thiện được thu nhập của người chăn nuôi, đời sống của họ vẫn còn nhiều khó khăn. Trái lại thì các hộ chăn nuôi lớn theo phương thức bán công nghiệp thì thường đạt hiệu quả cao, lợi nhuận thu được trong các vụ nuôi về cả hai mặt lợi nhuận kinh tế và lợi nhuận tài chính góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người chăn nuôi nhưng số lượng các trại lớn này chiếm rất ít trong mỗi huyện của tỉnh Đồng Tháp.

Bảng 14: Kết quả tương quan giữa lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến
Bảng 14: Kết quả tương quan giữa lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến

SO SÁNH PHÚC LỢI GIỮA CÁC TÁC NHÂN TRONG CHUỖI HÀNG HểA

Cao nhất là lũ giết mổ đạt 21,40% nhưng nếu xem xột rừ qua thực tế cho thấy thì người thương lái là trung gian thu nhiều lợi nhuận nhất mặc dù tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 6,2% trong tổng chi phí cho 1 kg gà thịt nhưng vì thương lái quy mô mua bán với số lượng lớn hơn lò mổ rất nhiều. Kênh kinh doanh phân phối gà thịt là kênh khá lý tưởng cho những tác nhân đứng sau vì họ tạo ra sự tăng thêm giá trị của sản phẩm, tuy nhiên khó phát triển mở rộng vì hiện nay các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ không đủ vốn để mở rộng và họ không thu được lợi nhuận cao trong chăn nuôi, do đó họ có thể sẽ chuyển đổi hình. Trước tiên, nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm điều hòa lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hàng hóa: hỗ trợ giá cho người chăn nuôi và quy định mức giá cụ thể của gia cầm để các hộ nuôi không bị ép giá, thành lập những cơ sở, hợp tác xã thu mua gà thịt gà thịt đem tiêu thụ ngoài tỉnh nhất là thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Hình 3: Đồ thị so sánh lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hàng hóa
Hình 3: Đồ thị so sánh lợi nhuận của các tác nhân trong chuỗi hàng hóa

ĐỐI VỚI HỘ CHĂN NUÔI

- Giá bán gà thịt hiện nay của các hộ chăn nuôi có phần cải thiện hơn so với lúc xảy ra dịch cúm nhưng đôi khi các hộ chăn nuôi thường nắm bắt thông tin thị trường rất chậm nên phần lớn bị thương lái ép giá, điều này thường xảy ra với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, ở xa. Mặt khác, ít thương lái thu mua (thường họ chỉ liên hệ với những thương lái quen) điều này gây khó khăn cho tiêu thụ đầu ra nếu thương lái đó không thỏa thuận được giá mua với họ, họ đành bán với mức giá mà thương lái đưa ra, thường giá bị thấp hơn so với thị trường. - Có thể trong thời gian đầu các hộ nuôi nhỏ lẻ có thể gặp nhiều khó khăn và thu nhập có thấp hơn các trại lớn nhưng khi việc chăn nuôi đã ổn định và họ quyết tâm duy trì và mở rộng hình thức nuôi thì có thể họ sẽ nhận được lợi nhuận cao hơn.

GIẢI PHÁP CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN

- Biên soạn, in ấn tài liệu bướm và cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về tình hình chăn nuôi và dịch bệnh gia cầm cùng các biện pháp phòng chống hữu hiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, báo, đài phát thanh…để phổ biến rộng rãi cho nhân dân; nâng cao nhận thức về công tác phòng chống dịch cho người chăn nuôi; phổ biến kinh nghiệm phòng chống dịch có hiệu quả của các địa phương trong ngoài tỉnh. Từ nay đến năm 2010, nhà nước có chính sách đầu tư hoặc hỗ trợ cho các cơ sở giết mổ, chế biến gia cầm tập trung được vay vốn ưu đãi để nâng cấp các cơ sở chế biến…. - Khai thông thị trường tiêu thụ ngoài tỉnh, cung ứng nhu cầu con giống và tiêu thụ sản phẩm của nhân dân, đặc biệt đưa lượng gà tiêu thụ vào thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

KIẾN NGHỊ

    Điều đáng lưu ý là lò mổ đã giải quyết việc làm cho một số lao động ở địa phương tạo cho họ thu nhập ổn định và luôn tuân thủ các quy định và chính sách của nhà nước về giết mổ và thuế khóa góp một phần tăng phúc lợi xã hội. Điều này không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho bản thân mà còn giúp người chăn nuôi có nguồn tiêu thụ tốt hơn, làm cho kênh phân phối ngày càng vững mạnh góp phần mang lại hiệu quả kinh tế. - Hỗ trợ các yếu tố cần thiết cho người chăn nuôi trong thời gian đầu (nếu cần), để người chăn nuôi có niềm tin và kiến thức chăn nuôi để việc chăn nuôi được thuận lợi, nâng cao cuộc sống cho người dân, góp phần giúp ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển cải thiện được nền kinh nền kinh tế tỉnh nhà.