Hoàn thiện hệ thống quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử Công ty TNHH 4P

MỤC LỤC

Công tác quản lý chi phí sản xuất tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P

Kế toán chi phí sản xuất tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P

    Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Nhà máy là các cụm bản mạch điện tử có cấu tạo tương đối phức tạp, do nhiều chi tiết hợp thành và lắp ráp qua nhiều chuyền sản xuất nối tiếp nhau nên vật liệu để sản xuất mặt hàng này rất đa dạng và phong phú: bản mạch điện tử một mặt; thiết bị ngắt điện cảm ứng, công tắc; IC có bộ vi sử lý và phân giải với tốc độ khác nhau. Một thực tế là ngành sản xuất vi điện tử ở Việt Nam là chưa phát triển và vẫn còn ở trình độ thấp nên phần lớn nguyên vật liệu đều được nhập khầu từ các nước như: Trung Quốc; Hàn Quốc; Nhật Bản; Indonesia hay được tìm kiếm từ các nhà cung cấp có uy tín trong việc bán các linh kiện vi điện tử như Công ty TNHH Deawoo-hanel electronics; Nhà máythiết bị điện 1, Nhà máy cung cấp các thiết bị điện Vạn Xuân.

    Bảng 2.1. Bảng đăng ký định mức cho mã hàng QM3-4456 (Cụm bản mạch cảm ứng dung cho máy in) theo ĐH CX3
    Bảng 2.1. Bảng đăng ký định mức cho mã hàng QM3-4456 (Cụm bản mạch cảm ứng dung cho máy in) theo ĐH CX3

    Khi xuất nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm trong kỳ, ghi: (Theo PX 120-13/07)

    Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu –CCDC: Khi xuất kho Vật liệu, CCDC để sản xuất thì trình tự trình bày hạch toán như khi có kế hoạch sản xuất 1 hay nhiều sản phẩm (tùy theo ĐH) từ ban chỉ đạo sản xuất của Nhà máy thì bộ phận kế hoạch của Nhà máy có trách nhiệm cân đối NVL, chuẩn bị nhân lực, lên kế hoạch về vốn , nguồn nhân lực cho sản xuất, sau đó làm lệnh sản xuất. Lệnh sản xuất được chuẩn bị trước 25-30 ngày được đưa xuống phòng kỹ thuật, kho phụ liệu, chuyền sản xuất để cùng bàn và hợp tác chuẩn bị cho việc sản xuất sản phẩm theo đúng tiến độ của ĐH.

    Sơ đồ 2.1 : Trình tự ghi sổ kế toán NVLTT
    Sơ đồ 2.1 : Trình tự ghi sổ kế toán NVLTT

    CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

    - Cơ sở để ghi nhật ký chung: Dựa vào các hoá đơn chứng từ, các nghiệp vụ kế toán theo thời gian và quan hệ đối ứng, kế toán định khoản và vào sổ nhật ký chung theo thời gian và quan hệ đối ứng của các tài khoản. + Cột B, C: Ghi số hiệu và ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ. + Cột D: Ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán.

    + Cột H: Ghi số hiệu tài khoản ghi Nợ, ghi Có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh.

    BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ
    BẢNG PHÂN BỔ NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ

    NHẬT KÝ CHUNG

    - Cơ sở ghi Sổ Cái: Dựa vào các số liệu được ghi trên sổ Nhật Ký Chung và các sổ Nhật Ký đặc biệt. + Cột H: Ghi số hiệu của các tài khoản đối ứng lin quan đến nghiệp vụ kinh tế phát sinh với tài khoản trang Sổ cái này (Tài khoản ghi Nợ trước, tài khoản ghi Có sau). + Cột 1, 2: Ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của Tài khoản theo từng nghiệp vụ kinh tế.

    Cuối tháng, cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số phát sinh từ đầu quý của từng tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.

    SỔ CÁI

    Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)

    Về nội dung chi phí nhân công bao gồm các khoản như sau: Tiền lương, phụ cấp, các khoản trích theo lương, các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ được trích nộp theo quy định. Kế toán phải căn cứ vào bảng báo cáo năng suất do tổ trưởng đã tập hợp được từ phiếu báo năng suất hàng ngày của từng công nhân, từng công đoạn và tổng hợp lại phải bằng số lượng sản phẩm thực tế nhập kho. Ngoài các khoản lương cơ bản, công nhân còn được hưởng lương theo doanh thu (ví dụ Nhà máy quy định bằng tỷ lệ bao nhiêu của doanh thu tháng đó), lương phụ cấp, tiền cơm giữa ca 15.000đ/ suất.

    Căn cứ vào bảng kê chi tiết Nhân công trực tiếp sản xuất, bảng thanh toán tiền lương phải trả cho nhân viên ở bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý Doanh nghiệp, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH.

    Sơ đồ 2.2  Trình tự ghi sổ Kế toán NCTT
    Sơ đồ 2.2 Trình tự ghi sổ Kế toán NCTT

    SỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH

    Tính giá thành phẩm tại nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc công ty TNHH 4P

      Là một thành viên trong gia đình “4P”, tuy mới được thành lập và đi vào hoạt động chưa được 10 năm lại gặp phải những khó khăn khi mà hàng loạt các Nhà máy lắp ráp và sản xuất thiết bị vỉ mạch điện tử có sự đầu tư về vốn, nguồn nhân lực và công nghệ nước ngoài nhưng Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P đã tự khẳng định được ưu thế của mình trong lĩnh vực thiết kế và lắp ráp linh kiện điện tử theo Đơn đặt hàng, phục vụ cho các khách hàng chuyền thống- Công ty TNHH Canon Viet Nam, Công ty TNHH LG Viet Nam, Công ty TNHH Daewoo-hanel. Mặt khác, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm là một công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, nó giúp cho bộ máy quản lý và các thành viên trong doanh nghiệp nắm được tình hình thực hiện kế hoạc chi phí giá thành, cung cấp những tài liệu chính xác và thiết thực để phân tích đánh giá tình hình sản xuất, chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Trong thời gian tham gia thực tập và được tiếp cận tìm hiểu công tác kế toán điển hình là khâu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc Công ty TNHH 4P, em nhận thấy ở phía Nhà máy cũng như trên tổng Công ty đã xây dựng được bộ máy quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành phẩm khá chặt chẽ, gọn nhẹ, hiệu quả, nhanh chóng cung cấp thông tin kịp thời cho ban lãnh đạo Nhà máy cũng như trờn Tổng cụng ty giỳp cho nhà quản lý nắm rừ được tỡnh hỡnh biến động các khoản chi phí trong giá thành sản phẩm.

      Qua thời gian tìm hiểu thực tề, em nhận thấy Nhà máy chưa hạch toán chi phớ thiệt hại trong sản xuất, theo em Nhà mỏy nờn theo dừi và hạch toỏn khoản chi phớ thiệt hại này để cú thể biết rừ được nguyờn nhõn, nếu thiệt hại quá lớn sẽ gây ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất của Nhà máy, chi phí bỏ ra lớn mà sản lượng hoàn thành không đạt được kế hoạch sẽ gây thiệt hại cho Nhà máy và ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm hỏng càng nhỏ thì càng hạn chế được chi phí và từ đó cũng hạ được giá thành sản phẩm.

      BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
      BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

      Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy lắp ráp và thiết kế vỉ mạch điện tử thuộc công ty

      Thông qua những thông tin mà về chi phí và giá thành do bộ phận kế toán cung cấp, các nahf quản lý doanh nghiệp có thể nhìn nhận đúng thực trạng của quá trình sản xuất trong từng thời kỳ cũng nhưn kết quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình sử dụng tài, vật tư, lao độn, vốn để có các quyết định quản lý cũng như trong công tác hạch toán kế toán chi phí, nhằm loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực, phát huy những nhân tố tích cực, khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí một cách hợp lý. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành, toàn bộ chi phí được tập hợp theo đơn được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau.Việc tính toán này tuy khá đơn giản và dễ làm tuy nhiên lại gây khó khăn cho công tác quản lý khi cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ.Do vậy, cũng nên xác định sản phẩm dở dang của đơn đặt hàng chỉ mới hoàn thành một phần.Việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch ( hay định mức) hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn. Kế toán xác định Gía nguyên vật liệu tiêu hao theo phương pháp nhập trước xuất trước, phương pháp này tuy khá đơn giản tuy nhiên chỉ thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm hay khi Nhà máy có ít danh điểm NVL, số lần Nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều.Tuy nhiên trên thực tế, Nhà máy phải sử dụng khá nhiều danh điểm nguyên vật liệu.

      Một bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả luôn là mục tiêu hướng tới của các Doanh nghiệp, tuy nhiên như đã trình bày ở trên, việc tổ chức bộ máy ké toán quá đơn giản so với khối lượng công việc thì lại rất nhiều đã gây ra những khó khăn nhất định trong công tác kế toán nói chung.Nhất là công việc của kế toán tính giá thành là rất nhiều.