Dự án SCARDSII: Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn

MỤC LỤC

CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM VÀ NHỮNG MÂU THUẪN TIỀM ẨN VỚI CÁC NGHĨA VỤ THỰC HIỆN

  • Hỗ trợ xuất khẩu

    Danh sách các mức giá nhập khẩu tối thiểu phục vụ cho công tác hải quan được xây dựng trên cơ sở căn cứ vào Luật Thuế Xuất Nhập khẩu: giá ở đây được tính theo giá CIF và được xác định dựa vào những dữ liệu như giá nhập khẩu của những công ty có uy tín trong một giai đoạn cơ sở, giá thị trường quốc tế và giá của những sản phẩm tương tự. Các chương trình của Chính phủ hiện nay dành cho các nhà xuất khẩu dưới hình thức miễn, giảm thuế trực tiếp; khấu trừ thuế căn cứ vào tỷ lệ lãi suất phải chịu từ các khoản nợ ngân hàng; hỗ trợ tài chính trực tiếp (đặc biệt cho những nhà xuất khẩu lần đầu) cho những mặt hàng xuất khẩu đến các thị trường mới, hoặc hàng hoá là đối tượng gây ra những biến động về lớn về giá; và thưởng xuất khẩu (như được qui định trong Quyết định 02/2002/QĐ-BTM ngày 02/01/2002 ban hành cơ chế thưởng xuất khẩu). - Gạo: hỗ trợ mức lãi suất để mua gạo tạm trữ phục vụ xuất khẩu (Theo chương trình này, các doanh nghiệp sẽ được yêu cầu mua một lượng gạo nhất định vào thời điểm chính vụ, lưu trữ gạo trong kho trong một vài thàng nhất định và sau đó đem xuất khẩu. Chính phủ sẽ dành cho những doanh nghiệp này những hỗ trợ về tài chính để chi trả lãi suất trong thời gian tạm trữ); bù lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo;.

    Theo Quyết định 266/2003/QĐ-TTg ngày 17/12/2003, để tăng tính cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu, các chính sách khác nhau về tài chính, tín dụng, đầu tư, phí và lệ phí đã được sửa đổi hoặc mở rộng, với sự tập trung vào khoản tín dụng đầu tư dài hạn nhằm tăng cường năng lực sản xuất, đặc biệt cho những ngành công nghiệp chế biến nguyên liệu thô để sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, bảo lãnh tín dụng thương mại cũng được mở rộng với việc tập trung vào các dự án đầu tư công nghệ mới cho hàng xuất khẩu, và vào những hợp đồng xuất khẩu có hiệu quả cao; tín dụng cũng sẽ dần được cấp cho các đối tượng thường xuyên nhập một khối lượng lớn hàng hoá của Việt Nam cho thị trường khu vực. Nhà nước sẽ đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và con người để phát triển các doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào những mặt hàng thiết yếu nhằm đảm bảo vai trò chủ đạo của các Doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong các hoạt động thương mại như là một trong những cơ chế được Nhà nước sử dụng để điều tiết cung, cầu và để ổn định giá cả, và như vậy góp phần thực hiện các chính sách kinh tế-xã hội đất nước.

    Các hoạt động kiểm dịch thực vật bao gồm kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với hàng thực vật và sản phẩm thực phẩm xuất nhập khẩu, giám sát hoạt động khử trùng, thực hiện công tác kiểm dịch thực vật nội địa và sau nhập khẩu, tiến hành các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực kiểm dịch thực vật. Nội dung của Pháp lệnh sửa đổi hoàn toàn tuân thủ các nguyên tắc của Hiệp định SPS, Công ước IPPC và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế Hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện Pháp lệnh mới được qui định trong Nghị định 58/2002/NĐ- CP của Chính phủ ngày 03/6/2002, trong đó ban hành Điều lệ về kiểm dịch thực vật. Tổng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thông thường có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng, nhiệm vụ của cơ quan này là: soạn thảo luật và cỏc qui định; theo dừi và kiểm tra việc thực hiện luật và qui định; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; ban hành chứng nhận hệ thống chất lượng, ban hành giấy chứng nhận, các cơ quan kiểm tra chất lượng và cơ quan cấp giấy chứng nhận chất lượng; thực hiện giám sát nhà nước đối với những yêu cầu chất lượng liên quan đến hàng hoá; tổ chức và hướng dẫn các hoạt động về kiểm định và hiệu chuẩn phương tiện đo; tham gia hợp tác quốc tế.

    KHể KHĂN MÀ NHỮNG NƯỚC ĐANG GIA NHẬP GẶP PHẢI 1. Một quá trình phức tạp với nhiều đòi hỏi

    Ở nhiều khía cạnh, đàm phán gia nhập WTO đòi hỏi các nước đang phát triển sự nhân nhượng đáng kể và có thể có tác động trực tiếp đến sự tiếp cận hàng hoá nước ngoài vào trong thị trường của họ cũng như có ảnh hưởng mạnh đến việc lựa chọn các chính sách trong nước, trong khi lợi ích nhận được từ việc là thành viên của WTO đối với tăng cơ hội tiếp cận thị trường đến các thị trường khác và các quyền thương mại đa phương có thể có được trong thời gian lâu hơn. Các nước đang gia nhập WTO gặp phải những khó khăn chủ yếu là do: (i) sự phức tạp chưa từng xảy ra của quá trình gia nhập bản thân nó đòi hỏi phải theo đuổi 2 vòng đàm phán (đàm phán đa phương về những cam kết chung và đàm phán song phương về tiếp cận thị trường hàng hoá và dịch vụ với các thành viên WTO quan tâm); (ii) thiếu kiến thức, kinh nghiệm, chiến lược, nguồn lực, cơ sở hạ tầng và những yêu tố cần có cho gia nhập; và (iii) những yêu cầu chặt chẽ từ đa số các thành viên WTO, những yêu cầu này thường đòi hỏi các nước xin gia nhập có những cam kết và nghĩa vụ nghiêm ngặt hơn những cam kết và nghĩa vụ mà các thành viên WTO ban đầu phải thực hiện ở Vòng Uruguay. Quá trình gia nhập cũng đòi hỏi các nước xin gia nhập xem xét mức độ của các nghĩa vụ dự kiến của chính mình để phân tích tác động của chúng đến nền kinh tế và thương mại (chẳng hạn thất thu và giảm mức độ bảo hộ do giảm thuế; tác động của tự do hoá trong các lĩnh vực dịch vụ cụ thể; tác động của việc giảm các biện pháp hỗ trợ trong nước đối với ngành nông nghiệp.v.v.) trong nhiều trường hợp, những nước đang gia nhập có những công cụ phân tích đơn giản, bao gồm hệ thống quản lý thông tin và số liệu không đầy đủ, để thực hiện công việc xem xét này.

    Những cam kết này có thể bao gồm: (i) không áp dụng một số quyền trong Hiệp định WTO dành cho các thành viên WTO như điều khoản S&D cho những nước đang phát triển và những nước trong quá trình chuyển đổi (chủ yếu là giai đoạn chuyển đổi) và thuế hoá và tự vệ đặc biệt trong nông nghiệp (đây có thể được gọi là “WTO-trừ” có nghĩa là những thành viên mới sẽ nhận được ít quyền hơn các thành viên cũ); (ii) các lĩnh vực không thuộc khuôn khổ của Hiệp định WTO như tư nhân hoá, cơ chế đầu tư và ràng buộc về thuế xuất khẩu (được định nghĩa là “WTO-Cộng” có nghĩa là những thành viên mới sẽ có thêm nghĩa vụ hơn những thành viên cũ đã có); và (iii) những nhân nhượng và cam kết chặt chẽ hơn về hàng hoá và dịch vụ so với những nhân nhượng và cam kết được các bên tham gia chấp thuận tại Vòng Uruguay như nhân nhượng thuế quan thấp hơn, và mức độ bao hàm các dịch vụ và cam kết cụ thể rộng hơn. Một kết luận chung là Hiệp định Nông nghiệp đã được đàm phán mà không tính đến những tình huống đặc trưng của những nước mới xin gia nhập có thể gặp phải, vì vậy những nước này nên chuẩn bị đàm phán cho những mức độ cam kết nông nghiệp nên là dựa trên những yêu cầu đối với họ (tương tự như các phiên đàm phán về thuế quan và dịch vụ) hơn là dựa theo những nguyên tắc và qui định chính xác có trong Hiệp định. Do sự nhân nhượng này, thành viên nhập khẩu sẽ sử dụng hoặc là chi phí sản xuất sản phẩm của Trung Quốc cho ngành hàng đang bị điều tra hoặc bằng một phương pháp không dựa vào việc so sánh nghiêm ngặt với giá hoặc chi phí trong nước ở Trung Quốc nếu nhà sản xuất bị điều tra khụng thể chỉ rừ ràng được là cú cỏc điều kiện nền kinh tế thị trường trong ngành sản xuất ra những sản phẩm này liên quan đến sản xuất và bán sản phẩm đó.5 Các điều khoản về nền kinh tế phi thị trường sẽ hết hiệu lực sau 15 năm kể từ ngày gia nhập.

    Tuy nhiên, có thể thấy rằng các thành viên lớn của WTO thông thường sẽ đòi mức nghĩa vụ tối đa cho một nước đang đàm phán gia nhập bất luận hiện trạng và nhu cầu phát triển của nước xin gia nhập đối với cả ba lĩnh vực chính của Hiệp định, và đặc biệt trong trường hợp nước đang đàm phán gia nhập có năng lực xuất khẩu nông nghiệp hiện tại hay tiềm năng, như trong trường hợp của Việt Nam.