Biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo tín dụng chứng từ tại BIDV Hà Thành

MỤC LỤC

Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

    Ngoài ra, do bản thân L/C chưa phải là một phương thức thanh toán quốc tế hoàn hảo, theo quy định của UCP, việc thanh toán quốc tế L/C chỉ căn cứ trên chứng từ mà không căn cứ vào thực trạng hàng hóa, sự tách biệt giữa hàng hóa và chứng từ trong thanh toán quốc tế tạo ra khe hở cho một số tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo, vì thế rủi ro đạo đức vẫn tồn tại. Vì vậy hàng hóa có thể gặp phải những rủi ro như bị hỏng, mất mát hoặc không tới được nước người mua do gặp phải những bất trắc trên đường vận chuyển như đắm tàu, cướp biển, thiên tai hỏa hoạn… Khi đú người bỏn và người mua phải hiểu rừ quyền hợp phỏp của mỡnh để đũi hỏi những đền bù xứng đáng cho những thiệt hại trên đối với hãng tàu hay hãng bảo hiểm.

    Các biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C của ngân hàng thương mại

    - Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các ngân hàng thương mại cần có những trợ lí pháp luật giỏi hoặc cộng tác với các công ty tư vấn luật,…để có được ý kiến tư vấn pháp lí nhằm ngăn ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu tiên giao dịch và soạn thảo hợp đồng tới khâu cuối cùng trong buôn bán quốc tế là thanh toán. Rủi ro không chỉ làm tổn hại tới chủ thể tham gia trực tiếp, mà rộng hơn, thông qua các giao dịch thanh toán, sẽ cần thiết phải có sự tham gia của các chủ thể gián tiếp như ngân hàng xuất khẩu, ngân hàng nhập khẩu, bảo hiểm…Và do vậy, rủi ro trong thanh toán L/C bao trùm lên tất cả các chủ thể trực tiếp tham gia vào giao dịch ngoại thương.

    CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ THÀNH

    Hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành

      Là một trong những đơn vị luôn đi đầu toàn hệ thống trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Chi nhánh đã nhanh chóng làm chủ công nghệ ngân hàng hiện đại, triển khai tốt việc áp dụng các sản phẩm, dịch vụ mới của hệ thống như dịch vụ Home Banking, chuyển tiền Western Union, thu mua séc du lịch, thanh toán thẻ Visa, Master, đầu mối chi trả kiều hối Đài Loan, dịch vụ trả lương cho các cơ quan v.v..Nhờ áp dụng triệt để mô hình giao dịch một cửa, Chi nhánh đã rút ngắn được thời gian phục vụ giao dịch với khách hàng, giản tiện các thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác, an toàn, đem lại sự tiện ích, hài lòng và niềm tin tới đông đảo các khách hàng. Năm 2006 hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội có nhiều khó khăn, môi trường cạnh tranh gay gắt, các quy định về rào cản đối với hang xuất khẩu của Việt Nam ngày càng chặt chẽ, giá một số vật tư, dịch vụ đầu vào tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế, tuy nhiên với nhiều cơ chế chính sách tạo điều kiện của Chính phủ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng.

      Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008
      Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu qua BIDV HT từ 2006 đến 2008

      Thực trạng rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành

        - Các ngân hàng ở Hongkong, Hàn Quốc thường thanh toán chậm các L/C được mở, ở thị trường này thường có qui định đòi tiền từ NH thứ 3 là chi nhánh của họ ở nước thứ 3 bằng hối phiếu, điều này gây mất thời gian và tốn chi phí đòi tiền làm giảm hiệu quả kinh tế của khách hàng cũng như uy tín của ngân hàng. Do đội ngũ cán bộ thanh toán quốc tế còn trẻ, thiếu kinh nghiệm đôi khi dẫn tới sai sót trong việc xem xét các chứng từ trong thời gian qui định (5 ngày làm việc theo UPC600), khi phát hiện sai sót thì không được người mua chấp nhận và đương nhiên ngân hàng vẫn phải thanh toán L/C mặc dù có sai sót.

        Bảng 2.6. Chi phí do không thu hồi được vốn đúng hạn và các chi  phí phát sinh khác có liên quan tại BIDV HT.
        Bảng 2.6. Chi phí do không thu hồi được vốn đúng hạn và các chi phí phát sinh khác có liên quan tại BIDV HT.

        Những nguyên nhân gây ra rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại BIDV Hà Thành

          Thực tế có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động kinh doanh rất tốt và hạn mức được qui định khong đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh của những doanh nghiệp này, việc chờ hội sở chính phê duyệt mức tín dụng nhiều khi làm cho việc mở L/C bị chậm trễ, gây ra những hậu quả như khách hàng nước ngoài thấy giá cả tăng hoặc do không chuẩn bị được hàng hóa đã lấy lí do doanh nghiệp Việt Nam không mở L/C đúng hạn để từ chối giao hàng gây thiệt hại cho doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy có thể thấy một thực tế là ở Việt Nam chưa có quy định riêng về thanh toán quốc tế trong một Bộ luật, Pháp lệnh hay Nghị định nào cả, các quy định của Pháp luật về thanh toán quốc tế nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu như luật dân sự, luật thương mại 1997… điều này gây khó khăn cho các bên liên quan tham chiếu và nghiên cứu đủ các quy định về thanh toán quốc tế, sai sót trong thanh toán hoàn toàn có thể xảy ra.

          Đánh giá thực trạng quản lí rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV Hà Thành

            Với uy tín ngày một tăng cao, BIDV HT ngày càng tạo ra được một mạng lưới các ngân hàng đại lý rộng lớn và tên tuổi STANDARD CHARTERED BANK, DEUTSCHE BANK, CITI BANK, BHF BANK, ABN AMRO BANK, HSBC… Quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn được thiết lập, BIDV HT có thể phát triển hoạt động thanh toán đa dạng hơn, đỡ tốn kém về chi phí thanh toán, đồng thời làm việc với những ngân hàng chuyên nghiệp, BIDV HT có thể tự rút ra cho mình những bài học quý báu trong khâu lập và kiểm soát chứng từ một cách chặt chẽ. Hoạt động thanh toán quốc tế tại BIDV HT (chủ yếu là thanh toán bằng L/C) đã góp phần thúc đẩy, làm sôi động hơn các nghiệp vụ khác như kinh doanh ngoại tệ, tài trợ xuất nhập khẩu…, đồng thời hàng năm hoạt động thanh toán quốc tế cũng mang lại cho BIDV HT một lượng phí rất lớn góp phần củng cố thêm nguồn vốn bằng ngoại tệ của mình, sau đó nguồn vốn bằng ngoại tệ lại là nhân tố tích cực, góp phần giải quyết nhu cầu ngoại tệ thanh toán cho các L/C tới hạn.

            Bảng 2.10. Thực trạng hạn chế rủi ro tại BIDV HT
            Bảng 2.10. Thực trạng hạn chế rủi ro tại BIDV HT

            DỤNG CHỨNG TỪ TẠI BIDV HÀ THÀNH

            Định hướng hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT

              Về vấn đề nhập khẩu, Việt Nam cũng vẫn sẽ nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng, máy móc, thiết bị, phụ tùng từ các thị trường truyền thống có công nghệ cao như: EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapo, Asian… Việc các doanh nghiệp có định hướng như vậy là một thuận lợi cho các NHTM Việt Nam,trong đó có BIDV HT, bởi vì đây là những thị trường truyền thống, quan hệ lâu năm, hàng hóa không đổi do đó các ngân hàng hiểu và hỗ trợ nhau nên ít tranh chấp xảy ra, hơn nữa nếu xảy ra mâu thuẫn thì vẫn có thể thương lượng, hòa giải, không tới mức phải kiện tụng tốn kém. Khi thương mại điện tử phát triển, buộc các NHTM Việt Nam trong đó có BIDV HT phải tham gia để đẩy nhanh tốc độ và giảm chi phí thanh toán, việc lập chứng từ, xuất trình chứng từ và kiểm tra chứng từ sẽ được điện tử hóa, các ngân hàng sẽ sử dụng dịch vụ “ngân hàng điện tử” trong phương thức Tín dụng chứng từ, việc liên lạc giữa doanh nghiệp với ngân hàng hay giữa các ngân hàng với nhau sẽ được thực hiện các phương tiện truyền tin hiện đại, đó là dấu hiệu phát triển tích cực nhưng kèm theo đó là sự tiềm ẩn các rủi ro cho các bên tham gia khi trình độ vận dụng công nghệ còn hạn chế.

              Giải pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo L/C tại BIDV HT

                Để thực hiện được giải pháp này, BIDV HT cần có chính sách ưu đãi đối với khách hàng xuất khẩu, ví dụ như chính sách ưu đãi về lãi suất vay vốn, tỉ lệ chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu cao hơn, cung cấp các dịch vụ ngân hàng thuận tiện cho khách hàng ( tư vấn miễn phí cho khách hàng từ khâu kí hợp đồng ngoại thương cho tới lúc lập bộ chứng từ hàng hóa, kiểm tra chứng từ hàng xuất ngay tại doanh nghiệp để khách hàng tin tưởng và đến giao dịch với BIDV HT). Khi cung cấp dịch vụ này cho các doanh nghiệp, ngân hàng đã giúp doanh nghiệp trong việc lựa chọn bạn hàng, tránh được những rủi ro do bạn hàng làm ăn không uy tín, là những công ty ma hay đối tượng lừa đảo… Để có lượng thông tin đầy đủ, chính xác, bộ phận này cần có sự phối hợp chặt chẽ với với mạng lưới các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại Việt Nam, Bộ Thương mại và các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu… bằng con đường giao dịch xin hoặc mua thông tin trực tiếp, hoặc thông qua trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng nhà nước (CIC)….

                Một số kiến nghị

                  Hiện nay các ngân hàng thương mại bắt đầu triển khai dịch vụ này, đặc biệt đối với các hợp đồng giá trị lớn thì các doanh nghiệp có thể nhờ ngân hàng phục vụ mình tìm hiểu đối tác kinh doanh thông qua hệ thống các ngân hàng đại lí của họ tại nước ngoài, hoặc có thể thông qua phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam., trung tâm thông tín dụng của ngân hàng nhà nước Việt Nam để có những thông tin đáng tin cậy về bạn hàng làm ăn. Để đảm bảo hệ thống thanh toán quốc tế của BIDV HT hoạt động thông suốt và an toàn trong thời gian tới, BIDV HT cần khẩn trương tập trung ý kiến và những phản hồi của khách hàng về những vướng mắc trong quá trình thực hiện qui trình thanh toán quốc tế hiện đại, kết hợp với kĩ thuật tin học của hệ thống INCAS để có kịp thời chỉnh sửa những bất cập còn tồn tại trong qui chế và qui trình thanh toán quốc tế.