MỤC LỤC
Sản xuất nguyên liệu năng suất thấp, chất lượng kém: Khâu yếu nhất trong sản xuất nguyên liệu công nghiệp hiện nay là khâu giống: như giống chè của ta chưa phong phú, thiếu các giống có năng suất cao, chất lượng tốt (hương thơm đặc trưng, vị đậm, hàm lượng tanin thấp và chất tan cao); hay giống dứa Việt Nam có sức cạnh tranh kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới do năng suất thấp, giá thành cao, quả nhỏ, không thích hợp cho chế biến dứa khoanh, chủ yếu là chế biến dứa miếng và nước dứa. Môi trường chính sách vĩ mô không bình đẳng: Các chính sách vĩ mô đối với công nghiệp chế biến chưa thật sự thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, vì còn duy trì các chế độ ưu đãi về tài chính đối với một số doanh nghiệp nhà nước chế biến, thậm chí một số dự án áp dụng chính sách không giống nhau làm thiệt hại cho Nhà nước về tài chính, gây lãng phí các nguồn tài nguyên và cản trở việc nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành chế biến nông sản nói chung và từng sản phẩm nói riêng.
Trong hoàn cảnh đó, nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nặng về các sản phẩm trồng trọt, xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô, ít qua chế biến, như vậy, sự tác động của tính chất giá cả các sản phẩm nông nghiệp chế biến trên thị trường thế giới và các xu hướng thứ sinh đối với sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến Việt Nam có phần không thuận lợi. Sự thiếu vắng của thị trường Châu Phi không nhất thiết thể hiện sức cạnh tranh kém của gạo Việt Nam bởi với chi phí sản xuất (trong đó có chi phí nhân công) không cao, khả năng thâm canh tăng vụ tốt, năng suất bình quân khá 936,8 tạ/ha so với 24,2 tạ/ha của Thái Lan), gạo của ta có thể cạnh tranh tốt trên mọi thị trường, đặc biệt là thị trường gạo phẩm cấp thấp. Do điểm yếu này mà gạo Việt Nam vẫn phải thông qua khách hàng của một nước thứ 3 để thâm nhập vào thị trường Châu Phi và đây cũng là lý do giải thích vì sao trong số 10 nước bạn hàng mua gạo lớn nhất của ta lại xuất hiện Thụy Sĩ và Hà Lan là những nước không có truyền thống tiêu thụ gạo với số lượng lớn.
Nếu có thể sử dụng các biện pháp khác để đảm bảo an ninh lương thực (như thiết lập kho đệm) thì nên nghiên cứu bãi bỏ chế độ hạn ngạch và đầu mối xuất khẩu này. Lượng Giá trị Giá XK BQ. Nguồn:Bộ NN & PTNT. Theo bảng trên, ta thấy xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm 1 triệu tấn từ năm 1999 đến năm 2000 do một số nguyên nhân: i) thay đổi cơ cấu cây trồng (giảm diện tích trồng lúa và tăng diện tích gieo cấy các cây công nghiệp khác có giá trị kinh tế cao hơn); ii) điều kiện thời tiết không thuận lợi cho canh tác lúa và các cây có bột khác. Cụ thể, tất cả các doanh nghiệp là thành viên hiệp hội Cà phê Cacao Việt Nam, kể cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh, nếu xuất khẩu được 2000 tấn/năm sẽ mặc nhiên được Bộ thương mại công nhận là đầu mối xuất khẩu và, khi đã là đầu mối, họ được quyền xuất khẩu với số lượng không hạn chế. Chế độ đầu mối này không những không ảnh hưởng đến quyền lợi của người trồng cà phê mà còn góp phần quan trọng trong việc nâng dần tỷ trọng cà phê đã qua chế biến bởi trong điều kiện cà phê đã được tư nhân hoá hoặc giao khoán cho các hộ gia đình chỉ có các công ty chuyên doanh mới đủ mạnh để đầu tư máy móc nhằm nâng cao chất lượng cà phê và chế biến cà phê hoà tan.
Ngay tại thị trường tiểu ngạch Trung Quốc, rau quả của ta cũng bị rau quả của Thái Lan gây khó khăn do nông dân và chủ vựa của Thái Lan được đào tạo tốt hơn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo quản và tiếp thị, trong khi nông dân của ta rất yếu những khâu này, ngay cả những mặt hàng mà ta có lợi thế như long nhãn, vải. Các sản phẩm nông nghiệp chế biến xuất khẩu của Việt Nam không được đầu tư, chú trọng đúng mức đến những vấn đề marketing sản phẩm, từ các nội dung về bao bì sản phẩm, các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của từng thị trường nhập khẩu đến việc xây dựng kế hoạch xúc tiến tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm. Cùng với xu hướng phục hồi giá xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường thế giới trong những năm qua, giá xuất khẩu các nông sản chế biến của Việt Nam cũng được cải thiện đáng kể, mặc dù còn thấp hơn so với giá xuất khẩu các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới.
Thứ ba, giữa giá quốc gia và giá quốc tế của các sản phẩm nông nghiệp nói chung và nông sản chế biến nói riêng còn bị điều chỉnh bởi tỷ giá ngoại hối. Xu hướng giá cả quốc tế chỉ ảnh hưởng nguyên vẹn đến sản xuất và xuất khẩu của mỗi quốc gia khi quan hệ tỷ giá ngoại hối ít thay đổi.
Hai là, sự tập trung quá mức vào một số nông sản xuất khẩu có giá trị cao như cà phê, điều hiện nay đã dẫn đến những tình trạng không phù hợp với tiềm năng sản xuất nông nghiệp của cả nước, và để lại hậu quả lâu dài như, tình trạng di dân hàng loạt ở các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc vào vùng Tây Nguyên là không phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội; tình trạng khai thác quá mức ở một vùng sẽ để lại những hậu quả về môi trường và phát triển bền vững trong khi những vùng khác bị lãng quên; tình trạng phát triển không đều giữa các vùng trong cả nước dẫn đến chi phí xã hội cao ở những vùng kém phát triển và hiệu quả toàn xã hội sẽ thấp;. Mục tiêu của giải pháp này là nhằm không ngừng nâng cao giá trị xuất khẩu các nông sản chế biến Việt Nam trên các góc độ khác nhau, như: tăng khối lượng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu từ khâu chọn giống đến thương mại hoá các nông sản chế biến bằng cách tăng giá trị công nghiệp trong sản phẩm ở mức cao nhất có thể, tiếp cận các thị trường có lợi ích xuất khẩu lớn, hạn chế bớt biên độ dao động giá cả của nông sản chế biến. Trong bối cảnh kinh tế nước ta, cùng với sự chuyển đổi kinh tế, công tác điều hành, quản lý của Chính phủ cũng đang từng bước được đổi mới, thay vì những điều hành tác nghiệp, lấn sang nhiệm vụ của các doanh nghiệp là những điều hành mang tầm vĩ mô, tạo lập các quan hệ và hỗ trợ cho các doanh nghiệp tiếp cận với thị trường ngoài nước.
Ví dụ, việc đàm phán tìm ra phương thức xử lý công nợ với các nước SNG và Đông âu để các sản phẩm nông nghiệp chế biến Việt Nam tìm lại được thị trường truyền thống; hoặc đàm phán với Trung Quốc để xử lý vấn đề buôn lậu biên giới và đưa ra các thương lượng về mậu dịch nói chung, trong đó có vấn đề xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp chế biến của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, nhằm giảm bớt rủi ro trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Mặc dù, xu thế chung hiện nay là các nước phải cắt giảm các khoản bảo hộ và trợ cấp đối với các sản phẩm nông nghiệp, nhưng đối với Việt Nam, do là nước nghèo, nên các khoản chi của Chính phủ cho mục tiêu bảo hộ và trợ cấp trước đây và hiện nay hầu như không đáng kể, nên vẫn cần phải tăng cường trong giai đoạn tiếp theo. Trong điều kiện nền nông nghiệp nhỏ, lạc hậu, đất đai canh tác kém màu mỡ, kỹ thuật canh tác yếu kém, phương tiện bảo quản và thiết bị chế biến thô sơ, hầu như không có cơ hội để sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh được với đối thủ có tiềm lực mạnh mẽ trên mọi phương diện, đặc biệt là tiềm lực tài chính để tăng đầu tư, phát triển sản xuất trên quy mô lớn, hạ giá thành sản phẩm.
Các yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ một nhà nhập khẩu nào cũng quan tâm, đặc biệt là những bạn hàng “khó tính” trên các thị trường có sức tiêu thụ cao, đồng thời, có nhiều đòi hỏi nghiêm ngặt về mọi phương diện liên quan đến mặt hàng là vấn đề chất lượng sản phẩm và cung cấp hàng đúng thời hạn đã cam kết.