Hạch toán vốn tiền tại Công ty Giầy Thăng Long

MỤC LỤC

Hạch toán vốn bằng tiền

Đặc điểm hạch toán vốn bằng tiền tại Công ty Giầy Thăng Long Vốn bằng tiền là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thức tiền tệ bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển tại Công ty Giầy Thăng Long, hoạt động tiêu thụ diễn ra thường xuyên và chủ yếu là với các. Ngày 27/02/2002 Người nhận tiền Người được thanh toán mang phiếu chi tới thủ quỹ lĩnh tiền, ký thủ quỹ kỹ, ghi số tiền và chuyển phiếu chi cùng chứng từ liên quan cho kế toán tiền mặt định khoản ghi sổ. Ngày 21/03/2002 Thủ quỹ Phiếu thu được lập 3 liên sẽ được chuyển cho thủ quỹ, thủ quỹ nhận tiền ghi vào phiếu chi, ký xác nhận và chuyển lại 1 liên cho kế toán tiền mặt.

Định kỳ 5 ngày, kế toán tập hợp các phiếu thu và lên Bảng kê số 1 phản ánh phát sinh bên Nợ của TK 111 đối ứng có với các TK liên quan và dựa vào phát sinh Có trên nhật ký chứng từ tính số dư TK 111. Kế toán tổng hợp sẽ đối chiếu với sổ chi tiết (sổ quỹ tiền mặt), đối chiếu với các Bảng kê, NKCT liên quan nhằm xem xét tính hợp lý, trung thực và lên sổ cái TK 111. Với các nghiệp vụ thanh toán bằng tiền Việt Nam, công ty thường sử dụng séc, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu chỉ được sử dụng khi thanh toán với bưu điện.

Uỷ nhiệm chi, séc trước khi chuyển tới ngân hàng hay người sử dụng để thanh toán đều do kế toán ngân hàng lập sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc ký. Uỷ nhiệm chi lập thành 4 liên, 1 liên lưu, 1 liên chuyển cho ngân hàng mà mình uỷ nhiệm thanh toán, 1 liên gửi cho Ngân hàng nhận tiền thanh toán và 1 liên gửi cho khách hàng. Trong trường hợp này do có sự ký kết tay ba giữa Công ty Giầy Thăng Long, Bưu điện thành phố Hà Nội và Ngân hàng Công thương khu vực II Hai Bà Trưng nên khi bưu điện gửi hoá đơn điện thoại tới ngân hàng, ngân hàng sẽ tự động thanh toán cho bưu điện và gửi bản uỷ nhiệm thu cùng với các chứng từ gốc về cho công ty.

Với các nghiệp vụ thanh toán bằng ngoại tệ, khi nhận được đơn đặt hàng hoặc đặt mua nguyên vật liệu, bạn hàng sẽ gửi L/C tới ngân hàng giao dịch của mình hoặc công ty sẽ mở L/C chuyển tới ngân hàng giao dịch của khách hàng. Xác định tổng phát sinh bên nợ của TK 112 đối ứng có TK liên quan trên BK2, xác định tổng quát phát sinh bên có của TK 112 đối ứng nợ TK liên quan trên NKCT 2 và xác định soó dư cuối tháng của TK 112 trên từng ngân hàng cũng như tổng số dư TK Tiền gửi ngân hàng.

Hạch toán tài sản cố định (TSCĐ)

Trong việc quản lý TSCĐ, kế toỏn phải theo dừi chặt chẽ, đầy đủ mọi biến động tặng, giảm, khấu hao.Vì là những tài sản có giá trị lớn nên với các nghiệp vụ tăng giảm tài sản thường phải qua các thủ tục nghiêm ngặt. TK 211 "Tài sản cố định hữu hình" được sử dụng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. TK 214 "Hao mòn TSCĐ" phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của doanh nghiệp như TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình.

Việc lên bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ở Công ty diễn ra rất phức tạp do đặc điểm sản xuất không ổn định giữa các tháng trong năm nên việc phân bổ khấu hao cho từng tháng là không thể giống nhau. Hiện nay, Công ty đã đăng ký trích khấu hao cơ bản hàng năm với Cục quản lý doanh nghiệp tổng mức khấu hao là 5.629.000.000 đồng bộ cho bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất. Mỗi tháng tuỳ theo mức độ hoạt động của sản xuất tháng nào sản xuất nhiều sẽ có mức khấu hao nhiều và ngược lại tháng nào sản xuất ít thì khấu hao ít.

Như vậy mức khấu hao trong mỗi tháng là khác nhau, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty tại thời điểm đó miễn sao mức khấu hao trích cho khu vực sản xuất cả năm là 5.328.316.000 đồng. Trên thực tế, doanh thu thực tế và doanh thu ước tính trong năm thường khác nhau, nếu khấu hao phân bổ theo tiêu thức thực tế sẽ xảy ra tình trạng tổng mức khấu hao trong 12 tháng sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức khấu hao đăng ký do đó khấu hao tháng 12 sẽ bằng tổng mức khấu hao đăng ký trừ đi tổng số đã khấu hao trong 11 tháng trước. Số khấu hao trong mỗi tháng lại được tính và phân bổ cho từng đơn đặt hàng và cho từng lệch sản xuất căn cứ theo số lượng của từng đơn, từng lệnh.

Bảng kê 4, 5
Bảng kê 4, 5

Hạch toán nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ

Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động không để tiêu chuẩn để xếp vào TSCĐ, hạch toán và quản lý công cụ, dụng cụ tương đối giống nguyên vật liệu. Ví dụ: Theo yêu cầu sản xuất, cán bộ phòng kế hoạch vật tư lập lễnh số 13/26 - TL đồng thời lập lệnh nhập vật tư phục vụ cho lệnh sản xuất này. Ban kiểm nghiệm kiểm tra và lập biờn bản kiểm nghiệm theo mẫu 05 - VT trong đú ghi rừ họ tờn, nhón hiệu, quy cách vật tư, phương thức kiểm nghiệm, đơn vị tính, số lượng theo hoá đơn, số lượng đúng qui cách và số lượng không đúng qui cách.

Căn cứ vào đơn hàng này, sau khi tính toán và xác định định mức vật tư cho từng loại giầy phòng kế hoạch sẽ lập các lệnh sản xuất và lệnh cấp phát vật tư. Sau khi giao hàng, vật tư, thu kho ghi sổ thực xuất lên phiếu xuất kho, ghi vào thẻ kho và định kỳ chuyển cho kế toán vật tư ghi sổ chi tiết, lên các bảng kê và lưu kho. Tại Công ty, TK 152 không được chi tiết thành các TK cấp 2 để theo dừi vật liệu chớnh, vật liệu phụ mà TK 152 chỉ sử dụng để theo dừi vật liệu chớnh, vật liệu phụ lại được theo dừi trờn TK 153.

Bên Nợ: - Giá trị thực tế công cụ dụng cụ vật liệu phụ nhập kho - Giá trị công cụ dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê Bên Có: - Giá trị thực tế công cụ dụng cụ, vật liệu phụ xuất kho. Cuối tháng kế toán tính giá đơn vị bình quân và tính giá thực tế vật liệu xuất kho trên sổ chi tiết ( kế toán vật tư không mở bảng tính giá nguyên vật liệu) Sau đó kế toán ghi đơn giá, giá trị lên các phiếu xuất kho và định khoản. Từ những chứng từ gốc: Lệnh sản xuất, lệnh cấp phát vật tư, kế toán lên bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC cho từng lệnh sản xuất, từng đơn đặt hàng.

Bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ
Bảng phân bổ nguyên vật liệu - công cụ, dụng cụ

Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 1 Chứng từ sử dụng và quá trình luân chuyển

Khi có sự thay đổi trong cơ cấu lao động ( có sự tuyển dụng, bãi miễn nhân viên ) tất cả đều phải có sự phê duyệt, quyết định của giám đốc. Căn cứ vào những quyết định này, phòng tổ chức điều chỉnh lại danh sách lao động và thông báo cho bộ phận kế hoạch, tiền lương điều chỉnh các chứng từ liên quan tới tiền lương. Căn cứ vào các bảng chấm công, lệnh sản xuất hàng tháng các nhân viên thông kê trong phân xưởng lập bảng kê chi tiết tính lương dựa trên đơn giá định mức do phòng kế hoạch tính toán.

Căn cứ lệnh sản xuất, phiếu giao nhận sản phẩm bảng kê chi tiết tính lương, kế toán lên sổ chi tiết tiền lương và phân bổ tiền lương cho các bộ phận. Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng trước cho người lao động. Để hạch toán chi tiết tiền lương và thanh toán lương, kế toán sử dụng Sổ chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng phân bổ tiền lương.

Căn cứ để lên sổ là các bảng kê chi tiết tính lương ở từng phân xưởng và bảng kê tổng hợp tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Khi phân bổ lương cho bộ phận quản lý, kế toán lương phân bổ theo hệ số 0,25 lương công nhân trực tiếp. Căn cứ lập sổ này là Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC, bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương các hoá đơn dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất chung.

Bảng kê chi tiết tính lương
Bảng kê chi tiết tính lương

Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 1 Đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành

Một số nhận xét và kiến nghị về tổ chức hạch toán tại Công ty Giầy Thăng Long.