Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Tổng công ty Thép Việt Nam (VNS) giai đoạn 2004-2008

MỤC LỤC

Giới thiệu về Tổng công ty Thép Việt Nam 1.Quá trình hình thành phát triển của Tổng công ty

Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu phát triển của đất nước đòi hỏi cần phải hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sản xuất và kinh doanh thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốn, đầu tư, quản lý và sử dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệ hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Vì vậy, ngày 07 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 91/TTg thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh ở một số Bộ quản lý ngành kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời xoá bỏ dần cấp hành chính Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp địa phương và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Công ty gang thép Thái Nguyên với các hoạt động sản xuất và kinh doanh chính bao gồm: Khai thác, tuyển chọn quặng sắt và, than và các nguyên liệu khác; Sản xuất than cốc, và các sản phẩm hoá chất; sản xuất gang, hợp kim sắt, thép thỏi, thép cán các loại; Gia công kim loại; Sản xuất vật liệu chịu lửa và vật liệu xây dựng; Sản xuất ôxi đất đèn, hồ điện cực; Khảo sát chế tạo thi công các công trình và thiết bị công nghiệp luyện kim; sửa chữa xe máy và thiết bị.

Công ty cơ điện luyện kim chuyên sản xuất tấm sóng Amiang- xi măng; Khai thác đá các loại phục vụ ngành Công nghiệp, ngành xây dựng và giao thông; Chuyên sản xuất xi măng mác PCB30, PCB40, phục vụ trong xây dựng và giao thông; Chế tạo, sửa chữa và lắp đặt các thiết bị luyện kim và khai khoáng; Xây dựng và chế tạo các công trình công nghiệp và dân dụng; Chế tạo lắp đặt sửa chữa kết cấu thép các công trình công nghiệp và dân dụng; xây mới, sửa chữa các loại lò công nghiệp; Lắp đặt sửa chữa các loại đường ống dân dụng và công nghiệp với mọi áp lực; Đại tu, sửa chữa lắp đặt động cơ điện cao thê, hạ thế công suất đến 2500 Kw, điện thế đến 6 Kv;. Công ty Kim khí Hà Nội, công ty kim khí thành phố Hồ Chí Minh chuyên kinh doanh kim khí, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của ngành thép; Tổ chức sản xuất gia công (hoặc liên doanh, liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước) để sản xuất các sản phẩm bằng thép; Kinh doanh các dịch vụ về giao nhận, vận chuyển, kho bãi, nhà xưởng, cho thuê văn phòng, các hoạt động phụ trợ cho sản xuất kinh doanh và các dịch vụ đại lý, kí gửi các mặt hàng. Ngoài ra, công ty kinh doanh thép và vật tư Hà Nội,công ty kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp, công ty kim khí vật tư tổng hợp Miền trung có các hoạt động mua bán kim khí chính phẩm, thép tròn, tấm, góc, hình và các loại vật tư thiết bị Công nghiệp; Mua bán các loại vật tư phế liệu, máy móc thiết bị cũ, sản xuất gia công, chế biến vật tư thứ liệu, tân trang, phục hồi, sửa chữa máy móc thiết bị cũ; xuất nhập khẩu và nhận uỷ thác xuất nhập khẩu các loại mặt hàng máy móc công, nông nghiệp, các loại thép và vật tư tổng hợp khác; Cắt phá tàu, sà lan cũ để kinh doanh trong nước và xuất khẩu.

Liên kết với trường đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo cử nhân Cao đẳng kỹ thuật ngành Cơ khí và tự động hoá; Đào tạo đại học tại chức các ngành; đào tạo tin học, ngoại ngữ trình độ A, B, C và các chuyên đề kỹ thuật nâng cao tại cơ sở 2 của trường; Đào tạo công nhân kỹ thuật lành nghề 3/7, đào tạo nghề ngắn hạn, bồi dưỡng nâng ca bậc thợ cho các ngành công nghiệp khu vực miền Trung. Trung tâm hợp tác lao động với nước ngoài được giao nhiệm vụ: nghiên cứu tìm hiểu, khảo sát thị trường lao động nước ngoài, kí kết hợp đồng đưa lao động Việt Nam đi tu nghiệp, học nghề, lao động có thời hạn ở nước ngoài; Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức đào tạo bồi dưỡng và tuyển chọn lao động phù hợp với yêu cầu của bên sử dụng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam; Giới thiệu, tư vấn hướng dẫn cho người lao động muốn đi làm việc tại nước ngoài; Tổ chức các dịch vụ đưa đón lao động đi làm việc ở nước ngoài; Tổ chức quản lý lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài phù hợp với luật pháp Việt Nam và nước sở tại. Đặc biệt, 7 tháng đầu năm 2008, giá cả nhiều mặt hàng chiến lược tăng 40- 60% so với cuối năm 2007 như: xăng dầu, vàng, kim loại, lương thực, sắt thép và nguyên liệu sản xuất thép, thêm vào đó là chính sách giữ gìn tài nguyên bảo vệ môi trường, hạn chế xuất khẩu thép và nguyên liệu của các nước đã tạo nên sự khan hiếm và giá cả tăng vọt chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ qua.

Thị trường thép trong nước tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm, tuy nhiên do Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô kìm chế lạm phát như: thắt chặt tín dụng, cắt giảm các dự án đầu tư xây dựng cơ bản…cùng với việc giá thép và nguyên liệu thế giới liên tục giảm, tác động mạnh tới tâm lý người tiêu dùng trong nước nên nhu cầu tiêu thụ thép trong nước 5 tháng cuối năm giảm mạnh, trong khi tồn kho thành phẩm và nguyên liệu giá cao còn nhiều đã dẫn tới thua lỗ và khó khăn về tài chính cho nhiều đơn vị sản xuất thép và Tổng công ty Thép Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty
Biểu đồ 1: Sơ đồ tổ chức Tổng công ty

Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam

Có thể nói rằng trong 5 năm trở lại đây tình hình đầu tư của Tổng công ty đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt là trong 2 năm 2004 và 2008, Tổng công ty đã triển khai hàng loạt những dự án lớn, đánh dấu những bước phát triển mạnh mẽ. Có thể nói Tổng công ty đã có sự quan tâm, đầu tư thích đáng để nâng cao năng lực sản xuất, tuy nhiên trong thời gian tới, Tổng công ty cần phải có chiến lược đầu tư và tăng cường đầu tư hơn nữa nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Nguồn vốn của Tổng công ty Thép Việt Nam gồm các nguồn sau: Nguồn vốn tự có của công ty, nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triền của nhà nước, vốn tín dụng thương mại và nguồn khác.Hiện nay, tổng vốn chủ sở hữu do Công ty mẹ trực tiếp quản lý, khai thác và sử dụng trên 2.700 tỷ đồng với tổng tài sản tại Công ty mẹ là 10.660 tỷ đồng.

(Nguồn: Tổng công ty Thép Việt Nam) Theo bảng số liệu trên, có thể thấy trong tổng nguồn vốn đầu tư có sự thay đổi trong cơ cấu các nguồn vốn theo từng năm, trong đó nguồn vốn vay tín dụng đầu tư phát triển và nguồn vốn vay thương mại có quy mô lớn nhất, vốn từ khấu hao cơ bản có quy mô ngày càng tăng, còn vốn ngân sách nhà nước ngày càng có xu hướng ít đi, điều này thể hiện rừ nhất trong bảng tớnh toỏn tỷ trọng cỏc nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư giai đoạn 2004- 2008 sau đây. Nguồn vốn NSNN chiếm từ 2,34% năm 2006 đến năm 2008 chỉ còn chiếm 0,44%, dự kiến trong thời gian tới nguồn vốn này còn tiếp tục giảm một mặt do nhà nước giảm dần việc cấp ngân sách cho hoạt động của các doanh nghiệp nhằm nâng cao tính chủ động của doanh nghiệp trong thời đại mới. *Nguồn vốn vay thương mại: Có thể thấy rằng nguồn vốn vay thương mại mặc dù vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng công ty nhưng đã có xu hướng giảm cả về mặt giá trị cũng như tỷ trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư của Tổng công ty.

Đây cũng là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Tổng công ty đã có tầm nhìn chiến lược, bởi nguồn vốn vay thương mại có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nếu nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn cho thấy công ty phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, do vậy chi phí vốn cao sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động đầu tư. Trong thời gian qua, tuy vẫn huy động lượng vốn lớn từ nguồn vốn vay thương mại nhưng công ty đã chú trọng điều chỉnh và có chiến lược huy động vốn phù hợp để làm giảm tỷ trọng và giá trị của nguồn vốn này trong tổng mức đầu tư.

Bảng 3: Vốn  đầu tư phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam (giai đoạn 2004- 2008)
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam (giai đoạn 2004- 2008)