Hướng dẫn về Lãnh đạo công tác Đoàn tại Chi đoàn

MỤC LỤC

BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN

  • Lề lối làm việc của BCH Chi đoàn 1. Bí thư Chi đoàn

    - BCH chi đoàn là cơ quan lãnh đạo, điều hành của chi đoàn, là cầu nối giữa chi đoàn và Đoàn cấp trên, với chi bộ Đảng, thủ trưởng đơn vị và các tổ chức khác. BCH chi đoàn là nơi tiếp thu, vận dụng các chủ trương mới của chi bộ Đảng, Đoàn cấp trên đề ra chương trình, kế hoạch và tổ chức mọi hoạt động, sinh hoạt công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại đơn vị, cơ sở. Tuyên truyền giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức phẩm chất cách mạng, nâng cao trình độ mọi mặt cho đoàn viên-thanh niên, là trung tâm đoàn kết tập hợp các đối tượng thanh niên.

    - Lãnh đạo công tác Đoàn, công tác Hội, Đội ở địa bàn dân cư, đơn vị sản xuất, kinh doanh, lớp học. -Tổ chức thực hiện nghị quyết của Đại hội chi đoàn, chủ trương công tác của Đoàn cấp trên và của chi bộ. - Phối hợp với các cơ quan nhà nước, đoàn thể khác, các tổ chức kinh tế xã hội địa phương để giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn, Hội, Đội trên địa bàn.

    - Trực tiếp động viên thuyết phục, giáo dục đoàn viên thông qua việc tổ chức các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội trong thanh thiếu niên, từ đó đoàn kết tập hợp thanh niên. - Tổ chức các hoạt động trong ĐVTN thanh niên nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, QPAN của địa phương. Là người chịu trách nhiệm chính thức trước chi bộ về công tác Đoàn, Hội, Đội ở đơn vị, địa bàn mình phụ trách.

    Bí thư chi đoàn phụ trách chung công việc của BCH, quán xuyến các hoạt động của chi đoàn, trực tiếp phụ trách công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ. -Bí thư chi đoàn thường xuyên tham mưu với chi bộ về công tác thanh thiếu niên trên địa bàn, đơn vị và quan hệ trực tiếp với các ban ngành, đoàn thể khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của chi đoàn. - Là người giúp việc cho bí thư, thay mặt bí thư điều hành công việc trong BCH khi bí thư vắng mặt.

    - Trực tiếp phụ trách công tác tổ chức, Đoàn vụ, cùng với bí thư quan hệ với các lực lượng xã hội khác. - Được tập thể BCH phân công phụ trách từng mặt công tác cụ thể(thanh niên, thiếu nhi, văn hóa, thể thao…). BCH chi đoàn mỗi tháng họp một lần(trước thời gian họp chi đoàn) nhằm đánh giá công việc của tháng trước và xây dựng kế hoạch công tác của tháng sau.

    Ngoài họp thường kỳ, khi có công việc đột xuất, BCH có thể họp bất thường trao đổi kinh nghiệm, sinh hoạt nghiệp vụ, tổ chức giao lưu chi đoàn bạn…. Mỗi UVBCH phải chuẩn bị báo cáo trước BCH và trước chi đoàn về nhiệm vụ được tập thể BCH phân công phụ trách.

    BÍ THƯ CHI ĐOÀN

      Bí thư chi đoàn là người lãnh đạo cao nhất trong tập thể BCH chi đoàn, là trung tâm đoàn kết tổ chức tuyên truyền giáo dục, thuyết phục đoàn viên, thanh niên tích cực tham gia vào các hoạt động của Đoàn. Vị trí, vai trò của người bí thư Chi đoàn Bí thư là người khởi xướng các hoạt động của chi đoàn, hoạt động theo chương trình do Đoàn cấp trên và chi bộ đề ra, để từ đó phát triển lực lượng nồng cốt của Đoàn trong thanh niên. Bí thư là người thay mặt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh để truyền cảm, thuyết phục, giáo dục ĐVTN đơn vị, địa phương hành động do Đoàn đề xướng.

      Lãnh đạo chi đoàn tổ chức các hoạt động của Đoàn và phong trào TTN, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đơn vị. Chủ động xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động của chi đoàn, truyền đạt đến từng đoàn viên thanh niên. Giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên, thanh niên, mở rộng quy mô hay phạm vi hoạt động của Đoàn, làm tốt công tác phát triển đoàn viên mới, tích cực chăm lo xây dựng tổ chức Hội LHTN Việt Nam, đội TNTP Hồ Chí Minh, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền.

      Tham mưu tốt cho Đảng, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị, kinh tế xã hội cở cơ sở để hoạt động tốt hơn, tìm nguồn kinh phí, cơ sở vật chất để chi đoàn hoạt động hiệu quả cao. - Học tập rèn luyện để nâng cao bản lĩnh chính trị, xứng đáng với sự tin cậy, yêu mến của đoàn viên, TTN. Thuyết phục nhằm để đạt tới sự nhất trí của đoàn viên mà không áp đặt, có thể trực tiếp hay qua những thành viên khác, thông qua thảo luận dân chủ, qua kết quả công việc thực tế, chú ý phân biệt giữa thuyết phục và nài nỉ.

      Phương pháp hoạt động của bí thư Chi đoàn Biết lắng nghe mọi người: ở mọi lúc, mọi nơi. Phương pháp hoạt động của bí thư Chi đoàn Làm gương: lời nói đi đôi với việc làm, trực tiếp đôn đốc, giải quyết công việc, chú ý phân biệt giữa nêu gương và làm thay. Biểu dương: khen thưởng kịp thời, công bằng trước tập thể sự đóng góp của một cá nhân hay một nhóm nhỏ, tạo được sự đồng tình của mọi người, tạo được lòng tự tin, tự hào, tự trọng của các đối tượng được biểu dương, biết tự học để trao dồi thêm về kiến thức và kỹ năng ứng dụng học vấn vào công việc.

      - BCH chi đoàn họp bàn bạc quyết định nội dung, chương trình và thời gian đại hội. Phân công chuẩn bị báo cáo tổng kết nhiệm kì, phương hướng công tác nhiệm kì tới, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí tối thiểu phục vụ cho đại hội. -Tổ chức phong trào thi đua, các hoạt động hướng về đại hội chào mừng đại hội.

      - Họp chi đoàn phân loại đoàn viên, bình bầu đề xuất khen thưởng từng mặt và toàn diện cho đoàn viên trong các nhiệm kì. - Chuẩn bị dự kiến nhân sự BCH chi đoàn nhiệm kì mới(lưu ý: nếu chi đoàn có dưới 9 đoàn viên thì bầu BT và PBT.

      2.Tiến hành tổ chức đại hội Chi đoàn

      - Thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kì qua, phương hướng công tác nhiệm kì tới, tự phê BCH nhiệm kì qua. - Phát biểu chỉ đạo và khai thông số lượng, tiêu chuẩn yêu cầu cơ cấu BCH chi đoàn của Đoàn cấp trên. - Đề cử nhân sự ứng cử BCH, thảo luận nhân sự, niêm yết danh sách nhân sự.

      - BCH chi đoàn họp phiên họp thứ hai phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong BCH chi đoàn.