MỤC LỤC
Trong nhiều trường hợp, cùng với một đồng vốn, thời gian và công sức bỏ ra, lựa chọn phương án sản xuất mặt hàng này thì sẽ phù hợp với nhu cầu của thị trường, hàng hoá sản xuất ra đuợc tiêu thụ hết, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Nhà quản lý doanh nghiệp phải biết phân bổ vốn hợp lý cho các lĩnh vực sản xuất, tài chính, marketing, nghiên cứu..Trong đó, phải đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực quản lý tài chính bởi vì đây là lĩnh vực ảnh hưởng quyết dịnh trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các lĩnh vực khác.
Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải tạo được mối quan hệ bền vững với các chủ thể khác trong nền kinh tế thị trường, muốn vậy, doanh nghiệp phải tạo được niềm tin với các đối tác, bạn hàng, nhà nước, nhà cung ứng, khách hàng… Để thực hiện được điều này, trước hết, doanh nghiệp cần tôn trọng các điều kiện trong hợp đồng, tôn trọng các cam kết kinh doanh, đảm bảo được uy tín của doanh nghiệp; bên cạnh đó, doanh nghiệp phải tìm cách hạn chế, ngăn ngừa và tỉnh táo đề phòng sự bội tín của các đối tác. Trên đây là các nguyên tắc đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ để đảm bảo hoạt động tài chính được duy trì ổn định và phát triển, bên cạnh đó các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các nguyên tắc khác như: nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, nguyên tắc chi trả, nguyên tắc thị trường có hiệu quả, nguyên tắc gắn lợi ích của người quản lý với lợi ích của cổ đông….
Điều này có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ quan tâm đến lợi ích của việc huy động và sử dụng vốn trước mắt mà phải tính đến lợi ích lâu dài, nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động được không chỉ phục vụ cho một chu kỳ kinh doanh mà nó phải được lớn dần theo thời gian, phục vụ cho các chu kỳ kinh doanh tiếp theo với quy mô lớn hơn, mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Tài sản lưu động thông thường bao gồm tiền, các chứng khoán ngắn hạn dễ chuyển nhượng (tương đương tiền), các khoản phải thu và dự trữ (tồn kho), còn nợ ngắn hạn thường bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, các khoản phải trả nhà cung cấp, các khoản phải trả, phải nộp khác… Doanh nghiệp có khả năng thanh toán ngắn hạn nếu hệ số này lớn hơn 1 và hệ số này càng lớn càng tốt.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở. dịch vụ thiết kế công trình); kinh doanh phương tiện; vật tư; thiết bị; phụ tùng giao thông vận tải; mua bán thuốc lá điếu sản xuất trong nước; giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu; mua máy vi tính và thiết bị văn phòng; mua bán xăng; dầu; khí ga hoá lỏng (gas); vật liệu chất đốt các loại. Điều này cũng dễ hiểu vì Công ty sử dụng các khoản vay ngắn hạn này vào mục đích đầu tư ngắn hạn, ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty tăng lên đáng kể, cuối kỳ tăng gấp 2 lần so với đầu kỳ, tương đương với sự tăng lên của nợ ngắn hạn.
Có thể nói rằng, doanh thu của Công ty qua 3 năm thể hiện kết quả phát triển tưng đối khả quan, doanh thu của Công ty tăng dần qua 3 năm và tốc độ tăng trưởng trung bình tương đối cao chứng tỏ thời gian này Công ty có những chuyển biến tốt. Qua các kết quả tính toán trên, ta thấy Công ty có chiến lược tăng trưởng lợi nhuận tương đối hợp lý, Công ty đã điều tiết, kết hợp giữa hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác để đưa lại mức lợi nhuận sau thuế tương đối ổn định, thể hiện được sự tăng trưởng phát triển cùng với thời gian.
Rất có thể số thuế mà doanh nghiệp chưa nộp là do được nhà nước cho phép nộp trong thời hạn năm sau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp về mặt tài sản lưu động và tiền mặt. Vấn đề đặt ra chỉ là việc xác định xem số thuế phải nộp có chính xác hay không, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi đó vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của doanh nghiệp.
THUYẾT MINH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH (ĐƠN VỊ TÍNH: VNĐ).
Công tác tiêu thụ của Công ty chưa được thực hiện tốt, thể hiện trong báo cáo kinh doanh năm 2005, Công ty phải giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại lên tới 95.238.095, nguyên nhân của vấn đề này có thể là do Công ty chưa tạo lập, duy trì tốt mối quan hệ với khách hàng, với thị trường tiêu thụ sản phẩm và công tác bảo quản hàng tồn kho của Công ty không được tổ chức tốt. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý Công ty phải tìm biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tức là cần phải nghiên cứu nên đầu tư vào mặt hàng nào để đảm bảo đầu ra tiêu thụ được cũng như đảm bảo lợi nhuận, có nghĩa là các nhà quản lý phải ra các quyết định đầu tư tài chính hợp lý hơn nữa, nên lựa chọn đầu tư vào những mặt hàng sản phẩm thừa món nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước nói chung và Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tu Thái Dương nói riêng còn phải đối mặt với các quy luật khắt khe của thị trường thế giới, nếu không tuân thủ được các đòi hỏi của thị trường thì tất yếu sẽ bị đào thải, đứng ra ngoài vòng của sự phát triển. Bên cạnh những bất lợi, thị trường trong nước cũng tạo ra những thuận lợi nhất định cho Công ty như các đối thủ cạnh tranh quá lớn tồn tại chưa nhiều, thị trường đầu tư tương đối rộng, các mặt hàng xuất nhập khẩu phong phú và đa dạng, có khả năng tận dụng triệt để lợi thế so sánh của đất nước.
Bên cạnh đó thị trường cung cấp các đầu vào như thị trường khoa học công nghệ, thị trường tài chính, thị trường đất đai… đang còn nhiều bất cập, là một thách thức lớn đối với Công ty. Qua nghiên cứu sự biến động của thị trường trong nước và thị trường quốc tế, ta thấy nhiệm vụ đặt ra cho các nhà quản lý là phải thường xuyờn theo dừi và nắm bắt sỏt sao cỏc thụng tin về thị trường.
Như vậy, để cũng cố mối quan hệ với Nhà nước, Công ty phải nộp thuế đầy đủ và đúng kỳ hạn, nhanh chóng giải quyết thuế còn ứ đọng để tạo sự tin tưởng với Nhà nước, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của hiến pháp và pháp luật, tiến hành hoạt động kinh doanh có hiệu quả để đóng góp vào sự tăng trưởng GDP, giải quyết các vấn đề xã hội như tạo công ăn việc làm, góp phần cải thiện mức sống cho người lao động. Tóm lại, quản lý vốn lưu động có hiệu quả đang còn là một vấn để rất lớn đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và đầu tư Thái Dương, trong đó mục tiêu là phải giảm thiểu số hàng tồn kho, tăng số vòng quay của vốn tạo tỷ suất lợi nhuận cao, việc trước mắt Công ty cần phải quyết là giải quyết các khoản phải thu của khách hàng bằng hình thức chiết khấu, tiến hành các biện pháp chiết khấu thương mại để tiêu thụ lượng hàng còn ứ đọng.
Bộ nên ban hành những chính sách để tiếp tục đổi mới, điều chỉnh hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng : Phải nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, thấm nhuần chính sách của Nhà nước của đội ngũ cán bộ nghiệp vụ, đặc biệt là cán bộ thẩm định trong các ngân hàng thương mại để đảm bảo các khoản cho vay được đến với người cần sử dụng và biết cách sử dụng có hiệu quả, tránh tình trạng cho vay theo ý chí chủ quan, gây nên hiện tượng sử dụng vốn với hiệu quả không cao. Do đó, cần khuyến khích các doanh nghiệp bằng cách thực hiện chính sách ưu đãi về thuế cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường chứng khoán, tăng cường phát triển mạng lưới thông tin trên phạm vi toàn quốc và hệ thống đào tạo để giúp các doanh nhân hiểu rỏ hơn việc tham gia vào các giao dịch trênthị trường này, giúp họ có được các kỹ năng, nghiệp vụ cần thiết để có thể huy động vốn và kinh doanh chứng khoán.