MỤC LỤC
Căn cứ vào tài sản bảo đảm có thể chia tín dụng thành hai loại: tín dụng có tài sản bảo đảm và tín dụng không có tài sản bảo đảm. • Tín dụng có tài sản bảo đảm: là những khoản tín dụng được bảo đảm bằng uy tín của khách hàng hoặc của người thứ ba (tín chấp) hoặc bằng cầm cố, thế chấp tài sản của người xin vay. Cam kết đảm bảo là cam kết của người nhận tín dụng về việc dùng tài sản của mình đang sở hữu hoặc sử dụng, hoặc khả năng trả nợ của người thứ ba để trả nợ khách hàng.
• Tín dụng không cần tài sản bảo đảm: là các khoản tín dụng cấp cho khách hàng mà không yêu cầu có tài sản bảo đảm hay cam kết bảo đảm. Đối tượng khách hàng thường là những khách hàng có uy tín, khách hàng thường xuyên có lãi, khách hàng truyền thống có quan hệ tốt với ngân hàng, có tình. Ngoài ra, các khoản cho vay đối với các tổ chức tài chính lớn, công ty lớn… hay cho vay theo chỉ thị của chính phủ thì không cần tài sản bảo đảm.
• Phân loại theo tài sản có gồm: rủi ro trong quản lí và kinh doanh kho quỹ, rủi ro tín dụng, rủi ro trong kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong cho thuê, bảo lãnh…. • Rủi ro tín dụng: là tình trạng người đi vay không trả, hoặc không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng. • Rủi ro thanh khoản: là tình trạng ngân hàng không có khả năng thanh toán để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng dẫn đến việc phải vay nóng với lãi suất cao để đáp ứng nhu cầu chi trả tiền mặt.
• Rủi ro thị trường: Sự thay đổi lãi suất gây ra những khó khăn lớn cho các nhà quản lí danh mục tài sản của ngân hàng (thường là những tài sản. tài chính như chứng khoán đầu tư, trái phiếu chính phủ) có lãi suất cố định, khi lãi suất thị trường thay đổi dẫn đến giá trị của các tài sản này cũng thay đổi làm cho khả năng mất vốn của ngân hàng khi bán các loại tài sản này tăng lên. • Rủi ro lãi suất: Rủi ro xảy ra khi lãi suất thay đổi ngoài dự kiến ảnh hưởng tới chi phí và thu nhập của ngân hàng. Bên cạnh đó có thể kể ra một số loại rủi ro sau như rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro chính trị…….
• Rủi ro thu nhập: là rủi ro tác động tới kết quả hoạt động của ngân hàng. Thu nhập giảm không thể dự đoán trước được do những yếu tố bên trong hay ngoài ngân hàng tác động. • Rủi ro phá sản: là rủi ro đối với khả năng tồn tại lâu dài của ngân hàng.
Do công tác quản lí trong ngân hàng còn yếu kém, các nhân viên ngân hàng không đủ trình độ để đánh giá chất lượng các khoán vay hay đánh giá khách hàng hoặc cố tình vi phạm để lừa đảo ngân hàng. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dung xuất phát từ bên ngoài. Đó là do những thay đổi trên thị trường vượt quá khả năng phán đoán của ngân hàng như thay đổi lãi suất và tỷ giá, khủng hoảng nợ dây chuyền hay những thay đổi trong chính sách của ngân hàng nhà nước hay các quyết định của chính phủ.
Trong mô hình trên σt2có dạng mũ thể hiện ảnh hưởng không có tính chất đối xứng của yếu tố ngẫu nhiên đối với phương sai.Trong mô hình xem xét ảnh hưởng của cả tin tức xấu và tin tức tốt.
• Tăng cường thu nợ trung và dài hạn, giảm bớt cho vay trung và dài hạn đối với các dự án mới, các dự án kinh doanh không có hiệu quả, chỉ cho vay đối với những dự án mới nhưng làm ăn có hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh. Chuỗi số liệu ta phân tích là số liệu chung cho toàn hệ thống ngân hàng chưa có sự tách biệt các khoản nợ đã quá hạn, dư nợ cho vay, nợ quá hạn không có khả năng thu hồi, đối với từng cá nhân và các tổ chức trong các ngành nghề kinh doanh khách nhau nên khó khăn cho việc đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng. Sử dụng mô hình phân lớp trong thống kê thực hành với phần mền sử dụng là SPSS thì nó tự động phân nhóm các doanh nghiệp,các hộ sản xuất kinh doanh tuỳ theo cách đánh giá của mỗi ngân hàng và bộ số liệu thu thập được tương ứng sẽ có bao nhiêu nhóm doanh nghiệp khác nhau.
Cùng với việc dự báo sự biến động của tỷ lệ nợ quá hạn và khả năng mất vốn hiện tại và sắp tới của từng ngành như là một chỉ tiêu đánh giá chung tạo cơ sở đưa ra quyết định của ngân hàng có tài trợ tín dụng hay không?. Vì vậy, ngân hàng có thể thực hiện phân tán rủi ro bằng cách cho vay nhiều ngành nghề kinh tế, nhiều lĩnh vực kinh doanh, mở rộng cho vay nhiều đối tượng khách hàng, chứ không tập trung cho vay quá nhiều một lĩnh vực. Tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà ngành nghề có tiềm năng trong tương lai, nhưng khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho các dự án mới, thực hiện sản xuất kinh doanh.
Chất lượng cán bộ tín dụng có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng khoản tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng vì cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định và tìm kiếm thông tin về khách hàng và đưa ra quyết định có hay không cấp khoản tín dụng đó, do đó ngân hàng luôn có ý thức nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng. Đây là một công việc hết sức cần thiết đối với ngân hàng khi quyết định tài trợ tín dụng, thì cán bộ tín dụng cần phải tiến hành thẩm định, phân tích kỹ càng đối với khách hàng, các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng cùng với các dự án vay vốn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng. • Cần yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ mọi giấy tờ liên quan đến hoạt động kinh doanh, năng lực pháp lý của doanh nghiệp như: Quyết định thành lập, giấp phép kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, điều lệ công ty….
• Về thị trường của sản phẩm: khả năng tiêu thụ của sản phẩm, giá cả mẫu mã, khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng… Xem xét khả năng chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm và tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai nhằm tránh rủi ro trong kinh doanh. Việc thẩm định tài chính của dự án trong trường hợp cán bộ tín dụng không có khả năng, trình độ thẩm định thì ngân hàng nên thuê các chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định hoặc một cơ quan nào đó. + ngân hàng cần tích cực rà soát lại các khoản nợ một cách cụ thể và phân loại nợ một cách chính xác như các khoản nợ có khả năng thu hồi, có khả năng thu hồi nhưng có kèm theo những điều kiện nào và thu hồi được ở mức độ nào và tuỳ từng loại mà có cách xử lý thích hợp.
+Đối với những khoản nợ quá hạn do nguyên nhân khách quan hay các khoản nợ của các doanh nghiệp cần thiết phải duy trì vì các mục tiêu kinh tế xã hội thì cần có sự giúp đỡ, tài trợ của nhà nước để xoá nợ, khoanh nợ hay giãn nợ. Từ những tồn tại nhận thấy thực tế ở ‘Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy’và những kiến thức được học em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến về vấn đề phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung và ‘Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy’ nói riêng. Em xin cảm ơn thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Cao Văn, cô giáoThS.Hoàng Bích Phương và các cán bộ của ‘Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cẩm Thủy’đã giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này.