Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp bền vững tại xã Sen Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

MỤC LỤC

QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ ĐẤT 1. Các nguyên tắc đánh giá đất

Các công đoạn của việc đánh giá đất 1. Bước chuẩn bị

+ Các chỉ tiêu xã hội cần phân tích: Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của người nông dân; đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế của vùng; thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; góp phần định canh, định cư và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất; tăng cường sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Đó là việc xem xét thực trạng và nguyên nhân xảy ra sự suy thoái môi trường, nhằm loại trừ các loại sử dụng có khả năng gây ra thảm họa về môi trường sinh thái trong và ngoài vùng.

Ý nghĩa của các công đoạn đánh giá hiện trạng sử dụng đất

- Công đoạn đánh giá đất đai có ý nghĩa khoa học là kết quả nghiên cứu góp phần về cơ sở lý luận cho phương pháp đánh giá đất theo FAO ứng dụng vào điều kiện cấp xã của nước ta nhằm phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất hợp lý. - Công đoạn đánh giá đất đai có ý nghĩa thực tiễn là kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh mức độ thích hợp của một đơn vị đất đai đối với mỗi loại hình sử dụng đất hiện tại, từ đó có hướng khai thác sử dụng hợp lý trong tương lai.

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT 1. Đánh giá loại hình sử dụng đất đai

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai

* Bền vững về mặt xã hội: Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất, ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế mang lại thì cần phải xác định hiệu quả xã hội về việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, khả năng thu hút lao động. * Bền vững về mặt môi trường: Trong quá trình sản xuất để nâng cao năng suất sản phẩm thì con người tìm mọi cách tác động một cách không hợp lý vào đất gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.

Đánh giá mức độ thích hợp sử dụng đất đai

- Giá trị gia tăng (VA): là kết quả cuối cùng sau khi trừ đi chi phí trung gian của hoạt động sản xuất, kinh doanh nào đó. Để đánh giá bền vững về mặt môi trường, chúng tôi tiến hành đánh giá trên các khía cạnh tác động tích cực và tác động tiêu cực.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Dựa trên sự phân tích về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, rủi ro của một loại hình sử dụng đất để lựa chọn loại hình sử dụng đất phù hợp. Sau khi điều tra, thu thập số liệu ở các nguồn khác nhau, chúng tôi đã tiến hành xử lý, tính toán để bảo bảo tính chính xác và thống nhất.

    ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ SEN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

    Điều kiện tự nhiên 1. Vị trí địa lý

    Hiện nay trên địa bàn xã, có mỏ quặng Titan nằm ở phía Đông Nam của xã giáp với xã Ngư Thủy Trung – huyện Lệ Thủy và xã Vĩnh Tú – huyện Vĩnh Linh – tỉnh Quảng Trị đang được khai thác và có khả năng mở rộng trong tương lai, với trữ lượng chưa xác định chính xác. Được sự quan tâm của các cấp chính quyền mở các lớp tập huấn quy trình sản xuất cho người dân, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên trình độ sản xuất của họ ngày càng được nâng cao góp phần tăng chất lượng và sản lượng cây trồng, nâng cao thu nhập. - Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, làm tăng khả năng sản xuất cho ngành trồng trọt, góp phần cung cấp lượng phân hữu cơ dồi dào cho sản xuất nông nghiệp, duy trì và cải thiện độ phì của đất, tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập.

    - Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp khá cao trong khi thu nhập do sản xuất nông nghiệp mang lại không cao và trên địa bàn xã chủ yếu là trồng cây ngắn ngày mang tính thời vụ nên thường xảy ra hiện tượng nông nhàn khi kết thúc mùa vụ, gây lãng phí nguồn lao động.

    ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA XÃ SEN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH

      Hoạt động sản xuất trên địa bàn xã có những chuyển biến quan trọng theo hướng tích cực như việc đưa các giống tốt vào sản xuất, đầu tư nâng cấp các loại vật tư, trang thiết bị phục vụ sản xuất, năng xuất các loại cây trồng luôn đạt khá…Tuy nhiên, thu nhập mang lại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp là không cao trong tổng thu nhập hàng năm của xã. Trong thời gian qua chính quyền địa phương đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp như tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất, đưa các giống cây trồng có năng suất cao và chất lượng cao (Khang Dân 18, IR35366…), tập huấn về chăn nuôi, trồng rừng, chính sách trồng các loại cây ngắn ngày có giá trị kinh tế cao,…chính sách vay vốn để hỗ trợ cho người nông dân. Bên cạnh đó, nhà nước cần phải có sự hỗ trợ cho người dân về vốn, kỹ thuật và điều quan trọng nhất là phải xây dựng hệ thống thuỷ lợi tốt và hoàn chỉnh đảm bảo trong việc tưới tiêu, đầu tư phân bón và các biện pháp khác để tăng độ phì đất, cải thiện thành phần cơ giới và kết cấu đất… Khi mà các điều kiện này có đủ thì việc sản xuất cây trồng trên loại đất này mới có thể đạt hiệu quả như mong muốn.

      Vì vậy, theo chúng tôi trong thời gian tới địa phương có thể xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng tập trung vào những loại và giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, năng xuất cao và ổn định, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho người dân… để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân ở địa phương, thay thế những loại và giống cây trồng đã và đang bị thoái hoá, có hiệu quả thấp và không phù hợp với tình hình hiện nay. Đặc điểm chung của loại hình sử dụng đất trồng lúa là đất ngập nước, quá trình ngập nước thường xuyên một số tính chất vật lý của đất như chế độ khí, kết cấu đất có thể xấu đi, tăng cường một số chất độc như CH4, H2S, có ảnh hưởng đến hoạt động của kí sinh vật đất và của cây trồng cũng như khả năng hòa tan của một số dinh dưỡng khoáng trong đất. Trong thời gian tới theo chúng tôi, người dân địa phương cần tiếp tục đầu tư các giống sắn tốt có năng suất cao, đầu tư phân bón và các loại vật tư phục vụ sản xuất một cách khoa học và hợp lý, ổn định hình thức canh tác phù hợp như luân canh, xen canh với cây họ đậu như hiện nay để vừa nâng cao thu nhập, vừa đảm bảo các yêu cầu phát triển bền vững.

      Bảng 12: Phân bố cây trồng trên các hạng đất
      Bảng 12: Phân bố cây trồng trên các hạng đất

      ĐỀ XUẤT HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT Cể HIỆU QUẢ VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TẠI XÃ SEN THỦY, HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH

        Trong sản xuất nông nghiệp luôn chịu ảnh hưởng của các yếu tố như đất đai, khí hậu thời tiết, chế độ nước, trình độ sản suất, thâm canh của người sản xuất,… Do vây, việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện đất đai, mùa vụ sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, phát huy được tiềm năng sản xuất của đất đai và của người nông dân. Đề xuất các mô hình canh tác nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý Căn cứ vào điều kiện khí hậu của vùng, trình độ sản xuất của người dân, trên cơ sở phân tích những thuận lợi, khó khăn của địa phương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã Sen Thủy. - Thiết lập hệ thống luân canh hợp lý giữa các loại cây trồng ngắn ngày như cây lấy củ, cây lương thực có hạt, cây rau… để khai thác hiệu quả sử dụng đất nhằm phát triển ngành nông nghiệp sinh thái đa dạng ở địa phương đáp ứng nhu cầu thị trường để có hiệu quả như mong muốn.

        Nhóm các giải pháp về chính sách hỗ trợ tài chính và thị trường - Hỗ trợ cho hộ gia đình được vay vốn thông qua các chương trình cho vay với lãi suất thấp để phát triển sản xuất trên địa bàn đạt hiệu quả cao trong việc khai thác, sử dụng đất, nhằm nâng cao cuộc sống cho ngưòi dân trong toàn xã.

        ĐỀ NGHỊ

        - Cần tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, chuyên sâu đến từng hộ gia đình; tổ chức tham quan học tập các mô hình điển hình trong ngành trồng trọt và chăn nuôi nhằm cung cấp thêm các kinh nghiệm và kiến thức cho người dân. - Khuyến khích người dân mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện rộng và đặc biệt trên những diện tích đất kém hiệu quả kinh tế; chú trọng đầu tư cải tạo và phát triển kinh tế vườn. - Cán bộ địa chính xã phải thường xuyên cập nhật, khảo sát đầy đủ số liệu về hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã nhằm tổng kết số liệu và chỉnh lý biến động đất đai phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất chi tiết.

        - Chính quyền ở xã Sen Thủy cần xây dựng những chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư cũng như tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.