MỤC LỤC
Vì lẽ ấy, mặc dù tồn tại trong những điều kiện của một xã hội hiện đại nhưng văn hóa Nhật Bản vẫn giữ được những yếu tố như nhõn ỏi, mềm mại của đạo Phật, cứng nhắc đến tàn nhẫn của vừ sĩ đạo, thực dụng như Khổng giáo và mộng mơ siêu thoát của thiền, tư tưởng trọng lợi ích vật chất và yêu cái đẹp da diết, một tư duy khoan hòa nhưng lại chứa đầy tính duy lý v.v. Qua nghiên cứu thời điểm và con đường du nhập Phật giáo vào Nhật Bản có thể thấy rằng, Phật giáo được du nhập muộn hơn một số nước trong khu vực, hơn nữa Phật giáo trên con đường truyền bá đã từng bị khúc xạ qua nhiều nước trung gian vì vậy nó không còn nguyên vẹn như Phật giáo chính gốc. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, mặc dù xung khắc nhưng Phật giáo đã góp phần bổ sung, bù đắp cho những lỗ hổng về nhận thức mà Shinto không thể có, do đó xuất hiện xu hướng hỗn dung, vay mượn lẫn nhau giữa Thần và Phật là một thực tế trong đời sống tín ngưỡng của người Nhật Bản.
Để đi vào lòng người thuộc mọi đối tượng, Phật giáo ở Nhật Bản luôn chủ trương hai khuynh hướng: Khuynh hướng thứ nhất, đối với dân chúng chiếm số đông, nó thường xuyên cung cấp những dịch vụ thiết thân như chữa bệnh hay là tìm ra đôi lứa hợp nhau. Nếu như ở Nhật Bản, Phật giáo được tiếp nhận để phục vụ cho lợi ích thực dụng của người dân, phục vụ cho sự thống nhất quốc gia và được chấp nhận từ phía thế lực cầm quyền thì ở Việt Nam Phật giáo chủ yếu được tiếp nhận bằng con đường dõn gian.
Hy vọng rằng, người Việt Nam trong quá khứ cũng đã từng làm được như người Nhật Bản thì ngày nay cũng có thể làm được điều kỳ diệu đó sao cho vẫn tồn tại một vóc dáng văn hóa Việt Nam trong dòng thác của toàn cầu hóa. Trung quán luận là bộ sách luận về tương quan giữa các bề ngăn và thực tướng vạn vật mà kết luận được rút ra là mọi hiện tượng (vạn pháp) là hư, huyền và không tồn tại biệt lập. Vì tập tục thờ thần cũ, nên Phật giáo thời kỳ này đặc biệt coi trọng việc cầu mong công đức với hình thức lễ Phật nhưng cầu thần.
Đối với người Nhật Bản, Jodo tức là sự thăng hoa của thế giới huyệt mộ, do đó người ta cầu minh phúc bằng cách xây chùa Phật thay cho xây mộ. Ngoài việc đạo, sự nghiệp của Dosho còn được ghi nhận như là người tích cực tham gia công ích xã hội, giúp dân đào giếng, đặt thuyền, bắc cầu.
Sau những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa Shinto và Phật giáo, được sự hậu thuẫn của tập đoàn do Soganoiname (Tô Ngũ Đạo Mục) và sau đó là Thái tử Thánh Đức (Shotoku Taishi), Phật giáo bắt đầu thắng thế. Sự suy yếu này có lẽ, một là do những luận lý trừu tượng, khó hiểu của nó và hai là, do tâm lý người Nhật ưa thực dụng và ba là, do lý luận của nó khá khác biệt với tín ngưỡng bản địa vốn rất coi trọng những điều thực tế. Kegon tông được truyền vào Nhật Bản vào năm 736 đời Thánh Vũ Thiên Hoàng do vị tăng người Trung Quốc là Đạo Duệ mang vào và tăng Roben (Lương Biện), Shinjo (Thẩm Tường) hoằng pháp lấy chùa Todaiji (Đông Đại) trụ trì.
Qua sự du nhập và tồn tại của 6 tông phật giáo ở Nhật thời Nara, ta thấy các tông đó không được truyền vào Nhật theo thứ tự như nơi chúng được sinh ra mà tùy thuộc vào sự tiếp xúc của Nhật Bản với láng giềng Trung Hoa, Triều Tiên. Mặc dù có những dị biệt ở các tông phái đó đều phản ánh sự khao khát hướng tìm bản chất của vũ trụ và để hướng đến nhận thức bản chất đó phải giải phóng tư duy khỏi mê chướng bởi ảo ảnh của giác quan.
Một vấn đề khác cũng cần được xác định khi bắt tay nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đến văn hóa tinh thần của người Nhật Bản mà các phần trước đã khẳng định, đó là, Phật giáo cho đến ngày nay vẫn là một trong những trụ cột, tham gia vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân. Tuy vậy: "Trong khi nền văn hóa vật chất của Nhật Bản ở thời đại huyền thoại còn nghèo đến mức nó bị nền văn hóa vật chất Trung Quốc nhanh chóng bao trùm khi vừa có tiếp xúc, song các thiết chế xã hội và văn hóa của Nhật Bản về một số mặt tỏ ra phát triển hơn là nhiều tác giả đã nghĩ" [35, tr. Đối với Phật giáo, khi bắt đầu được triều đình chấp nhận, kể từ triều đại của Thái tử Shotuku (593 - 622) nó không chỉ đáp ứng nhu cầu của con người trong lĩnh vực niềm tin mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong văn học, nghệ thuật, được kết tinh qua phong cách và tâm hồn người Nhật.
Ngoài ra hệ thống chùa Kinhdo (Kim Đường), chùa Moryuji và đặc biệt là Todaiji được xây dựng vào thế kỷ thứ VII, một mặt phản ánh sự tiếp nhận văn hóa Trung Hoa nhưng mặt khác đã bước đầu thể hiện phong cách nghệ thuật riêng của Nhật Bản: "Từ chùa viện cho đến nghệ thuật tạc các tượng Phật, tính chất dữ dội và trí tuệ của Phật giáo Trung Hoa được biến thái thành cái tế nhị, dè dặt, bản năng hơn là trí tuệ, dịu dàng hơn là dữ dội" [35, tr. Nhìn chung ảnh hưởng của Phật giáo đến nền kiến trúc Nhật Bản ở các giai đoạn lịch sử là không giống nhau song về tổng thể có thể nói, nếu loại bỏ sự đóng góp của Phật giáo thì kiến trúc Nhật Bản sẽ không còn sự đa dạng và đặc biệt hơn tình yêu thiên nhiên, sự quý trọng phẩm chất bên trong của con người sẽ thiếu đi mọi phương thức sinh động để biểu hiện. Những bức tranh cổ và đẹp nhất của Yamato-e còn giữ được tương đối tốt là những bức vẽ của phần trên ngôi chùa Byodoin, tác phẩm của Takuma Tamerani (1053) ca ngợi Phật Amida, những bức vẽ màu tươi minh họa cho những cuốn kinh (Sutra) thể hiện rừ sự kết hợp đầu tiờn nghệ thuật viết chữ với hình nét, tạo cho hội họa Nhật Bản, vào những thế kỷ sau, bản sắc độc đáo của nó [21, tr.
Bỏ qua những đánh giá cực đoan khi cường điệu vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội như nhiều trí thức Phật giáo đã đề cập [40], về khách quan, chúng ta phải thừa nhận rằng, trong hệ thống đạo đức Phật giáo có nhiều điểm rất có ý nghĩa. Rừ ràng, những triết lý, những chuẩn mực đạo đức của Phật giỏo đó góp phần hình thành nền tảng đạo đức của người Nhật Bản, giúp họ hình thành một phong cách sống vừa dịu dàng, điềm đạm song cũng chứa đựng những nhiệt huyết có thể trào dâng thành sức mạnh của hành vi. Trong một xã hội mà có sự tồn tại của nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, nhiều tư tưởng, học thuyết khác nhau thì để có được những giá trị đạo đức tốt đẹp phải thừa nhận rằng, trước hết do những yêu cầu của cuộc sống và sau nữa là sự cộng hợp của những tác động từ nhiều phía mà Phật giáo chỉ là một thành tố.
Bình Điền Đốc Dậu, một người trong phái Quốc học đã cho rằng, nếu giới Nho gia hay nói đến đạo đức và luân lý là để che đậy những hành vi bất chính, thì giới tăng lữ cũng chỉ khoác áo tu hành để đậy điệm đời sống trác táng và ông kết luận rằng, vì Phật giáo là thứ văn hóa ngoại lai nên mới sinh giai cấp tu hành sống ra ngoài căn bản thanh - cầu của đạo đức dân tộc. Sách Nhật Bản tăng cường hiểu biết và hợp tác cho rằng, nhiều lễ hội truyền thống của Nhật Bản bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng để biến đổi để phù hợp với đặc điểm tự nhiên và gần gũi với tập quán Nhật Bản, tạo nờn nột đặc trưng riờng cú của Nhật Bản ngày nay; khi theo dừi từng lễ hội hàng năm, ta sẽ thấy văn hóa Nhật Bản thấm đậm màu sắc của đạo Shinto, đồng thời lại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ đạo Phật. Cũng giống như phần trình bày về ảnh hưởng của Phật giáo đến các phong tục, tập quán, việc phân tích một cách thấu đáo để xác định ảnh hưởng của Phật giáo đến lễ hội truyền thống ở Nhật Bản là công việc khó khăn còn cần rất nhiều sự dày công.
Phật giáo Nhật Bản đã lan tỏa ảnh hưởng của mình không phải chỉ trên bình diện tư tưởng mà còn là trong cả hành vi, lối sống của con người, không chỉ ảnh hưởng đến chính trị mà cả trong kinh tế và văn hóa được kết đọng trong nhân cách của người Nhật. Tham gia vào cấu trúc văn hóa của Nhật Bản, Phật giáo góp phần hình thành một quan niệm sống giàu tính nhân ái, khoan hòa; một thái độ sống xả thân vì tha nhân (vô gã vị tha) nhưng cũng rất biết tôn trọng tự nhiên và tạo lập sự hài hòa với tự nhiên.