MỤC LỤC
Trong những năm qua hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam đã dạt được nhiều thành tựu quan trọng như mở rộng giao lưu hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế khác, tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu và hoạt động du lịch nổi tiếng…. Đó là cơ hội giúp nước ta tranh thủ được nguồn ngoại lực vô cùng lớn nhưng đó cũng là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế quốc dân, trong đó có vấn đề về trình độ tay nghề của người lao động.
Vấn đề này dẫn đến hệ quả là tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn và thất nghiệp ở các đô thị và thành phố luôn ở mức cao và có xu hướng gia tăng ( khoảng 26 % và 6.4% tương ứng với từng tỷ lệ ). Nghèo tri thức là tình trạng chung của nông thôn Việt nam hiện nay, chính vì vậy mà công tác XDGN cần được thực hiện đồng bộ với Chương trình quốc gia về giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ.
Thu nhập bình quân của Việt Nam khoảng hơn 400 USD, dù có quy đổi về giá trị so sánh tương đương( PPP) vẫn chưa qua chuẩn nghèo. Ví dụ Sở lao động thương binh – xã hội Hà Nội đã đệ trình UBND thành phố mức chuẩn nghèo mới: 350 nghìn đồng và 270 nghìn đồng/ ng/ tháng tương ứng với khu vực thành thị và nông thôn. Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyến sang khu vực công nghiệp, chính sách quản ký bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính ngăn cản người dân di cư, nhập cư vào thành phố.
Việc phân tích các nguyên nhân mang tính lịch sử khách quan trên cho thấy Việt Nam đi lên xây dựng CNXH từ điểm xuất phát thấp, sản xuất chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đa số người dân sống ở nông thôn đời sống gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân đòi hỏi chúng ta cần nhận thức rừ và tỡm giải phỏp thiết thực hơn nhằm khắc phục và hạn chế tỏc động của chúng đối với tình hình kinh tế -xã hội nói chung và tình trạng đói nghèo nói riêng.
Thiếu nguồn vốn cho đầu tư cho sản xuất là một trong những nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, giống cây trồng vật nuôi mới…Phần lớn người nghèo do không có tài sản thế chấp hoặc không có kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể hoặc sử dụng các nguồn vốn vay không đúng mục đích vì vậy mà khả năng tiếp cận với các nguồn vốn bị hạn chế và cuối cùng họ nghèo lại càng nghèo hơn. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng tích luỹ kém nên họ họ khó có khả năng chống trọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống như mất mùa, mất việc làm, thiên tai, mất người lao động, mất sức khoẻ…Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn lớn trong cuộc sống của họ. Ngoài ra có ý kiến cho rằng tình trạng đói nghèo của Việt Nam được thực hiện qua nhiều năm nhưng kết quả đạt được chưa thực sự khả quan còn là do nguyên nhân từ hiệu năng quản lý nhà nước thấp và những chính sách mà Chính phủ đề ra chưa được cụ thể đối với hộ nghèo, ngay việc xác định chuẩn nghèo cũng còn nhiều điểm chưa thực sự hợp lý, chưa tính đến yếu tố trượt giá theo quy luật của thị trường.
Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rừ nờn chưa đạt đực sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành; sự chỉ đạo tổ chức thực hiện chưa tốt, chưa chỉ đạo tập trung và thiếu kiên quyết, tình trạng nói nhiều làm ít, làm không đến nơi đến chốn diễn ra ở nhiều nơi; công tác kiểm tra, thanh tra hiệu lực thấp; một bộ phận cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ chủ chốt yếu kém về phẩm chất và năng lực”. Từ thực tiễn của thực trạng nghèo đói và do nhu cầu phát triển của xã hội mà Đảng và Nhà nước đã hoạch định những quyết sách mang tính định hướng thể hiện tư tưởng, quan điểm và mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết tình trạng đói nghèo, đồng thời đẩy mạnh công tác triển khai, đôn đốc các Tỉnh, Thành trong cả nước xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu về xoá đói giảm nghèo, góp phần tích cực vào thành tựu của công tác này, nâng cao mức sống của đại bộ phận dân cư.
Công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng nghèo và xã nghèo: 80% dân cư đô thị, 60% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch với số lượng 50 lít/người/ ngày; 50 % gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. Mục tiêu giảm nghèo trong 5 năm tới là phải giảm được 35-38% số hộ nghèo theo chuẩn nghèo mới; cải thiện đời sống của nhóm hộ nghèo nhằm hạn chế tốc. Về mặt phương pháp luận, việc xoá đói giảm nghèo cần được đặt trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xu hướng tổng thể của đất nước và của từng ngành, từng địa phương.
Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng GDP cao song có nhiều xã còn nghèo, như vậy không phải cứ tập trung đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao là không cần phải giảm nghèo hay không chú trọng đến mục tiêu này trong chién lược phát triển chung. Đối với Việt Nam do nguồn lực cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo còn hạn chế vì vậy cần lồng ghép với các chương mục tiêu quốc gia khác, đồng thời cần tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho mục tiêu chung của chương trình XDGN.
Hiện nay nước ta đang thực hiện một số chương trình quốc gia mà tác động của chúng với mục tiêu xoá đói giảm nghèo là rất lớn như: Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn; Chương trình phát triển giáo dục, y tế, văn hoá; Dự án trồng 5 triệu ha rừng…Nguồn vốn thực hiện các chương trình này được lấy từ nguồn vốn vay, nguồn vốn của nhà nước chiếm khoảng 30% tổng vốn đầu tư cho chương trình, dự án. Quan điểm xoá đói giảm nghèo một cách toàn diện là hệ thống tác động cộng hưởng đồng hướng đích bao gồm nhà nước – doanh nghiệp và cộng đồng mà hành vi cuối cùng là bản thân người nghèo, hộ nghèo vươn lên hoà nhập với cộng đồng cùng phát triển, đủ năng lực, trí tuệ, nguồn lực và truyền thống độc lập tự chủ xoá nghèo trong hiện tại, làm giàu bền vững trong tương lai gần và xa. Mặt khác, hệ thống thông tin báo cáo cập nhật không thường xuyên tiến độ của dự án, tiến trình công tác, thậm trí không đánh giá được số các dự án của Tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp, cá nhân tham gia, khả năng trùng lặp rất lớn đồng thời bỏ sót đối tượng do không lồng ghép với các chương trình khác, những đề xuất của địa phương vẫn còn thiều căn cứ.
Thực hiện sớm cải cách hành chính công ở các Bộ liên quan trực tiếp với người nghèo (Bộ nông nghiệp và phát triẻn nông thôn, Bộ y tế. Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động thương binh xã hội) nhằm bảo đảm cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, nước, điện…ở các địa phương đặc biệt chú trọng các tỉnh miền núi và người nghèo đô thị. Tăng cường biện pháp chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm theo quy định của pháp luật hiện hành, trước hết là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cấp phép, đấu thầu, quản lý dự án..Sửa đổi, bổ sung và có quy định cụ thể về việc kê khai đất đai, tài sản của cán bộ, công chức nhà nước, xử lý kịp thời các sai phạm của các nhân viên công quyền. Đầu tư vào kết cấu hạ tầng xã hội cho phép nâng cao trình độ, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật y tế và giáo dục, nâng cao khả năng phát triển bền vững.Việc xây dựng kết cấu hạ tầng lớn như các bệnh viện, các trung tâm y tế dự phòng…có quy mô lớn về giường bệnh, có trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, đủ khả năng khám chữa bệnh cho cộng đồng dân cư, đặc biệt là đối tượng nghèo.
Chính phủ đã phê duyệt chương trình 135 giai đoạn II nhằm tiếp tục thực hiện xoá đói giảm nghèo, một trong các mục tiêu chính của chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trong đó giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tuy không phải là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu song vẫn là giải pháp cực kỳ quan trọng là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội cùng dân tộc và miền núi.