Thực trạng quản lý giá thuốc ở nước ta: Giá thuốc nội giảm mạnh, thuốc ngoại tăng cao

MỤC LỤC

Giá thuốc nội giảm mạnh, thuốc ngoại tăng

Riêng thuốc nội, các doanh nghiệp cho biết tại thời điểm giá nguyên liệu tăng đột biến, các chi phí sản xuất: điện, xăng dầu, bao bì. Giá thuốc nội cũng tăng nhưng không theo kịp bởi thường trong tình trạng cạnh tranh giá, chỉ cần nhích một chút là không bán được hàng. Biến động về giá càng khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc thực hiện thông tư liên tịch y tế - tài chính quy định về niêm yết giá thuốc bán lẻ.

Những đơn thuốc vì lợi nhuận của lương y

Sự vô lương tâm của họ là ở chỗ ngoài việc buộc bệnh nhân nhất là những bệnh nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn phải trả một số tiền nhiều hơn cho một lần chữa bệnh, đặc biệt khi bệnh nhân là trẻ em do ngay từ đầu đã điều trị thuốc nặng nên dễ quen thuốc và bắt buộc lần điều trị sau phải dùng thuốc nặng tương tự hoặc nặng hơn. Có những loại thuốc dễ “bẫy” thầy thuốc như hormon - nội tiết, liều dùng chỉ cần sai số 1 ml đã có thể phản tác dụng, thuốc chữa lùn tuyến giáp trạng lại làm cho đứa trẻ thấp hơn so với trẻ bình thường, thuốc nội tiết dùng trong sản khoa thai nhi dùng quá nhiều cũng gõy xẩy thai, già thỏng. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo tình trạng y bác sĩ thiếu cập nhật về thông tin dược phẩm; tình trạng mua bán thuốc có độc tính, thuốc bán theo toa dễ dàng; những chiến dịch quảng cáo dược phẩm kèm theo quà biếu và tỷ lệ hoa hồng đang chi phối mạnh mẽ việc kê đơn đối với một số thầy thuốc ý thức kém về nghề nghiệp.

Sính thuốc ngoại

Trong thời điểm này, nếu kê đơn và bán thuốc theo đơn không được siết chặt, mục tiêu của “Chương trình sử dụng thuốc an toàn, hợp lý” càng khó đến đích. Quy chế được nới lỏng, bác sĩ có thể “tháo khoán” kê đơn, thì những hậu quả do sử dụng thuốc sai lầm sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Công nghiệp dược phẩm đang cần hồi sinh

Về chất lượng thuốc do công nghệ lạc hậu, lại phải nhập vật tư nguyên liệu của nước ngoài, cũng như trình độ hạn chế về quản lý sản xuất kinh doanh, bảo quản sản phẩm nên nhiều loại thuốc chất lượng kém. Rừ ràng ngành cụng nghiệp dược phẩm của chúng ta đang cần “hồi sinh”, Nếu cứ để tình trạng yếu kém do những nguyên nhân khách quan, chủ quan như đã nêu trên, thì nguy cơ tụt hậu sẽ cận kề bên cạnh, đồng thời tỷ trọng “ ngoại hoá” thị trường thuốc ở Việt Nam càng cao. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế, để “hồi sinh” ngành dược cần có các biện pháp cấp bách và đồng bộ kể từ quy hoạch chiến lược phát triển đến công tác đầu tư chiều sâu vào nghiên cứu, sản xuất thuốc và thâm nhập thị trường.

Giá thuốc tăng: Cả bệnh viện và ngưòi bệnh đều lao đao

Chưa khi nào các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc lại phải đối mặt với một thực tế hết sức đáng lo ngại như hiện nay: Giá thuốc ngày càng tăng và không hề có chiều hướng giảm. Đa số người bệnh đều cho rằng: Nhà nước cần kiểm soỏt và kiềm chế giá thuốc , bởi vì với những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế thì việc tăng giá thuốc càng làm cho tình cảnh của họ thêm trầm trọng. Một câu hỏi đặt ra cho các nhà quản lý dược, là phải nắm được bản chất của việc tăng giá này: Do giá thành vật liệu tăng cao, hay do sự “nổi hứng” tuỳ tiện của những nhà kinh doanh tân dược, thấy giá vàng tăng cũng tăng giá thuốc, thì các nhà quản lý tài chính và quản lý dược phải có những biện pháp điều chỉnh kịp thời, không thể để giá.

Giá thuốc: Ai niêm yết, ai kiểm tra?

Điều đau lòng hơn là người bệnh chẳng bao giờ biết mình đang uống thuốc gì, giá bao nhiêu vỉ tất cả đã được “phi tang” bao bì, vỉ nhãn nên những kiểu móc túi này thường ít bị phát hiện tạo nên một tình trạng nâng giá thuốc một cách khá hợp lý. Việc đẩy giá lên sẽ bằng cách khai khống giá nhập khẩu theo hướng tăng lên, sau đó phần chênh lệch sẽ được chuyển cho bên phân phối tại Việt Nam theo kênh chuyển về văn phòng đại diện của nhà xuất khẩu thuốc tại Việt Nam hoặc thông qua một số con đường khác. Một vài loại thuốc thông thường (thuốc hạ nhiệt, giảm đau, chống viêm) cũng như vài loại kháng sinh nội, ngoại ( amoxicilin, clamoxyl, ofloxacin, cephalexin), với các loại thuốc thông thường các điểm bán khác nhau thường vượt giá khung ( nhưng không lớn).

Những biến động trên thị trường Đông dược

Với mức chiết khấu 6% trên giá lẻ, mậu dịch viên có doanh số thấp (10 triệu đồng trở xuống) thường không trang trải nổi các khoản chi nên họ hoặc tăng giá lên hoặc đẩy thuốc ấy cho tuyến dưới, lấy thuốc khác bán thay vào. Thời điểm SARS hoành hành tại Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Đông y Trung Quốc công bố 3 bài thuốc Đông dược giúp phòng chống căn bệnh này vận dụng nguyên tắc phù chính khu tà trong đó các vị xương truật, kim ngân hoa và sâm được dùng phổ biến. Chúng ta chưa làm được việc quy hoạch và phân vùng sản xuất dược liệu, việc chế biến sau thu hoạch còn tuỳ tiện ảnh hưởng đến chất lượng dược liệu, bên cạnh đó việc khai thác cây thuốc mọc tự nhiên chưa gắn liền với việc bảo vệ và tái sinh cây thuốc khiến cho nguồn tài nguyên dược liệu ngày càng suy giảm.

Trình dược viên vào bệnh viện

Cách này là mục tiêu của nhiều công ty, vì khi đã có sự thông đồng, họ thường thu được lợi nhuận cao vì bán được thuốc với số lượng lớn, thanh toán nhanh, vì phần lớn các bệnh viện đều mua thuốc bằng tiền theo kinh phí được cấp. Rừ ràng là khi cỏc trỡnh dược viờn đó đưa guồng mỏy “ thầy thuốc kờ đơn – nhà thuốc cổng bệnh viện” vào vòng tay của họ thì họ có rất nhiều mánh khoé để bắt buộc người bệnh phải dùng loại thuốc mà họ đang có, đang muốn bán, chứ không phải loại thuốc mà con bệnh thực sự tìm đến. Nhưng khi họ vào bệnh viện hoạt động rầm rộ để quảng bá cho một sản phẩm nào đó, gây ra những chiến dịch quảng cáo và nảy sinh không ít tiêu cực để hàng của họ bán chạy thì họ đã làm cho mục đích sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tiết kiệm không thực hiện được.

Giá thuốc tây tăng ảo vì phải niêm yết

Nhưng thông tư này chỉ yêu cầu các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành thuốc phải kê khai giá bán buôn, giá bán lẻ thuốc tại Việt Nam , giá bán lẻ thuốc (nhập khẩu) ở nước sở tại, giá nhập khẩu thuốc đó đến Việt Nam và giá bán lẻ thuốc đó tại Việt Nam, mà không quy định khung lãi xuất trần, thì xem như mới chỉ “chạm” vào cái ngọn là giá bán, chứ chưa đào đến cái gốc là nguyên tắc hình thành giá. Như vậy, chỉ nên niêm yết giá các loại biệt dược thiết yếu và ngay các loại này cũng chỉ nên niêm yết các biệt dược mà “mức giá có ý nghĩa đối với đời sống” (không nên niêm yết các biệt dược vụn vặt, có mức giá quá thấp). Việc phân công cho một cơ quan chức năng cụ thể của Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp với cơ quan quản lý thuốc, các tổ chức xã hội – nghề nghiệp y và dược, và các doanh nghiệp để xây dựng các quy định cụ thể về quản lý giá thuốc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng thực tiễn là việc làm hết sức cần thiết trong bối cảnh biến động giá thuốc hiện nay.

Thị trường sẽ tự điều chỉnh giá thuốc

Hai là, phải kiểm tra cơ sở bán lẻ có niêm yết giá (có bảng niêm yết, niêm yết đủ các thuốc trong danh mục quản lý, để ở nơi thuận lợi cho khách hàng), có dán giá lên thành phẩm không?. Ba là kiểm tra xem giá niêm yết và giá dán trên thành phẩm có tuân thủ quy định của Nhà nước khi hình thành giá lẻ hay không (có vượt khung tỷ lệ cao nhất cộng vào để hình thành giá lẻ, có bán giá quá cao so với khung). Các cơ sở khám chữa bệnh – nếu cần tổ chức bộ phận bán thuốc- phải tổ chức nhà thuốc hoạt động đầy đủ theo quy chế hiện hành đối với loại hình nhà thuốc, hạch toán độc lập và thực hiện các quy định về quản lý giá.

Không thả nổi giá thuốc

Điều này là rất cần thiết vì nhờ đó, người tiêu dùng, thầy thuốc, nhà quản lý và các nhà sản xuất kinh doanh có thể thực hiện quyền kiểm tra, giám sát về giá thuốc. Người tiêu dùng nhờ đó lựa chon được thuốc có chất lượng, giá hợp lý để điều trị, tránh tình trạng phải mua thuốc với giá cao do người bán cố tình nâng giá, ép giá. Một thị trường dược phẩm công khai, minh bạch về giá có thể hạn chế được những đợt tăng giá thuốc bất hợp lý.

Quy định giá bán lẻ thuốc: Có lợi cho người bệnh?

Vậy ở những nơi này, giá thuốc bán lẻ phải ghi như thế nào, chẳng lẽ người dân ở đó phải dùng thuốc đắt hơn hay các nhà kinh doanh thuốc không buôn bán thuốc đến nơi khó khăn để không bị lỗ?. Một vấn đề nữa, các nhà sản xuất phải phụ thuộc vào giá nguyên liệu nhập khẩu, cũng chính là chịu ảnh hưởng của biến động ngoại tệ. Tại thông tư có quy định: “Trong trường hợp phải điều chỉnh giá thuốc đã niêm yết trên bao bì, cơ sở sản xuất thuốc được quyền điều chỉnh giá và phải thông qua văn bản tới khách hàng”.